Các ngân hàng ASEAN kẹt giữa biến động lãi suất và rủi ro tín dụng

Song Minh |

Các ngân hàng ở ASEAN đang chuẩn bị cho những cơn gió ngược từ biến động lãi suất và rủi ro tín dụng tiềm ẩn trong bối cảnh kinh tế toàn cầu không đồng đều.

Chưa khó khăn nhưng có lí do lo ngại

Tại Mỹ và châu Âu, các tổ chức tài chính từ Ngân hàng Silicon Valley đến Credit Suisse đã bị phá sản do khách rút tiền ồ ạt hoặc giá cổ phiếu sụt giảm do các ngân hàng trung ương tăng lãi suất để giảm lạm phát toàn cầu.

Nhưng tại các quốc gia ASEAN, các ngân hàng cho đến nay vẫn chưa có dấu hiệu rõ ràng về tình trạng khó khăn tương tự, dù đã có nguy cơ "tổn thương" - đơn vị nghiên cứu của HSBC lưu ý trong một báo cáo tháng 4, theo Nikkei.

"Ví dụ, ở Thái Lan, các khoản nợ xấu đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng lên mức khủng hoảng tài chính toàn cầu cùng với nợ hộ gia đình tăng cao. Tại Philippines, nợ xấu tổng thể vẫn cao nhất trong ASEAN. Trong khi đó, Việt Nam vẫn còn chậm trễ trong cải cách ngân hàng" - báo cáo cho hay.

Cả các ngân hàng của Singapore - bao gồm cả DBS và United Overseas Bank (UOB) - đều không gặp khó khăn. Các ngân hàng thuộc hàng lớn nhất Đông Nam Á này đã thu được lợi nhuận kỉ lục khi lãi suất tăng. Tuy nhiên, có lí do để lo lắng trong thời gian tới.

DBS - ngân hàng lớn nhất Đông Nam Á tính theo tổng tài sản - vào đầu tháng 5 báo cáo rằng lợi nhuận ròng trong quý 1 năm 2023 đã tăng 43% so với một năm trước đó lên 1,92 tỉ USD.

Tuy nhiên, tỉ suất lợi nhuận ròng (NIM) - nói một cách đơn giản là chênh lệch giữa số tiền mà ngân hàng kiếm được từ các khoản cho vay và số tiền ngân hàng phải trả cho người gửi tiền - có thể giảm nhẹ trong những tháng tới, Piyush Gupta, giám đốc điều hành của DBS, cho biết trong báo cáo thu nhập mới nhất.

NIM được sử dụng như một chỉ báo về khả năng sinh lời của ngân hàng. Các ngân hàng Singapore thường tuân theo các chính sách lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong việc xác định lãi suất cho vay.

Ngày 3.5, Fed đã tăng lãi suất thêm 0,25% trong tuần này, nhưng đây có thể là lần tăng cuối cùng trong thời điểm hiện tại. Fed báo hiệu có thể tạm dừng chính sách thắt chặt, điều này sẽ hạn chế khả năng tăng lợi nhuận của các ngân hàng từ các khoản cho vay.

Các ngân hàng Singapore, vốn đã tăng lãi suất trong năm qua, tiếp tục cạnh tranh để thu hút khách hàng gửi tiền. Do phạm vi tăng lãi suất cho vay hạn chế, NIM của các ngân hàng này có thể suy giảm.

UOB dường như cũng trong tình cảnh tương tự. Tháng trước, UOB báo cáo lợi nhuận ròng 1,51 tỉ SGD (1,31 tỉ USD) trong quý 1, tương ứng với mức tăng 67% so với cùng kì năm ngoái. Tuy nhiên, NIM của UOB đã giảm 8 điểm cơ bản so với quý trước, xuống còn 2,14%.

"Chúng tôi nghĩ rằng NIM sẽ vừa phải. Chúng tôi cho rằng đà cho vay sẽ không mạnh trong nửa đầu năm" - Giám đốc tài chính của UOB Lee Wai Fai cho biết trong một cuộc họp về thu nhập vào tháng trước.

Rủi ro tín dụng

Ở những nơi khác ở Đông Nam Á, mối lo ngại về nợ xấu gia tăng khi môi trường lãi suất tăng cao gây áp lực lên những người đi vay đang cố gắng trả nợ. Tại Thái Lan, trong khi các chuyên gia kì vọng du lịch phục hồi sẽ hỗ trợ biên lãi suất, rủi ro tín dụng đang phủ bóng đen.

Như một bộ đệm chống lại các khoản nợ khó đòi, các ngân hàng thường dành những khoản dự phòng trên bảng cân đối kế toán. Công ty nghiên cứu tài chính CreditSights nhấn mạnh trong một báo cáo tháng 4 rằng, các khoản dự phòng này tại các tổ chức cho vay của Thái Lan trong quý 1 đã tăng từ 14% đến 48% so với một năm trước đó.

Ví dụ, tại Kasikornbank, các nhà nghiên cứu ghi nhận một "bất ngờ tiêu cực" - 8 tỉ baht (240 triệu USD) trong khoản dự phòng để bù đắp toàn bộ những tổn thất tiềm ẩn phát sinh.

