Cạn khí đốt, Đức kêu gọi vận hành đường ống dẫn khí Nord Stream 2

Khánh Minh |

Chủ tịch Ủy ban của Hạ viện Đức kêu gọi đưa đường ống dẫn khí Nord Stream 2 vào hoạt động nếu không còn cách nào khác để đảm bảo cung cấp khí đốt.

Sputnik đưa tin, ông Klaus Ernst, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ khí hậu và năng lượng của Hạ viện Đức (Bundestag), nói với tờ Rheinische Post rằng đường ống dẫn khí Nord Stream 2 (Dòng chảy phương Bắc 2) nên được đưa vào hoạt động khi không thể đảm bảo sự ổn định của nguồn cung khí đốt theo những cách khác.

“Nếu cần thiết, hãy vận hành Nord Stream 2 trong một khoảng thời gian giới hạn nếu nguồn cung cấp khí đốt không thể được đảm bảo bằng cách khác” - ông Ernst nói.

Ông Ernst cũng cho rằng các biện pháp trừng phạt năng lượng áp đặt đối với Nga sau khi nước này tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraina nên được xem xét lại, vì các biện pháp này không có tác dụng như mong đợi.

“Ngược lại, những biện pháp này có lợi cho Nga. Điều đó có nghĩa là doanh thu từ việc bán dầu và khí đốt của Nga nhìn chung sẽ cao hơn, mặc dù doanh số bán hàng ít hơn” - ông Ernst nói.

Nghị sĩ bổ sung rằng, Chính phủ Đức nên đảm bảo kiềm chế giá năng lượng bằng cách tăng các nguồn cung cấp, bao gồm cả từ Nga, bởi vì người dân và nền kinh tế của đất nước là nạn nhân của chính sách trừng phạt hoàn toàn thất bại. Trong bối cảnh đó, việc duy trì các biện pháp trừng phạt là vô đạo đức, Ernst kết luận.

Nord Stream 2 là đường ống dẫn khí đốt dài hơn 1.200km ở đáy biển Baltic từ Nga sang Đức. Vào cuối tháng 12, người đứng đầu tập đoàn năng lượng Nga Gazprom Alexei Miller thông báo, đường ống dẫn khí này đã xây dựng xong.

Sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraina, Đức đã đóng băng các thủ tục và đình chỉ chứng nhận Nord Stream 2.

Sputnik cho biết, truyền thông Đức nghi ngờ rằng chính quyền Berlin đang cố gắng đẩy cho người dân các chi phí liên quan đến việc loại bỏ khí đốt của Nga.

Trước đó, bà Annike Eichhorn, đại diện Bộ Kinh tế Đức, thông báo rằng đường ống Nord Stream 2 là “dự án chết yểu”.

Phương Tây tăng cường sức ép trừng phạt đối với Mátxcơva sau khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraina. Các nước thuộc Liên minh Châu Âu EU xem xét phương án từ bỏ dầu mỏ và khí đốt của Nga.

Tổng thống Vladimir Putin chỉ ra rằng chính sách ngăn chặn và làm suy yếu Nga là chiến lược lâu dài của các nước không thân thiện, còn lệnh trừng phạt Nga đã giáng đòn mạnh vào toàn bộ nền kinh tế toàn cầu.

Mời Quý vị cùng lắng nghe chương trình Giờ thứ 9 của Báo Lao Động
Khánh Minh
TIN LIÊN QUAN

Thiếu khí đốt Nga, người Đức phải chia ca để tắm nước nóng

Khánh Minh |

Người dân một số khu vực ở Đức buộc phải luân phiên dùng nước nóng vì thiếu khí đốt Nga.

Đức chuẩn bị khả năng vỡ nợ tăng đột biến vì khí đốt

Song Minh |

Các ngân hàng Đức đang chuẩn bị cho các vụ vỡ nợ liên quan đến khí đốt có thể tăng đột biến.

Đức có thể quốc hữu hóa đường ống Nord Stream 2

Hải Anh |

Đức có thể quốc hữu hóa đoạn đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 ở nước này.

Nước rút, nắng lên, người dân Yên Bái tất bật về nhà sau bão lũ lịch sử

Trần Bùi |

Sáng 12.9, nước đã rút, những tia nắng đầu tiên xuất hiện, người dân thành phố Yên Bái bắt đầu tập trung tìm kiếm những gì còn sót lại và vệ sinh nhà cửa.

Xảy ra 70 sự cố đê điều tại 11 tỉnh/thành

Khương Duy |

Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ NNPTNT) cho biết, mực nước lũ trên nhiều tuyến sông có đê đã vượt báo động 3. Cả nước xảy ra 70 sự cố đê điều.

Bắc Ninh tiếp tục sơ tán 450 hộ dân trong đêm

Vân Trường |

450 hộ dân trong một khu phố ở TP Bắc Ninh đã được sơ tán đến nơi an toàn vào rạng sáng nay khi mực nước sông khu đê bối dâng cao, có dấu hiệu tràn qua mặt đê.

Bản tin công đoàn: Tăng lương với giáo viên hợp đồng 111

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn hôm nay có những nội dung sau: Tổng LĐLĐVN kêu gọi quyên góp ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão; Giáo viên ký hợp đồng 111 có được tăng lương?...

Gia cố nhiều điểm xung yếu dọc sông Lô

Việt Bắc |

Trong khi vị trí vỡ đê tại Tuyên Quang đang chờ được khắc phục, nhiều vị trí xung yếu khác dọc sông Lô đoạn qua Phú Thọ cũng khẩn trương được gia cố.