Bị cáo cố tình không đến tham dự phiên toà sẽ bị xử lý như thế nào?

Việt Dũng |

Theo luật sư Nguyễn Minh Long, bị cáo có hành vi cố tình không đến tham dự phiên toà thì có thể bị áp giải; nếu bỏ trốn thì bị truy nã.

Liên quan đến chế tài xử lý bị cáo có hành vi cố tình không đến tham dự phiên toà, Luật sư Nguyễn Minh Long – Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội cho biết, Điều 61 Bộ luật TTHS 2015 quy định, bị cáo là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử. Quyền và nghĩa vụ của bị cáo là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật này.

Cụ thể tại khoản 3 Điều 61 BLTTHS 2015 quy định về nghĩa vụ của bị cáo như sau:

“Khoản 3, Điều 61 qui định bị cáo có nghĩa vụ:

a) Có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị áp giải; nếu bỏ trốn thì bị truy nã;

b) Chấp hành quyết định, yêu cầu của Tòa án.”

Như vậy, theo quy định trên, bị cáo phải có mặt tại tòa theo giấy triệu tập của tòa án trong suốt thời gian xét xử vụ án. Nếu bị cáo cố tình vắng mặt sẽ bị áp giải theo quy định.

Điểm k khoản 1 Điều 4 Bộ luật TTHS 2015 quy định Áp giải là việc cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo đến địa điểm tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử.

Trường hợp bị cáo vẫn được vắng mặt tại phiên tòa vì vì lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan. Phiên tòa sẽ được tạm hoãn theo Điều 290 BLTTHS 2015:

“Điều 290. Sự có mặt của bị cáo tại phiên tòa

1. Bị cáo phải có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án trong suốt thời gian xét xử vụ án; nếu vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì bị áp giải; nếu bị cáo vắng mặt vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì phải hoãn phiên tòa.

Cũng theo quy định tại Điều 290 nêu trên, trường hợp bị cáo bị bệnh tâm thần hoặc bị bệnh hiểm nghèo thì Hội đồng xét xử tạm đình chỉ vụ án cho đến khi bị cáo khỏi bệnh. Người mắc bệnh hiểm nghèo có thể hiểu là người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng (ung thư, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS) và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế coi là bệnh hiểm nghèo. Việc xác định người mắc bệnh hiểm nghèo phải theo kết luận của bệnh viện cấp tỉnh trở lên.

Nếu bị cáo không thể tham gia phiên toà do tình trạng sức khoẻ, Hội đồng xét xử có thể quyết định tạm ngừng phiên toà. Việc tạm ngừng chỉ được thực hiện nếu người tham gia tố tụng có thể tham gia lại phiên tòa trong thời gian 5 ngày, kể từ ngày tạm ngừng. Hết thời hạn tạm ngừng phiên tòa, việc xét xử vụ án được tiếp tục. Trường hợp không thể tiếp tục xét xử vụ án thì phải hoãn phiên tòa. Theo Điều 297 Bộ luật TTHS 2015, thời hạn hoãn phiên tòa sơ thẩm không được quá 30 ngày kể từ ngày ra quyết định.

Nếu bị cáo trốn thì Hội đồng xét xử tạm đình chỉ vụ án và yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị cáo.

Cũng theo Luật sư Nguyễn Minh Long, Toà án có thể xét xử vắng mặt bị cáo trong các trường hợp: Bị cáo trốn và việc truy nã không có kết quả; bị cáo đang ở nước ngoài và không thể triệu tập đến phiên tòa; bị cáo đề nghị xét xử vắng mặt và được HĐXX chấp nhận; nếu sự vắng mặt của bị cáo không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và sự vắng mặt của bị cáo không gây trở ngại cho việc xét xử. (khoản 2 Điều 290 BLTTHS 2015).

Việt Dũng
TIN LIÊN QUAN

Vì sao hoãn phiên tòa xét xử 5 cựu cán bộ thanh tra tỉnh Thanh Hóa?

Quách Du |

Trước khi diễn ra phiên tòa xét xử 5 cựu cán bộ thanh tra tỉnh Thanh Hóa về hành vi “nhận hối lộ”, một bị cáo là Giám đốc một doanh nghiệp bị ốm, nên phải hoãn phiên xét xử.

Đà Nẵng: Hoãn phiên tòa xử giết người vì bị cáo không chịu nói

H.V |

Hội đồng xét xử liên tục đặt câu hỏi bị cáo có đảm bảo sức khoẻ để tham gia phiên tòa không nhưng bị cáo Thanh chỉ im lặng. Nhận định sức khoẻ của bị cáo không đảm bảo, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên toà để làm rõ tình trạng sức khoẻ của người này .

Hoãn phiên tòa xét xử gian lận điểm thi vì vắng mặt nhiều người

Cường Ngô |

Phiên tòa xét xử vụ án gian lận điểm thi ở tỉnh Sơn La vắng mặt nhiều người làm chứng và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, nên Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.