Hồi kết của kỷ nguyên 2 Giáo hoàng

Thanh Hà |

Giáo hoàng Francis từng nói rằng, ông coi việc người tiền nhiệm Benedict XVI từ chức là một tiền lệ, là điều mà ông cũng sẽ cân nhắc thực hiện nếu sức khỏe yếu đi.

Một trong những chương không điển hình nhất trong lịch sử Công giáo hiện đại bắt đầu ngày 13.3.2013, khi Giáo hoàng Francis mới được bổ nhiệm xuất hiện tại hành lang của Vương cung thánh đường St Peter chào người tiền nhiệm - Giáo hoàng danh dự Benedict XVI.

Chương này lên đến đỉnh điểm sau gần 1 thập kỷ, vào ngày 31.12.2022, khi cựu Giáo hoàng Benedict qua đời tại một tu viện bên trong Vatican: Giáo hoàng đương nhiệm Francis là người đầu tiên đến sau khi người tiền nhiệm của ông qua đời, một phát ngôn viên của Vatican chia sẻ với The Washington Post.

Giáo hoàng Francis sẽ chủ trì đám tang của cựu Giáo hoàng Benedict. Tuần tang lễ này sẽ cho biết những nghi lễ thông thường trong tang lễ một giáo hoàng đương nhiệm sẽ được thực hiện trong tang lễ cựu Giáo hoàng Benedict.

Hiện có những dấu hiệu ban đầu cho thấy lễ tang của cựu Giáo hoàng Benedict sẽ có quy mô nhỏ hơn lễ tang của Giáo hoàng John Paul II năm 2005.

Vatican cho biết, sẽ chỉ có hai phái đoàn chính thức tham dự, từ Italia và từ Đức - quê hương của cựu Giáo hoàng Benedict.

Người phát ngôn của Vatican Matteo Bruni cho hay, tang lễ sẽ “đơn giản”.

Điều đáng chú ý khác là cách Giáo hoàng Francis - lần đầu tiên trong nhiệm kỳ giáo hoàng, là nhân vật duy nhất của Vatican mặc áo trắng - sẽ nói về người tiền nhiệm.

Đến nay, trong các lễ cầu nguyện tối 31.12.2022 và ngày 1.1.2023, giáo hoàng đương nhiệm đã nhắc tới cựu Giáo hoàng Benedict, gọi người tiền nhiệm là “cao thượng” và “tử tế”.

Mặt khác, Giáo hoàng Francis vẫn tiếp tục các hoạt động thông thường như chào năm mới ở Vatican.

Marco Politi - một người viết tiểu sử của Giáo hoàng Francis dự đoán - giáo hoàng đương nhiệm sẽ ứng xử trong tuần lễ này bằng “ngoại giao” và tìm cách nêu bật điểm chung giữa ngài và cựu Giáo hoàng Benedict.

Giáo hoàng Francis (trái) và Giáo hoàng danh dự Benedict XVI (thứ 2 bên trái) gặp gỡ các tân hồng y ngày 28.11.2020 tại Vatican. Ảnh: AFP
Giáo hoàng Francis (trái) và Giáo hoàng danh dự Benedict XVI (thứ 2 bên trái) gặp gỡ các tân hồng y ngày 28.11.2020 tại Vatican. Ảnh: AFP

Sinh thời, cựu Giáo hoàng Benedict bày tỏ sự tôn trọng Giáo hoàng Francis, nhấn mạnh chỉ có một nhân vật có thẩm quyền đứng đầu. Ngược lại, Giáo hoàng Francis ca tụng tinh thần và sự hiểu biết sâu sắc của người tiền nhiệm.

Sau các nghi lễ tấn phong tân hồng y, theo thông lệ, Giáo hoàng Francis sẽ dẫn họ đến chào cựu Giáo hoàng Benedict tại tu viện sau Vương cung thánh đường St Peter.

Theo Washington Post, thường thì lập trường của Giáo hoàng Francis và cựu Giáo hoàng Benedict không quá khác nhau, ví dụ cả 2 cùng ủng hộ giáo huấn nhà thờ về tình dục. Nhưng có sự khác biệt rõ rệt về triết học giữa hai người.

Cựu Giáo hoàng Benedict vào thời điểm còn tại vị, tập trung vào duy trì những giáo lý vĩnh cửu của đức tin, ngay cả khi điều đó có nghĩa là nhà thờ nhỏ hơn với những tín đồ ngoan đạo.

Trong khi đó, Giáo hoàng Francis đi đến cả những quốc gia có ít sự hiện diện của cộng đồng Công giáo, nhấn mạnh đối thoại với Hồi giáo và khai thác các vấn đề như biến đổi khí hậu và di cư - những lĩnh vực mà người theo chủ nghĩa truyền thống cho rằng ít liên quan đến đức tin.

Việc cựu Giáo hoàng Benedict qua đời có những hiệu ứng gợn sóng với Giáo hoàng Francis. Một số người theo dõi nhà thờ hy vọng ông sẽ soạn thảo các quy tắc chính thức hướng về việc nghỉ hưu của bất kỳ giáo hoàng nào trong tương lai.

Điều này có khả năng yêu cầu giáo hoàng nghỉ hưu sống bên ngoài Vatican và trở lại với tên trước khi nhậm chức. Những quy tắc như vậy rất khó tạo ra khi cựu Giáo hoàng Benedict vẫn còn sống.

Giáo hoàng Francis nói rằng, ông sẽ được gọi là giám mục danh dự của Rome nếu ông từ chức. Ông cũng khẳng định chắc chắn sẽ không ở lại Vatican.

Trong cuộc phỏng vấn với hai nhà báo Mexico năm 2022, Giáo hoàng Francis cho biết, ông có kinh nghiệm "khá tốt đẹp" trong lần đầu tiên tồn tại giáo hoàng đương nhiệm và cựu giáo hoàng, bởi Benedict là “một người sùng đạo và kín đáo cũng như biết cách để làm tốt điều đó”.

“Nhưng vì tương lai, việc giải thích mọi thứ rõ ràng hơn là điều thích hợp" - Giáo hoàng Francis nói.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Linh cữu cựu Giáo hoàng Benedict được quàn tại Vatican

Thanh Hà |

Ngày 2.1, người Công giáo có thể tới Vatican tưởng nhớ cựu Giáo hoàng Benedict XVI khi ông được quàn trong 3 ngày tại Vương cung thánh đường St Peter trước lễ tang.

Tang lễ cựu Giáo hoàng Benedict sẽ diễn ra thế nào?

Thanh Hà |

Cựu Giáo hoàng Benedict XVI phá vỡ truyền thống khi trở thành giáo hoàng đầu tiên sau 6 thế kỷ thoái vị năm 2013. Khi cựu giáo hoàng 95 tuổi qua đời ngày 31.12.2022, câu hỏi đặt ra là những truyền thống tang lễ giáo hoàng nào có thể áp dụng cho cựu giáo hoàng.

Cựu Giáo hoàng Benedict XVI qua đời

Thanh Hà |

Vatican thông báo ngày 31.12, cựu Giáo hoàng Benedict XVI qua đời ở tuổi 95, gần một thập kỷ sau khi ông trở thành giáo hoàng đầu tiên từ chức trong 6 thế kỷ.

Nhiều dự án nhà ở xã hội tại Ninh Bình vẫn “nằm trên giấy”

NGUYỄN TRƯỜNG |

Chương trình phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) cho công nhân và NƠXH cho người có thu nhập thấp trên địa bàn của tỉnh Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được phê duyệt với tổng số 5.573 căn. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, các dự án NƠXH tại Ninh Bình vẫn chỉ “nằm trên giấy”.

Hà Nội xử lý thực phẩm mất an toàn vệ sinh bủa vây cổng trường học

Lệ Hà |

Những loại thực phẩm được bày bán ở trước cổng trường luôn tiềm ẩn mất an toàn vệ sinh.

Nhận định bóng đá Man City vs Fulham, vòng 7 Premier League

Chi Trần |

Dự đoán tỉ số trận Man City vs Fulham ở vòng 7 Premier League, diễn ra vào lúc 21h00 ngày 5.10.

Thêm 2 cơn bão làm nên lịch sử trong mùa bão 2024

Song Minh |

Bão Kirk và bão Leslie làm nên lịch sử trong mùa bão 2024 ở Đại Tây Dương.

Cập nhật giá vàng sáng 5.10: Đột ngột sụt giảm

Khương Duy |

Cập nhật giá vàng sáng 5.10: Vàng thế giới quay đầu giảm mạnh trong bối cảnh Mỹ công bố chỉ số kinh tế mạnh hơn dự kiến.