Gã khổng lồ Đức nhập khẩu khí đốt Nga khẩn cầu giải cứu

Ngọc Vân |

Hãng khí đốt khổng lồ Uniper của Đức đang đàm phán với chính phủ về gói cứu trợ có thể lên tới hơn 9 tỉ USD.

Nội các Đức hôm 5.7 đã thông qua kế hoạch nhanh chóng hỗ trợ các công ty năng lượng đang gặp khó khăn, chẳng hạn như Uniper, vì giá khí đốt tăng cao khiến ngành này chịu nhiều áp lực - Bloomberg đưa tin.

Bộ Kinh tế Đức cho hay, dự luật khẩn cấp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các biện pháp ổn định đối với các công ty năng lượng, bao gồm khả năng chính phủ trở thành cổ đông.

Uniper - một trong những công ty nhập khẩu khí đốt Nga lớn nhất - được coi là đơn vị đầu tiên nhận được sự hỗ trợ của chính phủ. Giới chức cho hay, Uniper cần tới 9 tỉ euro (9,3 tỉ USD) - gấp đôi giá trị thị trường của công ty.

Bộ trưởng Kinh tế Robert Habeck cho biết: “Chúng tôi sẽ làm mọi thứ để duy trì nguồn cung cơ bản trong mùa đông tới và giữ cho thị trường năng lượng hoạt động lâu nhất có thể, bất chấp giá cả tăng và rủi ro ngày càng tăng. Chính phủ đang hành động để làm sắc bén các công cụ”.

Dự luật cho phép nhà nước cung cấp các gói cứu trợ bao gồm cả việc mua cổ phần. Nó cũng bao gồm một cơ chế để chuyển một phần giá khí đốt tăng cao cho người tiêu dùng, mặc dù Bộ Kinh tế cho biết điều đó sẽ không được ban hành ngay lập tức. Ông Habeck nói rằng biện pháp này là một "thanh gươm sắc" sẽ được sử dụng cẩn thận.

Uniper là một trong những công ty nhập khẩu khí đốt Nga lớn nhất của Đức. Ảnh: AFP
Uniper là một trong những công ty nhập khẩu khí đốt Nga lớn nhất của Đức. Ảnh: AFP

Bộ trưởng Habeck cho biết cuộc khủng hoảng trong ngành năng lượng có nguy cơ giống "khoảnh khắc Lehman Brothers" năm 2008 - một hiệu ứng domino có thể làm sụp đổ thị trường. Sự sụp đổ của Lehman Brothers cách đây 14 năm là minh chứng rõ ràng cho việc một thực thể lớn vỡ nợ đã gây ra chấn động lớn thế nào cho cả thế giới.

Nga đã cắt giảm khí đốt đến Đức và đang chuẩn bị cắt giảm nhiều hơn nữa, đe dọa đến cấu trúc của nền kinh tế lớn nhất Châu Âu. Các kế hoạch phân bổ khí đốt ở Đức đã được soạn thảo - mặc dù vẫn chưa được ban hành.

Các bộ trưởng đang chạy đua để thực hiện các biện pháp trước khi đường ống dẫn khí Nord Stream 1 từ Nga sang Đức chuẩn bị đóng cửa để bảo trì thường niên vào ngày 11.7. Berlin lo ngại rằng Mátxcơva có thể không bao giờ vận hành lại đường ống sau khi bảo trì xong.

Sự hình thành của Uniper

Uniper nổi lên từ hoạt động phát điện và kinh doanh bán buôn của công ty mẹ cũ E.ON, trong một thương vụ hoán đổi tài sản trị giá hàng tỉ USD vào năm 2016. Uniper trở thành công ty năng lượng bán lẻ và cung cấp điện.

Nhân viên, khu vực hoạt động

Uniper đặt trụ sở chính đặt tại Duesseldorf, có 11.500 nhân viên tại hơn 40 quốc gia, trong đó có khoảng 5.000 nhân viên ở Đức. Các thị trường chính của Uniper ngoài Đức là Anh, Thụy Điển và Nga - cho đến khi Mátxcơva tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraina ngày 24.2.

