Chiến sự Ukraina có thể thay đổi cơ bản trật tự chính trị, kinh tế toàn cầu

Thanh Hà |

Việc Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraina sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế toàn cầu khi làm tăng trưởng chậm lại, lạm phát tăng và cơ bản có thể định hình lại trật tự kinh tế toàn cầu trong ngắn hạn, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thông tin ngày 15.3.

Chiến sự Ukraina đang đẩy giá thực phẩm và năng lượng lên cao, thúc đẩy lạm phát và xói mòn giá trị thu nhập, đồng thời làm gián đoạn thương mại, chuỗi cung ứng và kiều hối ở các nước láng giềng Ukraina, IMF nêu trong bài đăng trên website.

Chiến sự Ukraina cũng gây tổn hại tới lòng tin kinh doanh, dẫn tới sự không chắc chắn giữa các nhà đầu tư, từ đó làm giảm giá tài sản, siết chặt các điều kiện tài chính và có thể kích hoạt dòng vốn rời các thị trường mới nổi, theo IMF. “Xung đột là một đòn giáng mạnh vào nền kinh tế toàn cầu" - IMF nhấn mạnh.

Các quan chức IMF tiết lộ, dự kiến ​​tổ chức này sẽ giảm mức dự báo trước đó về tăng trưởng kinh tế toàn cầu 4,4% vào năm 2022. Dự báo tăng trưởng khu vực cũng có thể sẽ được điều chỉnh xuống. IMF sẽ công bố dự báo cập nhật vào ngày 19.4.

Các quốc gia có tiếp xúc trực tiếp về thương mại, du lịch và tài chính với các bên trong chiến sự Ukraina sẽ cảm thấy sức ép ngày càng lớn bởi cùng với đó là nguy cơ bất ổn lớn hơn ở một số khu vực, từ Châu Phi cận Sahara, Mỹ Latinh đến Caucasus và Trung Á.

Đồng thời, tình trạng mất an ninh lương thực có khả năng tăng hơn nữa ở các khu vực Châu Phi và Trung Đông, nơi các quốc gia như Ai Cập nhập khẩu 80% lúa mì từ Nga và Ukraina.

Về lâu dài, theo IMF, chiến sự Ukraina "có thể làm thay đổi cơ bản trật tự kinh tế và địa chính trị toàn cầu nếu thương mại năng lượng thay đổi, chuỗi cung ứng được định hình lại, mạng lưới thanh toán phân mảnh và các quốc gia cân nhắc lại về tiền tệ dự trữ".

IMF đã dự báo suy thoái sâu ở Ukraina và Nga, đồng thời lưu ý Châu Âu có thể bị gián đoạn trong nhập khẩu khí đốt và gián đoạn chuỗi cung ứng ở phạm vi rộng lớn hơn.

Đông Âu, nơi đang tiếp nhận đa số trong 3 triệu người di tản khỏi Ukraina, sẽ nhận thấy chi phí tài chính cao hơn.

Trong khi đó, theo IMF, các quốc gia ở Kavkaz và Trung Á có liên kết chặt chẽ với hệ thống thương mại và thanh toán với Nga sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi suy thoái kinh tế và các lệnh trừng phạt với Nga, các hạn chế thương mại, kiều hối, đầu tư và du lịch.

Tại Trung Đông và Châu Phi, các điều kiện tài chính bên ngoài ngày càng xấu đi có thể thúc đẩy dòng vốn rời đi và tạo ra những cơn gió ngược cho tăng trưởng nhất là ở những quốc gia có mức nợ cao và nhu cầu tài chính lớn.

Giá năng lượng và lương thực cao hơn, du lịch giảm và các vấn đề tiếp cận thị trường vốn quốc tế sẽ đe dọa các quốc gia ở Châu Phi cận Sahara, vốn nhập khẩu khoảng 85% lúa mì, trong đó 1/3 đến từ Nga hoặc Ukraina.

Giá thực phẩm và năng lượng là kênh chính tạo ra tác động lan tỏa ở tây bán cầu, với giá hàng hóa cao có khả năng làm tăng đáng kể tỉ lệ lạm phát vốn đã cao ở Mỹ Latinh, Caribbean và Mỹ.

Tại Châu Á, các nhà nhập khẩu dầu mỏ của các nền kinh tế ASEAN, Ấn Độ và các nền kinh tế cận biên, bao gồm một số quần đảo Thái Bình Dương sẽ chịu tác động lớn nhất, trong khi các khoản trợ cấp nhiên liệu mới có thể giảm bớt tác động của chiến sự Nga - Ukraina ở Nhật Bản và Hàn Quốc, IMF chỉ ra.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Vợ tổng thống Ukraina trải lòng về chồng và tình hình chiến sự

Thanh Hà |

Bà Olena Zelenska, đệ nhất phu nhân Ukraina, vừa có cuộc trao đổi bằng văn bản từ một địa điểm không được tiết lộ với hãng ABC News của Mỹ, về chiến sự Ukraina cũng như về chồng bà, Tổng thống Volodymyr Zelensky.

Thủ tướng Anh vận động Saudi Arabia, UAE bơm thêm dầu

Thanh Hà |

Thủ tướng Anh Boris Johnson sẽ vận động Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) bơm thêm dầu để xoa dịu thị trường trong bối cảnh phương Tây tìm cách chấm dứt phụ thuộc vào dầu mỏ của Nga sau chiến sự Ukraina. 

Ông Biden đi Châu Âu bàn về chiến sự Ukraina

Hải Anh |

Tổng thống Joe Biden sẽ tới Brussels vào tuần tới để gặp các nhà lãnh đạo NATO trong chuyến thăm Châu Âu đầu tiên của ông kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraina.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.