Khách mua LNG điêu đứng vì động thái của nhà máy hàng đầu thế giới ở Mỹ

Thanh Hà |

Nhà xuất khẩu khí đốt hàng đầu của Mỹ, Freeport LNG, đã rút lại tuyên bố bất khả kháng đưa ra sau vụ nổ nhà máy vào tháng 6. Động thái này có thể khiến khách hàng của nhà máy thiệt hại hàng tỉ USD.

Tin Freeport LNG rút lại tuyên bố bất khả kháng được Reuters dẫn từ một tài liệu và 3 công ty giao dịch khí đốt ngày 10.8.

Bất khả kháng là thông báo mô tả các sự kiện nằm ngoài tầm kiểm soát của công ty, như thiên tai, qua đó giúp công ty thoát khỏi nghĩa vụ hợp đồng mà không bị phạt.

Tuyên bố bất khả kháng cũng cho phép khách mua LNG của Freeport được giải phóng khỏi các thỏa thuận của họ về việc cung cấp khí đốt cho người dùng cuối.

Tuy nhiên, với động thái của nhà máy LNG hàng đầu thế giới ở Mỹ, khách mua đang đối mặt với khoản lỗ tập thể lên tới 8 tỉ USD do phải tìm nguồn cung thay thế trong bối cảnh giá khí đốt ở thị trường giao ngay tăng cao, các nguồn tin của Reuters lưu ý.

Các khách hàng của Freeport LNG đang vướng vào trở ngại này gồm: BP, TotalEnergies, Osaka Gas, nhà máy phát điện hàng đầu Nhật Bản JERA, SK Gas Trading của Hàn Quốc, Trafigura.

Cơ sở Freeport LNG ở Mỹ. Ảnh: FreeportLng.com
Cơ sở Freeport LNG ở Mỹ. Ảnh: FreeportLng.com

Freeport chiếm 20% lượng xuất khẩu LNG của Mỹ nhưng đã ngừng vận chuyển sau vụ nổ ngày 8.6, khiến giá khí đốt toàn cầu tăng vọt trong bối cảnh nguồn cung từ Nga sang Châu Âu giảm cùng các đợt ngừng hoạt động khác.

Freeport tuyên bố bất khả kháng vào ngày 9.6, trước khi rút lại thông báo vào khoảng cuối tháng 6 - 2 trong số 3 nguồn tin nói. Lý do cho động thái này của Freeport là vụ nổ xảy ra do lỗi của con người.

Freeport thông tin với một khách hàng ngày 8.8 rằng: “Không có sự kiện nào được tiết lộ cho thấy sự cố là do bất khả kháng".

Freeport không có khả năng trở lại hoạt động toàn diện cho tới cuối năm nay nhưng dự kiến hoạt động lại một phần vào tháng 10. Nếu không có tuyên bố bất khả kháng, công ty cần phải bồi thường cho khách hàng mua khí đốt và khách hàng của nhà máy này vẫn phải cung cấp khí đốt cho người dùng cuối.

Hai nguồn tin của Reuters cho hay, khách hàng trả cho Freeport khoảng 30-50 triệu USD cho mỗi chuyến hàng LNG, nhiên liệu sau đó được bán cho người dùng cuối với mức phí bảo hiểm thường lên tới vài triệu USD cho mỗi chuyến hàng.

Theo giá thị trường giao ngay ngày 10.8, khách hàng của Freeport phải chi khoảng 100 triệu USD mua LNG để bù cho lượng hàng không nhận được khi nhà máy đóng cửa trong bối cảnh giá LNG tăng gấp đôi kể từ thời điểm vụ nổ xảy ra.

Trên thực tế, Freeport đang cung cấp cho khách hàng khoản bồi thường khoảng 10% trị giá hàng hóa đã mua và chưa giao hoặc số tiền gộp khoảng từ 3 triệu đến 5 triệu USD cho mỗi lô hàng, theo 2 nguồn tin.

Tamir Druz - Giám đốc điều hành của Capra Energy (một công ty tư vấn LNG) - cho biết: “Những tổn thất tiềm tàng mà Freeport có thể phải đối mặt có khả năng trong khoảng từ 6 đến 8 tỉ USD".

Tập đoàn dầu khí lớn nhất thế giới BP ​​có hợp đồng lớn nhất với 4,4 triệu tấn mỗi năm (tấn/năm) đến năm 2040. JERA và Osaka Gas có hợp đồng 2,3 tấn mỗi năm đến năm 2039, trong khi SK và TotalEnergies mỗi bên có hợp đồng 2,2 tấn từ năm 2040, theo International Group of Liquefied Natural Gas Importers.

Chuyên gia Druz của Capra Energy chỉ ra, dựa trên việc Freeport bồi thường 10% cho mỗi hàng hóa bị mất, thiệt hại có thể lên tới khoảng 2,3 tỉ USD cho BP và 1,1 tỉ USD cho TotalEnergies.

Trong tháng 8, Osaka Gas đã giảm sâu dự báo lợi nhuận hàng năm do bị ảnh hưởng gần 80 tỉ yên (611 triệu USD) sau sự cố Freeport ngừng hoạt động riêng trong quý 2 của năm.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Khách mua LNG từ dự án dầu khí Nga được hướng dẫn cách thanh toán mới

Thanh Hà |

Nhà điều hành dự án dầu khí Sakhalin-2 yêu cầu khách mua hàng từ Nhật Bản thanh toán cho một ngân hàng trong lãnh thổ Nga.

Dòng khí bí ẩn chảy tới nhà máy LNG đang đóng cửa ở Mỹ

Thanh Hà |

Một lượng nhỏ khí thiên nhiên chảy từ đường ống giữa các tiểu bang của Mỹ đến nhà máy xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Freeport LNG ở Texas trong tuần này.

Mất nguồn khí đốt Nga, chi nhánh cũ Gazprom không giao LNG cho khách lớn

Hải Anh |

Gazprom Singapore không giao được một số lô khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) cho công ty nhà nước Ấn Độ GAIL và cho biết có thể không đáp ứng được nguồn cung theo thỏa thuận dài hạn của 2 công ty, 3 nguồn tin tiết lộ với Reuters.

Kê biên khối bất động sản khủng của bà chủ Xuyên Việt Oil

Việt Dũng |

Mai Thị Hồng Hạnh - bà chủ Công ty Xuyên Việt Oil - bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 1.400 tỉ đồng nên cơ quan chức năng đã kê biên hàng chục bất động sản.

Cấp dưới Trương Mỹ Lan khai: Không ngờ hậu quả quá lớn

Tú Tâm |

TPHCM - Tại phiên xử Trương Mỹ Lan giai đoạn 2, trong phần thẩm vấn, nhiều cấp dưới thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.

Sắp triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương

Xuyên Đông |

Ngày 20.9, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, sẽ triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương trong năm 2025.

Lào Cai phạt quán ăn tăng giá bất thường mùa mưa lũ

Đinh Đại |

Lực lượng chức năng tỉnh Lào Cai đã tiến hành lập biên bản và xử phạt cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại huyện Bảo Thắng.

Trường sạt lở nghiêm trọng, hàng trăm học sinh Thanh Hóa nghỉ học

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Do ảnh hưởng của mưa bão, một trường học đang xây dựng thì bị sạt lở nghiêm trọng. Ngay sau đó, ngành chức năng đã cho toàn bộ học sinh nghỉ học.