Báo cáo của CreditSights cho biết: “Chúng tôi nhận thấy tăng trưởng kinh tế Thái Lan được cải thiện trong năm nay nhờ vào nhu cầu tiêu dùng. Tuy nhiên, khả năng thanh toán nợ của các hộ gia đình và doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn còn mong manh, điều này hạn chế khả năng của các ngân hàng Thái Lan trong việc tăng lãi suất cơ bản cho các phân khúc này mà không ảnh hưởng đến chất lượng tài sản".

Tại Việt Nam, nhà phân tích Quản Trọng Thành của Maybank Securities lưu ý trong một báo cáo tháng 4 rằng các nút thắt quy định và thói quen trái phiếu doanh nghiệp đã đẩy lĩnh vực bất động sản địa phương vào tình trạng căng thẳng, tạo ra áp lực đáng kể đối với chất lượng tài sản của các ngân hàng.

“Trong trung hạn, chúng tôi nhận thấy các ngân hàng trong nước đang phải đối mặt với những trở ngại do nhu cầu tín dụng chậm lại, cũng như áp lực đối với NIM và trích lập dự phòng” - ông Quản Trọng Thành viết trong báo cáo.

Tại Malaysia, công ty nghiên cứu Fitch Solutions trong một báo cáo tháng 4 cho biết tăng trưởng tín dụng đối với các ngân hàng nước này sẽ chậm lại một chút, giảm từ 4,5% năm ngoái xuống 4,3%, do triển vọng kinh tế yếu hơn và chi phí đi vay cao hơn.

Báo cáo cho biết: “Rủi ro đối với sự ổn định tài chính của Malaysia vẫn ở mức khiêm tốn. Chi phí đi vay cao hơn cũng như tăng trưởng kinh tế chậm lại... sẽ tiếp tục đè nặng lên nhu cầu vay vốn".

Song Minh
TIN LIÊN QUAN

Ngân hàng Trung ương châu Âu tuyên bố sẽ tiếp tục tăng lãi suất

Khánh Minh |

Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ tiếp tục tăng lãi suất cho đến khi lạm phát được kiểm soát.

Ukraina gán mác ngân hàng EU tài trợ chiến tranh

Khánh Minh |

Cơ quan phòng chống tham nhũng quốc gia Ukraina (NCPA) đã dán nhãn ngân hàng OTP của Hungary là "nhà tài trợ chiến tranh quốc tế" do các điều khoản cho vay ưu đãi mà ngân hàng này bị cáo buộc cung cấp cho quân đội Nga.

Cảnh báo tiếp theo về khủng hoảng ngân hàng Mỹ

Ngọc Vân |

Khủng hoảng ngân hàng Mỹ được cho là vẫn chưa kết thúc và thậm chí có thể trầm trọng hơn.

Người dân tố nhà nứt toác vì hàng xóm xây công trình khủng

Thùy Dương - Ngọc Thùy |

Nằm bên cạnh công trình xây dựng tại số nhà 19, ngõ 136/98 Tây Sơn (Đống Đa, Hà Nội), hàng loạt hộ dân tố tường nhà bị nứt bất thường.

Dự báo thời điểm xuất hiện cơn bão mới gần Biển Đông

Khánh Minh |

Mùa bão 2024 vẫn chưa có hồi kết bởi các nhà dự báo bão đã chỉ ra thời điểm cơn bão mới sẽ xuất hiện.

Lộ nguyên nhân khiến giá nhà ở Hà Nội tăng cao, khó giảm

ANH HUY |

Áp lực từ nguồn cung hạn chế và chi phí đầu vào như thuế đất theo biểu giá mới, chi phí xây dựng... là những nguyên nhân đẩy giá nhà lên cao và khó giảm.

Trục lợi bảo hiểm xã hội bằng giấy xuất - nhập viện giả mạo

LƯƠNG HẠNH |

Ngoài việc mua giấy xuất viện để nộp cho cơ quan, đơn vị nhằm hợp thức hóa lý do chậm trễ công việc, loại giấy này còn có nguy cơ được sử dụng với các mục đích nhằm trục lợi bảo hiểm xã hội.

Khoảng trống chất lượng giáo dục ở đô thị lớn nhất vùng Tây Nguyên

Thanh Quỳnh |

TP Buôn Ma Thuột là đô thị trung tâm của vùng Tây Nguyên. Thế nhưng, chất lượng giáo dục để đào tạo nguồn nhân lực cho tương lai của thành phố này đang có khoảng trống đáng lo ngại.

Ngân hàng Trung ương châu Âu tuyên bố sẽ tiếp tục tăng lãi suất

Khánh Minh |

Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ tiếp tục tăng lãi suất cho đến khi lạm phát được kiểm soát.

Ukraina gán mác ngân hàng EU tài trợ chiến tranh

Khánh Minh |

Cơ quan phòng chống tham nhũng quốc gia Ukraina (NCPA) đã dán nhãn ngân hàng OTP của Hungary là "nhà tài trợ chiến tranh quốc tế" do các điều khoản cho vay ưu đãi mà ngân hàng này bị cáo buộc cung cấp cho quân đội Nga.

Cảnh báo tiếp theo về khủng hoảng ngân hàng Mỹ

Ngọc Vân |

Khủng hoảng ngân hàng Mỹ được cho là vẫn chưa kết thúc và thậm chí có thể trầm trọng hơn.