Mỹ chỉ ra thời điểm Ukraina có thể lật ngược tình thế trước Nga

Khánh Minh |

Mỹ tin rằng Ukraina chỉ còn vài tuần để lật ngược tình thế trước Nga.

Ukraina có thể chỉ còn vài tuần nữa để giành lại các vùng lãnh thổ do Nga kiểm soát - Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mỹ Adam Smith nói với tờ Politico hôm 25.7. Lực lượng Ukraina sẽ cần vũ khí tầm xa hơn như tên lửa chiến thuật và máy bay không người lái tấn công để thay đổi cục diện trận chiến - ông Smith nói sau chuyến thăm Kiev.

Mùa đông đang đến gần sẽ biến cuộc xung đột giữa Nga và Ukraina thành một cuộc chiến tranh tiêu hao chỉ có lợi cho Mátxcơva. Kiev đã yêu cầu phái đoàn quốc hội Mỹ thuyết phục Washington khẩn cấp gửi viện trợ.

“Hãy giúp họ ngay bây giờ càng nhiều càng tốt. Ba đến sáu tuần tiếp theo là rất quan trọng” - ông Smith cho biết. Theo Chủ tịch Uỷ ban Quân vụ Hạ viện Mỹ, chính phủ Ukraina sẵn sàng đạt được một thỏa thuận hòa bình với Nga nhưng vẫn muốn giành lại các vùng lãnh thổ, đặc biệt là các vùng lãnh thổ ở phía nam.

Quân đội Nga đã giành quyền kiểm soát vùng Kherson phía nam của Ukraina và phần lớn vùng Zaporozhye lân cận ngay sau khi bắt đầu chiến dịch quân sự vào tháng Hai. Kể từ đó, các quan chức địa phương ở hai vùng này đã cân nhắc tổ chức trưng cầu dân ý về việc sáp nhập Nga.

Nga đã kiểm soát vùng Kherson, phía nam Ukraina, giáp bán đảo Crimea, từ tháng 3.2022. Ảnh: AFP
Nga đã kiểm soát vùng Kherson, phía nam Ukraina, giáp bán đảo Crimea, từ tháng 3.2022. Ảnh: AFP

Ukraina nhiều lần tuyên bố rằng mục tiêu của nước này là giành lại tất cả các vùng lãnh thổ của mình. Đầu tháng 7, Ngoại trưởng Ukraina Dmitry Kuleba cho biết, mục tiêu của Kiev trong cuộc xung đột là “khôi phục toàn vẹn lãnh thổ và toàn vẹn chủ quyền ở phía đông và phía nam Ukraina”.

Nhưng đây không phải là lần đầu tiên Kiev bày tỏ mong muốn kết thúc cuộc xung đột trước khi nhiệt độ lạnh giá bắt đầu. Vào cuối tháng 6, Tổng thống Volodymyr Zelensky phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh G7 rằng ông muốn xung đột Nga-Ukraina kết thúc vào đầu mùa đông, theo Reuters.

Chủ tịch Uỷ ban Quân vụ Hạ viện Mỹ Adam Smith tin rằng lực lượng Ukraina sẽ cần vũ khí hạng nặng hơn để đạt được mục tiêu này. “Các hệ thống pháo phản lực cơ động cao HIMARS với phạm vi từ 30 đến 50km thực sự hữu ích. Chúng tôi đã thấy tác động chỉ trong tháng trước. Nhưng nếu chúng có tầm bắn xa hơn, phía Nga sẽ khó giấu đồ của họ hơn” - ông Smith nói hôm 23.7 khi vẫn còn ở Kiev.

Washington đã cung cấp cho Kiev 12 hệ thống HIMARS cho đến nay. Tuần trước, Lầu Năm Góc thông báo sắp gửi thêm 4 hệ thống nữa cho Ukraina, nâng tổng HIMARS trên chiến trường lên 16.

