Không làm đủ thời gian cam kết, phải bồi thường ra sao?

nam dương |

Bạn đọc có email virutxx@xx gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Tôi là bác sĩ đã công tác ở một bệnh viên công 7 năm. Năm 2017-2019 tôi được bệnh viện cử tham gia lớp học chuyên khoa 1 tại chỗ với cam kết sau khi đi học về sẽ làm việc gấp 5 lần, nếu nghỉ trước thời hạn thì phải đền bù gấp 5 lần các chi phí liên quan đến khóa học bao gồm cả lương và thưởng.

Trong quá trình học tôi vẫn đi làm hành chính và tham gia trực gác bình thường và tự chi trả toàn bộ chi phí đào tạo cho khóa học. Tôi không được nhận được bất cứ khoản hỗ trợ chi phí nào cho khóa học nào từ bệnh viện. Năm 2020 tôi viết đơn xin nghỉ việc, bệnh viện yêu cầu tôi đền bù 250 triệu là tiền lương và thưởng trong 2 năm đi học theo điều 8, Nghị định 101/2017/NĐ-CP. Việc yêu cầu đền bù như thế có đúng?

Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động trả lời:

Điều 7 Nghị định 101/2017/NĐ-CP quy định về đền bù chi phí đào tạo

Cán bộ, công chức, viên chức, được cử đi đào tạo từ trình độ trung cấp trở lên bằng nguồn ngân sách nhà nước hoặc kinh phí của cơ quan quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức phải đền bù chi phí đào tạo khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Tự ý bỏ học, bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc trong thời gian đào tạo.

2. Không được cơ sở đào tạo cấp văn bằng tốt nghiệp.

3. Đã hoàn thành và được cấp văn bằng tốt nghiệp khóa học nhưng bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc khi chưa phục vụ đủ thời gian cam kết quy định tại Điều 5 hoặc Điều 6 nghị định này.

Điều 8 quy định chi phí đền bù và cách tính chi phí đền bù như sau:

1. Chi phí đền bù bao gồm học phí và tất cả các khoản chi khác phục vụ cho khóa học, không tính lương và các khoản phụ cấp (nếu có).

2. Cách tính chi phí đền bù:

a) Đối với trường hợp quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 7 nghị định này, cán bộ, công chức, viên chức phải trả 100% chi phí đền bù;

b) Đối với các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 7 nghị định này, chi phí đền bù được tính theo công thức sau:

S = F x (T1 - T2)

T1

Trong đó:

- S là chi phí đền bù;

- F là tổng chi phí do cơ quan, đơn vị cử cán bộ, công chức, viên chức đi học chi trả theo thực tế cho 01 người tham gia khóa học;

- T1 là thời gian yêu cầu phải phục vụ sau khi đã hoàn thành khóa học (hoặc các khóa học) được tính bằng số tháng làm tròn;

- T2 là thời gian đã phục vụ sau đào tạo được tính bằng số tháng làm tròn.

Ví dụ: Anh A được cơ quan cử đi đào tạo thạc sỹ 02 năm (= 24 tháng), chi phí hết 30 triệu đồng. Theo cam kết, anh A phải phục vụ sau khi đi học về ít nhất là 48 tháng. Sau khi tốt nghiệp, anh A đã phục vụ cho cơ quan được 24 tháng. Sau đó, anh A tự ý bỏ việc. Chi phí đào tạo mà anh A phải đến bù là:

S = 30 triệu đồng x (48 tháng - 24 tháng) = 15 triệu đồng

48 tháng

Theo quy định trên, việc bệnh viện yêu cầu bạn phải đền bù tiền lương là chưa phù hợp, dù bạn và bệnh viện có cam kết có đền bù về tiền lương.

Bạn có thể khiếu nại đến bệnh viện trước, nếu chưa thỏa đáng bạn có thể khiếu nại đến cơ quan quản lý trực tiếp bệnh viện hoặc khởi kiện ra tòa.