Tài chính

Uniper có doanh thu 164 tỉ euro (167,62 tỉ USD) vào năm 2021 và lợi nhuận trước lãi vay và thuế là 1,2 tỉ euro. Cổ đông lớn nhất của Uniper là Fortum của Phần Lan. Thị phần của Fortum vào tháng 12 năm ngoái là 78%.

Ảnh: Uniper
Uniper là nhà kinh doanh toàn cầu về các mặt hàng năng lượng. Ảnh: Uniper

Sản xuất điện

Uniper có tổng công suất phát điện là 33 gigawatt (GW), bao gồm cả nhà máy nhiệt điện than đá Datteln. Công ty không thể lấy được tiền mặt của các công ty con ở các nhà máy khí đốt và than ở Nga do vướng lệnh trừng phạt.

Bán buôn năng lượng

Uniper là nhà kinh doanh toàn cầu về các mặt hàng năng lượng, bao gồm than đá, khí đốt, khí tự nhiên hóa lỏng (LNG), giấy phép phát thải carbon, năng lượng tái tạo và hydro carbon thấp.

Dự trữ khí đốt

Uniper có các hầm dự trữ khí đốt với tổng sức chứa 7,8 tỉ mét khối (bcm) trên khắp Áo, Anh và Đức, chiếm một phần đáng kể trong tổng số 102 tỉ mét khối của Liên minh Châu Âu (EU).

Nhập khẩu từ Nga

Các nhà phân tích của S&P Global Ratings cho biết Uniper nhập hơn một nửa khí đốt từ Nga. Do Nga cắt giảm khoảng 60% lượng khí đốt vận chuyển qua đường ống Nord Stream 1, Uniper phải bù đắp những lỗ hổng bằng việc mua khí đốt giao ngay đắt đỏ.

Đức - quốc gia xây dựng mô hình kinh tế dựa trên khí đốt giá rẻ của Nga - đang vật lộn với nguồn cung cấp và giá nhiên liệu tăng cao.

Mời Quý vị cùng lắng nghe chương trình Giờ thứ 9 của Báo Lao Động
Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

Nghi án 2 lính Đức lên kế hoạch tấn công cầu Crimea ở Nga

Ngọc Vân |

Hai binh sĩ Đức được cho là tham gia vào đường dây trộm cắp và có kế hoạch tấn công cầu Crimea ở Nga.

Đức lên tiếng về việc vận hành đường ống dẫn khí Nord Stream 2

Khánh Minh |

Đức bình luận về lời kêu gọi đưa đường ống dẫn khí Nord Stream 2 vào hoạt động trong trường hợp không còn cách nào khác để đảm bảo nguồn cung khí đốt.

Cạn khí đốt, Đức kêu gọi vận hành đường ống dẫn khí Nord Stream 2

Khánh Minh |

Chủ tịch Ủy ban của Hạ viện Đức kêu gọi đưa đường ống dẫn khí Nord Stream 2 vào hoạt động nếu không còn cách nào khác để đảm bảo cung cấp khí đốt.

Kỷ luật cảnh cáo Chủ tịch huyện Cao Phong

Đặng Tình |

Hòa Bình - Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy vừa quyết định thi hành kỷ luật đối với ông Quách Văn Ngoan - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Cao Phong.

Kê biên khối bất động sản khủng của bà chủ Xuyên Việt Oil

Việt Dũng |

Mai Thị Hồng Hạnh - bà chủ Công ty Xuyên Việt Oil - bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 1.400 tỉ đồng nên cơ quan chức năng đã kê biên hàng chục bất động sản.

Cấp dưới Trương Mỹ Lan khai: Không ngờ hậu quả quá lớn

Tú Tâm |

TPHCM - Tại phiên xử Trương Mỹ Lan giai đoạn 2, trong phần thẩm vấn, nhiều cấp dưới thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.

Sắp triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương

Xuyên Đông |

Ngày 20.9, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, sẽ triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương trong năm 2025.

Lào Cai phạt quán ăn tăng giá bất thường mùa mưa lũ

Đinh Đại |

Lực lượng chức năng tỉnh Lào Cai đã tiến hành lập biên bản và xử phạt cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại huyện Bảo Thắng.