Lý do Trung Quốc "bình lặng" giữa sóng lạm phát thế giới

Khánh Minh |

Tỷ lệ lạm phát của Trung Quốc thấp hơn hẳn so với các nền kinh tế tiên tiến nhất như Mỹ, Châu Âu và Anh.

Chỉ số lạm phát của Trung Quốc trái ngược rõ rệt với nhiều nền kinh tế tiên tiến, tạo điều kiện cho nước này nới lỏng tiền tệ hơn trong khi Mỹ, Liên minh Châu Âu EU và Anh tăng lãi suất.

Theo SCMP, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc tăng 2,1% trong tháng 5 so với cùng kỳ năm trước, đi ngang so với tháng 4, mặc dù vẫn ở mức cao nhất trong sáu tháng, do giá dầu thô, nông sản và nhập khẩu nguyên liệu tăng.

Trong khi đó, lạm phát ở Mỹ đã đạt mức cao nhất trong 4 thập kỷ là 8,6% và 8,1% ở EU vào tháng 5. Lạm phát ở Anh lên 9% ở Anh vào tháng 4.

Tại sao tỉ lệ lạm phát của Trung Quốc thấp hơn các nước phương Tây?

Các quan chức và học giả Trung Quốc chỉ ra sự khác biệt là do các biện pháp kích thích của phương Tây, đặc biệt là việc in tiền chưa từng có để cứu các nền kinh tế bị đại dịch COVID-19 tàn phá.

Bảng cân đối của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã tăng hơn gấp đôi trong hai năm qua lên 8,9 nghìn tỉ USD, trong khi Bắc Kinh, vốn thận trọng về một biện pháp kích thích toàn diện, đã kiềm chế để không nới lỏng quá mức.

Nhưng một phần nguyên nhân cũng đến từ tỉ trọng hàng hóa và dịch vụ tạo nên rổ tính CPI của Trung Quốc.

Trong khi Trung Quốc chú trọng nhiều hơn đến quần áo và thực phẩm - những thứ phù hợp với vị thế là một quốc gia có thu nhập trung bình cao - thì Mỹ lại chú trọng nhiều hơn đến nơi ở và giao thông, cả hai đều dễ bị ảnh hưởng bởi giá năng lượng toàn cầu và điều kiện tiền tệ trong nước.

CPI của Trung Quốc trong tháng 5.2022 là 2,1%. Ảnh: Xinhua
CPI của Trung Quốc trong tháng 5.2022 là 2,1%. Ảnh: Xinhua

Các nhà chức trách không tiết lộ tỉ trọng rổ CPI của Trung Quốc, vốn đã được thay đổi vào năm 2021. Tuy nhiên, Huang Wentao, nhà phân tích của Công ty Chứng khoán Trung Quốc, ước tính tỉ trọng đối với thực phẩm tăng lên 18,4%, so với 7,8% ở Mỹ.

Ngoài ra, nền kinh tế Mỹ chủ yếu dựa vào nhập khẩu các sản phẩm tiêu dùng, trong khi nhờ năng lực công nghiệp khổng lồ của Trung Quốc, nước này có nhiều dư địa hơn để đối phó với sự tăng giá của hàng hóa toàn cầu.

Tại sao giá sản xuất tăng của Trung Quốc không ảnh hưởng đến CPI?

PPI và CPI từng có mối tương quan chặt chẽ - giá tiêu dùng sẽ thay đổi tương ứng nếu giá nguyên vật liệu sản xuất tăng hoặc giảm. Tuy nhiên, trong trường hợp của Trung Quốc, mối tương quan này đang suy yếu trong những năm gần đây do chu kỳ chăn nuôi lợn và trồng trọt ngũ cốc.

PPI của Trung Quốc giảm 3,7% vào tháng 5 năm 2020, nhưng tăng 13,6% vào tháng 10 năm ngoái, trong khi giá tiêu dùng trong nước vẫn tương đối ổn định.

Một số người cho rằng lạm phát thấp hơn của Trung Quốc một phần là kết quả của việc nhu cầu trong nước sụt giảm do chính sách zero-COVID-19 của Bắc Kinh.

Giá thịt lợn đã đóng một vai trò lớn trong chu kỳ lạm phát của người tiêu dùng, với tỉ trọng ước tính trong rổ tính CPI là 2,4%. Trong 5 tháng đầu năm 2022, giá thịt lợn giảm 37% so với một năm trước đó.

Giá thịt lợn. Ảnh: Xinhua
Giá thịt lợn giảm 37% trong 5 tháng đầu năm 2022 so với một năm trước đó. Ảnh: Xinhua

Liệu Trung Quốc có thể quản lý lạm phát tiêu dùng?

Bắc Kinh vẫn cảnh giác cao về lạm phát, vì đây là một nhân tố gây bất ổn xã hội trong quá khứ.

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Yi Gang cho biết vào tháng 4, mục tiêu chính của chính sách tiền tệ Trung Quốc là ổn định giá cả và việc làm.

Lạm phát cũng ảnh hưởng đến tỉ lệ nợ của hộ gia đình Trung Quốc trên GDP, năm ngoái đã tăng vọt lên 61,6% từ mức 17,9% của năm 2008 - khi tình hình trở nên tồi tệ hơn do đại dịch.

Về cơ bản, nhận thức của người dân bình thường về lạm phát lớn hơn nhiều so với những gì được phản ánh trong các số liệu chính thức. Ví dụ, giá xăng dầu đang tăng của Trung Quốc - chịu ảnh hưởng của giá dầu thô quốc tế tăng 68% so với cùng kỳ năm trước - đang buộc nhiều gia đình chuyển sang sử dụng phương tiện giao thông công cộng hoặc xe điện.

Một số nhà phân tích lo ngại CPI của Trung Quốc có thể tăng khi giá dầu thô và ngũ cốc tăng. Ngân hàng Thế giới ước tính giá dầu Brent và lúa mì sẽ tăng khoảng 40% trong năm nay so với năm 2021.

Lạm phát của Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng chủ yếu bởi giá cả tăng do chiến sự Nga-Ukraina, nhu cầu bên ngoài giảm và đồng nhân dân tệ phục hồi - ngân hàng đầu tư China International Capital Corporation cho biết. Theo dự báo của ngân hàng này, lạm phát cả năm của Trung Quốc vào khoảng 2,1%, vẫn nằm trong phạm vi chịu đựng của chính phủ.

Khánh Minh
TIN LIÊN QUAN

Trung Quốc trồng vải thiều không hạt

Song Minh |

Vải thiều không hạt là phát kiến của các chuyên gia về vải và nhãn tại Viện Khoa học Nông nghiệp Nhiệt đới Trung Quốc.

Lạm phát ở nền kinh tế lớn nhất EU lập đỉnh trong 50 năm

Khánh Minh |

Đức, nền kinh tế lớn nhất EU, chứng kiến mức lạm phát cao nhất trong 50 năm qua.

Trung Quốc: 11 tỉ kit test COVID-19 bằng GDP cả năm của một nước

Khánh Minh |

Gần 11 tỉ kit test COVID-19 ở Trung Quốc tiêu tốn 26 tỉ USD trong quý 2.2022, tương đương GDP cả năm của một quốc gia nhỏ.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

CLB Thanh Hóa đánh bại Công an Hà Nội tại vòng 2 V.League

HOÀNG HUÊ - MINH DÂN |

Câu lạc bộ Thanh Hóa giành chiến thắng 1-0 trước đội Công an Hà Nội ở vòng 2, qua đó giành 3 điểm đầu tiên ở LPBank V.League 2024-2025.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.