Tuy nhiên, ông Smith tin rằng số lượng này là chưa đủ, mục tiêu của ông là gửi 30 hệ thống như vậy tới Ukraina càng sớm càng tốt. Kiev trước đó yêu cầu ít nhất 50 hệ thống HIMARS.

Mỹ cung cấp hệ thống HIMARS cho Ukraina. Ảnh: AFP
Mỹ cung cấp hệ thống HIMARS cho Ukraina. Ảnh: AFP

Các vũ khí khác trong danh sách cung cấp có thể có của nghị sĩ là hệ thống "máy bay không người lái và chiến tranh điện tử". Tuy nhiên, người đứng đầu Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mỹ thừa nhận rằng việc cung cấp cho Ukraina máy bay chiến đấu của Mỹ là không khả thi vào lúc này.

Washington đã cung cấp cho Kiev khoản viện trợ 8,2 tỉ USD kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự của Nga, nhưng cho đến nay vẫn hạn chế cung cấp cho Kiev một số vũ khí tầm xa hơn như hệ thống tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS) với tầm bắn khoảng 300km, hay máy bay không người lái MQ-1C Grey Eagle.

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden lo ngại về khả năng leo thang xung đột nếu các lực lượng Ukraina được trang bị vũ khí có khả năng tấn công lãnh thổ Nga. Tuy nhiên, ông Smith tin rằng Washington vẫn có thể thay đổi quyết định.

“Chính quyền chưa sẵn sàng cung cấp những vũ khí như vậy vào thời điểm này, nhưng đã có những lập luận xác đáng được đưa ra. Điều đó có thể thay đổi vào một thời điểm nào đó” - ông Adam nói với tờ Politico.

Một nghị sĩ khác, Mike Waltz của Đảng Cộng hoà, bang Florida, thậm chí còn đề nghị cử các cố vấn quân sự Mỹ đến giúp Kiev lập kế hoạch và lên phương án về hậu cần.

Nga đưa quân vào Ukraina vào ngày 24.2, với lý do Kiev không thực hiện các thỏa thuận Minsk, được thiết kế để trao cho các khu vực Donetsk và Lugansk quy chế đặc biệt ở Ukraina. Thỏa thuận do Đức và Pháp làm trung gian đã được ký kết lần đầu tiên vào năm 2014. Cựu Tổng thống Ukraina Pyotr Poroshenko kể từ đó đã thừa nhận rằng mục tiêu chính của Kiev là sử dụng lệnh ngừng bắn để câu giờ và “tạo ra các lực lượng vũ trang hùng mạnh”.

Vào tháng 2.2022, Điện Kremlin công nhận các nước cộng hòa Donbass là các quốc gia độc lập và yêu cầu Ukraina chính thức tuyên bố là một quốc gia trung lập và sẽ không bao giờ gia nhập NATO hay bất kỳ khối quân sự phương Tây nào. Kiev khẳng định cuộc tấn công của Nga hoàn toàn vô cớ.

Khánh Minh
TIN LIÊN QUAN

Ukraina yêu cầu Mỹ cung cấp khí đốt miễn phí

Song Minh |

Ukraina muốn có thỏa thuận khí đốt tương tự như đối với vũ khí của Mỹ.

Máy bay Mỹ hứa gửi cho Ukraina có thay đổi cục diện chiến trường?

Khánh Minh |

Tham mưu trưởng không quân Mỹ, tướng Charles Brown Jr. cho biết, phương Tây có thể sớm cung cấp máy bay chiến đấu cho Ukraina.

Ukraina muốn thay tên lửa Liên Xô bằng tên lửa Mỹ

Song Minh |

Ukraina coi tên lửa Mỹ là sự thay thế tốt nhất cho tên lửa Liên Xô.

Bộ Tài chính xem xét tăng mức giảm trừ gia cảnh

Mai Ánh |

Bộ Tài chính đang tiến hành đánh giá lại mức giảm trừ gia cảnh theo kiến nghị của các cử tri từ 6 tỉnh, thành phố.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.