EU đặt cược vào chiến lược mới về khí đốt

Ngọc Vân |

EU hy vọng chiến lược mới về khí đốt sẽ giúp các quốc gia thành viên đàm phán giá tốt hơn với các nhà cung cấp.

Bloomberg đưa tin, các quốc gia thành viên EU đang lên kế hoạch biến việc mua khí đốt chung thành một chiến lược năng lượng lâu dài, khi khối này tìm cách đảm bảo đủ nguồn cung nhiên liệu.

Tháng 12 năm ngoái, EU đã thông qua cơ chế mua khí đốt chung trong liên minh để chống lại cuộc khủng hoảng năng lượng, xảy ra do các lệnh trừng phạt Nga và quyết định từ bỏ năng lượng của Mátxcơva.

Cơ chế này được cho là sẽ tạo điều kiện cho các quốc gia thành viên EU khả năng đàm phán giá tốt hơn và do đó giảm nguy cơ trả giá cao hơn nhau trên thị trường toàn cầu.

Cơ chế mua chung sẽ loại trừ khí đốt Nga, Bloomberg trích dẫn tài liệu của Ủy ban châu Âu cho hay.

Ủy ban châu Âu tin rằng công cụ mới này sẽ giúp EU nạp đầy kho dự trữ khí đốt cho mùa đông tới. Việc tham gia vào cơ chế chung sẽ là tự nguyện, ngoại trừ trường hợp xảy ra một cuộc khủng hoảng năng lượng khác mà chính quyền EU có thể yêu cầu các quốc gia thành viên tập hợp nhu cầu.

Đầu tháng 7, EU công bố đấu thầu quốc tế lần thứ hai theo cơ chế mua khí đốt chung, trong đó người mua lên lịch nhận hàng từ tháng 8.2023 đến tháng 3.2025 - theo Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu Maros Sefcovic.

25 nhà cung cấp quốc tế đáng tin cậy tham gia đấu thầu cung cấp tổng cộng 15,19 tỉ mét khối khí đốt, để đáp ứng nhu cầu của châu Âu là 15,92 tỉ mét khối.

Trong khi các quốc gia thành viên hy vọng rằng kế hoạch mua chung khí đốt sẽ giúp hạ giá, các nhà kinh tế lại lo ngại, với nhu cầu khí đốt ở EU cao như hiện nay, việc mua số lượng lớn thực sự có thể đẩy giá cao hơn thay vì giảm.

Các đường ống dẫn khí đốt tại một cơ sở dự trữ khí đốt ở làng Zsana, Hungary, ngày 20.5.2022. Ảnh: Xinhua
Các đường ống dẫn khí đốt tại một cơ sở dự trữ khí đốt ở làng Zsana, Hungary, ngày 20.5.2022. Ảnh: Xinhua

Trước đó, ngày 9.7, Giám đốc điều hành tập đoàn TotalEnergies của Pháp, ông Patrick Pouyanne cảnh báo rằng EU có thể phải đối mặt với những hạn chế về nguồn cung khí đốt trong mùa đông này.

Theo CEO Pouyanne, ngay cả khi kho dự trữ khí đốt trong khu vực hoạt động hết công suất vào đầu mùa sưởi ấm, cũng có thể không đủ để tồn tại qua một mùa đông lạnh giá.

Ông cảnh báo: “Các cơ sở dự trữ khí đốt sẽ đầy vào tháng 10, nhưng nếu mùa đông ở châu Âu lạnh giá, lượng dự trữ này trên lục địa sẽ không đủ để đáp ứng nhu cầu trong suốt mùa đông”.

Ông Pouyanne lưu ý, mặc dù điều này không nhất thiết có nghĩa là EU sẽ hết khí đốt, nhưng khối có thể sẽ phải nhập khẩu nguồn cung bổ sung với giá cao hơn. Ông nhấn mạnh, “không có mức giá thân thiện trong một thị trường mà mọi thứ phụ thuộc vào cung và cầu”.

Sau khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraina và bị áp đặt các lệnh trừng phạt, EU đã tìm cách giảm bớt sự phụ thuộc vào khí đốt Nga, vốn trước đây chiếm gần một nửa tổng lượng khí đốt nhập khẩu của khối.

