Mỹ lần đầu phá kỷ lục Nga về cung cấp khí đốt cho EU

Song Minh |

Lần đầu tiên, Mỹ cung cấp cho EU nhiều khí đốt hơn Nga nhưng chi phí cao gấp 10 lần.

Reuters trích dẫn dữ liệu theo dõi của Refinitiv Eikon cho biết, Mỹ đã tăng cường cung cấp khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) cho Châu Âu vào tháng 9. Tuy nhiên, nhìn chung, xuất khẩu vẫn dưới mức trung bình trong 8 tháng đầu năm 2022 do sự cố ngừng hoạt động tại một nhà ga LNG chính.

Sản xuất LNG của Mỹ đã sụt giảm so với công suất tối đa kể từ khi vụ hỏa hoạn vào tháng 6 khiến nhà máy Freeport - cơ sở hóa lỏng lớn thứ hai ở Mỹ, chiếm 1/5 tổng lượng LNG xuất khẩu của nước này - ngừng hoạt động.

Trong khi đó, nhu cầu và giá LNG đang tăng lên khi những người mua Châu Âu thiếu năng lượng tìm kiếm các giải pháp thay thế cho khí đốt Nga.

Lần đầu tiên, Châu Âu đã thay thế Châu Á là điểm đến lớn nhất cho khí đốt tự nhiên hóa lỏng của Mỹ. Trong tháng 9, có 87 chuyến hàng chở 6,3 triệu tấn đến Châu Âu, vượt nhẹ so với khối lượng 6,25 triệu tấn của tháng 8. Điều đó đưa xuất khẩu LNG của Mỹ sang Châu Âu đạt gần 70% trong tháng 9, tăng lần lượt từ 56% và 63% trong tháng 8 và tháng 7.

Theo các báo cáo trước đây của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), nước này đã gửi gần 3/4 tổng lượng khí tự nhiên hóa lỏng sang Châu Âu trong 4 tháng đầu năm 2022 và trở thành nhà xuất khẩu LNG lớn nhất thế giới trong nửa đầu năm 2022. Các lô hàng khí đốt của Mỹ chiếm hơn 70% lượng nhập khẩu của Châu Âu trong năm tính đến tháng 9.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng mặc dù xuất khẩu LNG của Mỹ đã giúp lấp đầy các kho dự trữ ở Châu Âu trước thời hạn, nhưng hóa đơn này cao gấp 10 lần so với chi phí trung bình trong các mùa đông trước.

Mỹ trở thành nhà xuất khẩu LNG lớn nhất thế giới trong nửa đầu năm 2022. Ảnh: AFP
Mỹ trở thành nhà xuất khẩu LNG lớn nhất thế giới trong nửa đầu năm 2022. Ảnh: AFP

Châu Âu không còn có thể dựa vào nhập khẩu khí đốt giá rẻ từ Mỹ khi nước này phải vật lộn với cuộc khủng hoảng năng lượng - đồng sáng lập của công ty LNG Tellurian có trụ sở tại Texas cảnh báo. Thay vào đó, các quốc gia đang tìm cách thay thế nguồn cung cấp khí đốt Nga sẽ phải trả giá cao cho ​​các lô hàng LNG, do lạm phát đã đẩy chi phí tăng mạnh, theo Chủ tịch điều hành của Tellurian, ông Charif Souki.

"Vì thế, giấc mơ về những ngày có thể mua khí đốt với giá rẻ đã là dĩ vãng" - ông Souki phát biểu tại Diễn đàn Tình báo Năng lượng.

Châu Âu đang đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng lớn trong mùa đông này và đang tìm cách thay thế lượng khí đốt tự nhiên bị mất sau khi Nga ngừng cung cấp qua Nord Stream 1. Điều đó khiến giá khí đốt trong khu vực vốn đã cao lại tăng vọt, và hành động được cho là phá hoại ở cả hai đường ống Nord Stream 1 và Nord Stream 2 khiến nguồn cung và giá cả chịu nhiều áp lực hơn.

Giá khí đốt giao sau trên sàn TTF của Hà Lan - giá tiêu chuẩn của thị trường Châu Âu - đã tăng 0,8% ở mức 161 USD mỗi megawatt giờ vào tuần trước.

Ông Fatih Birol, người đứng đầu Cơ quan Năng lượng Quốc tế, đã cảnh báo rằng nguồn cung khí đốt sẽ bị cắt giảm trong năm tới khi Trung Quốc nới lỏng chính sách chống COVID-19 và tăng cường cạnh tranh về khí đốt sẵn có.

"Chúng ta có thể thấy rằng thị trường LNG vào năm 2023 sẽ khá chặt chẽ, có thể chặt chẽ hơn so với năm nay. Nếu nền kinh tế Trung Quốc phục hồi thì EU sẽ khó có thể thu hút được nhiều LNG như vậy" - ông Birol cho biết.

Song Minh
TIN LIÊN QUAN

Đường ống cứu tinh của EU thay thế Nord Stream hiệu quả thế nào?

Ngọc Vân |

Đường ống Baltic Pipe bắt đầu hoạt động vào đầu tháng này được xem là cứu tinh cho EU trước sự thiếu hụt khí đốt Nga do vụ nổ Nord Stream 1 và 2.

Nga tính bán hàng chất lượng cao cho Đông Nam Á, giá rẻ hơn Mỹ-EU

Song Minh |

Nga có thể tiếp cận thị trường Đông Nam Á và cung cấp hàng hóa chất lượng cao với giá rẻ hơn so với các mặt hàng tương tự từ EU và Mỹ.

Từ vụ Nord Stream đến cầu Crimea: Vượt lằn ranh đỏ sẽ đi đến đâu?

Ngọc Vân |

Vụ tấn công cầu Crimea diễn ra chưa đầy 1 tháng sau vụ phá hoại đường ống dẫn khí Nord Stream có thể đã giẫm lên lằn ranh đỏ của Nga.

Kê biên khối bất động sản khủng của bà chủ Xuyên Việt Oil

Việt Dũng |

Mai Thị Hồng Hạnh - bà chủ Công ty Xuyên Việt Oil - bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 1.400 tỉ đồng nên cơ quan chức năng đã kê biên hàng chục bất động sản.

Cấp dưới Trương Mỹ Lan khai: Không ngờ hậu quả quá lớn

Tú Tâm |

TPHCM - Tại phiên xử Trương Mỹ Lan giai đoạn 2, trong phần thẩm vấn, nhiều cấp dưới thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.

Sắp triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương

Xuyên Đông |

Ngày 20.9, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, sẽ triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương trong năm 2025.

Lào Cai phạt quán ăn tăng giá bất thường mùa mưa lũ

Đinh Đại |

Lực lượng chức năng tỉnh Lào Cai đã tiến hành lập biên bản và xử phạt cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại huyện Bảo Thắng.

Trường sạt lở nghiêm trọng, hàng trăm học sinh Thanh Hóa nghỉ học

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Do ảnh hưởng của mưa bão, một trường học đang xây dựng thì bị sạt lở nghiêm trọng. Ngay sau đó, ngành chức năng đã cho toàn bộ học sinh nghỉ học.