Tư vấn pháp luật

Hãy liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19008088 - gọi đường dây nóng: 0979310518; 0961360559 để nhận được câu trả lời nhanh chóng, kịp thời hoặc gửi email cho chúng tôi: tuvanphapluat@laodong.com.vn hoặc đến số 6 Phạm Văn Bạch, Hà Nội và 198 Nguyễn Thị Minh Khai, P6, Q3, TPHCM để được Luật sư tư vấn trực tiếp vào các ngày thứ Ba, thứ Sáu hàng tuần.

nam dương
TIN LIÊN QUAN

Chi phí đào tạo nghề gồm những gì?

phương dung |

Bạn đọc có địa chỉ: khoanah9X@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Công ty tôi có dự án mới, cần một số lao động có tay nghề cao. Vì vậy, chúng tôi dự định cử 5 lao động sang Nhật học nghề. Tôi nghe nói  việc đào tạo nghề phải có hợp đồng giữa công ty và người lao động. Pháp luật quy định về hợp đồng này như thế nào? Chi phí đào tạo bao gồm những gì?

Khi nào phải ký hợp đồng đào tạo nghề?

đặng nụ |

Bạn đọc có email phambangxx@xx gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Anh trai tôi làm cho một công ty về phần mềm máy tính đã được 2 năm. Hiện nay, công ty muốn cử anh tôi đi nước ngoài để học nghề, nâng cao trình độ, kinh phí đào tạo sẽ do công ty chi trả. Giữa anh tôi và công ty có phải ký hợp đồng đào tạo nghề không và chi phí đào tạo nghề được quy định như thế nào?

Khi nào người lao động phải bồi thường chi phí đào tạo?

Nam Dương |

Bạn đọc có email hoaivox@xx gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Tôi làm việc được 5 tháng cho công ty thì thấy không phù hợp nên xin nghỉ. Công ty yêu cầu tôi phải làm việc đủ 12 tháng mới được nghỉ, nếu không phải bồi thường chi phí đào tạo. Trong khi thời gian 3 tháng đó là thời gian thử việc chứ không phải là thời gian học việc?

Sửa Luật Công đoàn phải phù hợp với thể chế chính trị

Bảo Hân - Hải Nguyễn |

Chiều 8.10, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức tham vấn ý kiến các đồng chí nguyên lãnh đạo Tổng Liên đoàn về dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi).

Lật xe khách ở Nghệ An, 2 người phụ nữ tử vong

QUANG ĐẠI |

Nghệ An - Đang lưu thông trên Quốc lộ 7C, xe khách mất lái lao xuống ruộng làm 2 người tử vong.

Ông Nguyễn Văn Kiên giữ chức Chủ tịch UBND TP Hải Dương

Mai Dung |

Hải Dương - Ngày 8.10, TP Hải Dương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác nhân sự.

Sinh viên "tố" phải ăn cơm thừa canh cặn, ĐH Bách khoa Hà Nội nói gì?

Tường Vân |

Phó Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội khẳng định, việc cho sinh viên ăn canh thừa là không thể chấp nhận và kiên quyết sẽ xử lí, khắc phục tình trạng trên.

Bò thả rông, rượt nhau giữa đường phố ở Đà Nẵng

Trần Thi |

Dù đã được kiến nghị nhiều năm nay nhưng tình trạng bò thả rông tại một số tuyến đường ở TP Đà Nẵng vẫn xảy ra, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Chi phí đào tạo nghề gồm những gì?

phương dung |

Bạn đọc có địa chỉ: khoanah9X@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Công ty tôi có dự án mới, cần một số lao động có tay nghề cao. Vì vậy, chúng tôi dự định cử 5 lao động sang Nhật học nghề. Tôi nghe nói  việc đào tạo nghề phải có hợp đồng giữa công ty và người lao động. Pháp luật quy định về hợp đồng này như thế nào? Chi phí đào tạo bao gồm những gì?

Khi nào phải ký hợp đồng đào tạo nghề?

đặng nụ |

Bạn đọc có email phambangxx@xx gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Anh trai tôi làm cho một công ty về phần mềm máy tính đã được 2 năm. Hiện nay, công ty muốn cử anh tôi đi nước ngoài để học nghề, nâng cao trình độ, kinh phí đào tạo sẽ do công ty chi trả. Giữa anh tôi và công ty có phải ký hợp đồng đào tạo nghề không và chi phí đào tạo nghề được quy định như thế nào?

Khi nào người lao động phải bồi thường chi phí đào tạo?

Nam Dương |

Bạn đọc có email hoaivox@xx gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Tôi làm việc được 5 tháng cho công ty thì thấy không phù hợp nên xin nghỉ. Công ty yêu cầu tôi phải làm việc đủ 12 tháng mới được nghỉ, nếu không phải bồi thường chi phí đào tạo. Trong khi thời gian 3 tháng đó là thời gian thử việc chứ không phải là thời gian học việc?