Các chính phủ châu Âu đã tăng nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG), phần lớn là từ Mỹ. Theo ông Pouyanne, năm 2022, EU chiếm 64% lượng xuất khẩu LNG của Mỹ, tăng hơn gấp đôi so với năm 2021.

Tuy nhiên, theo ông Pouyanne, cuộc bầu cử tổng thống sắp tới ở Mỹ có thể gây nguy hiểm cho hoạt động xuất khẩu LNG của nước này, vốn có thể bị hạn chế nhằm ngăn chặn đà tăng giá nhiên liệu trên thị trường nội địa.

Ông cảnh báo, nếu đảng Cộng hòa quyết định ngừng xuất khẩu, sẽ có một rủi ro hệ thống lớn. Nhìn chung, ông Pouyanne lưu ý, sẽ là khôn ngoan nếu tiếp tục tiết kiệm năng lượng để tránh thiếu hụt trong mùa đông sắp tới.

“Chúng ta phải tiết kiệm năng lượng. Người Pháp đã có thể tiết kiệm 15% năng lượng vào năm ngoái do giá cao. Khi giá rất cao, phải tiết kiệm. Thách thức bây giờ là chúng ta sẽ duy trì nỗ lực này như thế nào để ngăn chặn cuộc khủng hoảng tiếp theo” - ông Pouyanne nói.

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

Diễn biến mới nhất về tình hình khí đốt của EU

Ngọc Vân |

Mức tiêu thụ khí đốt của EU giảm trong 6 tháng đầu năm 2023 do nhập khẩu khí đốt qua đường ống sụt giảm.

EU cảnh báo chớ trừng phạt ngành công nghiệp quan trọng của Nga

Song Minh |

Cơ quan của EU cho biết Tập đoàn nhôm Rusal của Nga quá quan trọng về mặt chiến lược để trở thành mục tiêu trừng phạt.

EU có thể nới lỏng trừng phạt Nga

Ngọc Vân |

EU có thể nới lỏng trừng phạt Nga để cứu thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen.

Hiện trường cướp ô tô gây tai nạn liên hoàn ở Cần Thơ

QUANG PHƯƠNG |

Cần Thơ - Một đối tượng nghi sử dụng ma túy đã cướp ô tô tải gây tai nạn liên hoàn tại khu vực trước cổng Khu Công nghiệp Trà Nóc, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ.

Cho thôi Đại biểu Quốc hội đối với Phó Bí thư Lâm Đồng

Lan Nhi |

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết về việc cho thôi làm nhiệm vụ Đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Trần Đình Văn.

50 tỉ đồng "giải cứu" đường huyết mạch nối 2 tỉnh Đông Nam Bộ

HÀ ANH CHIẾN - NHƯ QUỲNH |

Quốc lộ 51 dài hơn 80 km là tuyến đường huyết mạch nối tỉnh Đồng Nai với tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã hư hỏng nghiêm trọng, đầy ổ voi, ổ gà...

Hà Nội dừng 8 hoạt động dịp 10.10

KHÁNH AN |

Hà Nội dừng tổ chức bắn pháo hoa, trình diễn nghệ thuật ánh sáng cùng nhiều hoạt động khác dịp chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

Giá vàng nhẫn đu đỉnh, người dân rút tiền tiết kiệm vẫn khó mua

Nhóm PV |

Mặc dù giá vàng nhẫn đang tiếp đà tăng, những nhiều người dân vẫn đổ xô đi mua bán vàng. Trong đó, nhiều người đã lựa chọn rút tiền tiết kiệm đầu tư mua kim loại quý này.

Diễn biến mới nhất về tình hình khí đốt của EU

Ngọc Vân |

Mức tiêu thụ khí đốt của EU giảm trong 6 tháng đầu năm 2023 do nhập khẩu khí đốt qua đường ống sụt giảm.

EU cảnh báo chớ trừng phạt ngành công nghiệp quan trọng của Nga

Song Minh |

Cơ quan của EU cho biết Tập đoàn nhôm Rusal của Nga quá quan trọng về mặt chiến lược để trở thành mục tiêu trừng phạt.

EU có thể nới lỏng trừng phạt Nga

Ngọc Vân |

EU có thể nới lỏng trừng phạt Nga để cứu thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen.