Lời khuyên cho học sinh cuối cấp băn khoăn thi đại học hay đi làm kiếm tiền

Phùng Nhung |

Dành lời khuyên cho học sinh cuối cấp đang rơi vào trạng thái lo lắng, do dự về việc chọn đi học hay đi làm, các thầy cô cho rằng, học sinh cần dựa trên mục tiêu, mong muốn, năng lực học tập và hoàn cảnh thực tế của mình để đưa ra quyết định.

Hoang mang trước nhiều lựa chọn

Đạt thành tích học tập ở mức khá, luôn nỗ lực học tập và đạt điểm cao trong các kỳ thi, Hoàng Xuân Thanh - học sinh Trường THPT Nguyễn Đức Cảnh (Thái Bình) luôn nung nấu ước mơ được học đại học. Thế nhưng, hoàn cảnh gia đình lại níu em lại và thúc giục em đi xuất khẩu lao động.

"Hiện tại, em vừa đi học, vừa tranh thủ đi làm thêm để kiếm tiền nộp học phí.

Em mới có dự định đi xuất khẩu lao động đầu năm lớp 12 vì thấy nhiều anh chị gần nhà đi nước ngoài làm, sau đó gửi tiền về cho bố mẹ nuôi các em đi học, xây nhà… Em cũng mong đỡ đần gia đình như vậy. Đi làm sẽ nhanh có vốn, bố mẹ không cần lo lắng chạy vạy từng khoản học phí cho em vào đại học" - Xuân Thanh tâm sự.

Rơi vào trạng thái hoang mang về định hướng tương lai, Nguyễn Thị Phương - học sinh Trường THPT Phúc Thọ (Hà Nội) cho biết - lực học của em chỉ ở mức trung bình khá, nếu học đại học chỉ đậu những trường "kém hot" hoặc học cao đẳng, ra trường khó xin việc. Nhưng nếu đi làm sẽ có tiền để trang trải cuộc sống mà không cần phụ thuộc vào gia đình.

“Trước mắt em có rất nhiều kỳ thi, nếu như xác định chỉ thi để lấy bằng tốt nghiệp thì việc học sẽ nhàn hơn và không chịu áp lực thi cử. Còn nếu lựa chọn đại học thì em sẽ phải đăng ký học thêm môn Toán và tiếng Anh để có thể tự tin hơn. Em đang đợi kết quả của đợt thi thử sắp tới để đưa ra quyết định vì em vẫn muốn đi học” - Phương chia sẻ.

Lời khuyên từ giáo viên

Thấu hiểu học sinh trong giai đoạn khủng hoảng cuối cấp, cô Nguyễn Thị Mai Loan - giáo viên Trường THPT chuyên Bắc Ninh (Bắc Ninh) cho biết, học đại học hoặc đi làm sẽ có ưu nhược điểm, cơ hội và thách thức khác nhau, nhưng mục đích cuối cùng là có công việc và tạo ra giá trị cho xã hội.

"Những bạn lựa chọn đi làm sau khi tốt nghiệp THPT sẽ có công việc bị hạn chế, chủ yếu dừng ở trình độ lao động phổ thông, như vậy sẽ khó tiến xa hay phát triển toàn diện.

Các bạn học đại học sẽ được học tập ở các môi trường đào tạo chuyên nghiệp, có cơ hội việc làm và thăng tiến lớn hơn. Nếu có thể, các bạn vẫn nên lựa chọn học đại học, sau đó tìm kiếm cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp" - cô Loan đưa ra lời khuyên.

 
Cô Nguyễn Thị Mai Loan - giáo viên Trường THPT Chuyên Bắc Ninh. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Còn thầy Nguyễn Duy Khánh - giáo viên tại Hệ thống giáo dục trực tuyến MClass (Hà Nội) đưa ra lời khuyên, học sinh cần dựa trên mục tiêu, mong muốn, năng lực học tập và hoàn cảnh thực tế của mình để đưa ra quyết định chính xác.

“Đối với những em đặt mục tiêu thi đại học cần trau dồi kiến thức, nỗ lực trong các kỳ thi cũng như toàn quá trình ôn luyện. Những em có gia đình thực sự khó khăn và muốn xét tuyển vào các trường trong nước có thể chia sẻ với nhà trường, địa phương để có sự hỗ trợ vay vốn, tập trung tối đa cho việc học.

Trường hợp các em không có hứng thú trong việc học, năng lực học tập không tốt có thể vào các trường đào tạo nghề hoặc đi xuất khẩu lao động… Dù lựa chọn con đường nào cũng cần xác định rõ mục tiêu và thực hiện” - thầy Khánh nói.

Thầy Khánh cùng học sinh. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Thầy Khánh cùng học sinh. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Nhiều trường hợp học sinh không có định hướng, quyết định đi làm một vài năm sau đó muốn quay trở lại học tập, thầy Khánh cho rằng sẽ rất khó và ít cơ hội về sau. Lý do là hiện nay, các em học sinh khối 12 đang học chương trình cũ, còn học sinh khối 10 đang học chương trình mới, đến năm 2025, tất cả kỳ thi đều có sự thay đổi. Đối với học sinh dự định thi lại vào các trường đại học sẽ rất bất lợi.

"Thời điểm hiện tại đang giao thoa giữa chương trình mới và chương trình cũ nên học sinh phải quyết định dứt khoát, rõ ràng giữa việc học đại học, học nghề, xuất khẩu lao động để tránh hối tiếc" - thầy Khánh đưa ra lời khuyên.

Phùng Nhung
TIN LIÊN QUAN

Ôn thi tổ hợp môn KHXH: Bí quyết đạt điểm 9,10 môn Giáo dục công dân

Linh Tâm |

Với kinh nghiệm lâu năm trong việc ôn thi tốt nghiệp, cô Lê Thị Liên - giáo viên Trường THPT Quảng Xương 1 (Thanh Hóa) đã bật mí một số phương pháp học ôn giúp học sinh đạt điểm tối đa môn Giáo dục công dân trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023.

Danh sách các trường đại học, học viện xét học bạ năm 2023

Trang Hà |

Tính đến sáng 19.2 đã có 111 trường đại học, học viện công bố xét học bạ THPT năm 2023. Dưới đây là cập nhật danh sách chi tiết, giúp quý phụ huynh và học sinh thuận tiện theo dõi.

Học sinh không mặn mà với kỳ thi tốt nghiệp THPT có đáng lo?

Phùng Nhung |

Dù lựa chọn phương thức nào để xét tuyển đại học, thí sinh cũng cần chuẩn bị kiến thức cho kỳ thi tốt nghiệp THPT để đỗ tốt nghiệp. Bên cạnh đó, nên tập trung mục tiêu cụ thể để đạt kết quả tốt nhất.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

CLB Thanh Hóa đánh bại Công an Hà Nội tại vòng 2 V.League

HOÀNG HUÊ - MINH DÂN |

Câu lạc bộ Thanh Hóa giành chiến thắng 1-0 trước đội Công an Hà Nội ở vòng 2, qua đó giành 3 điểm đầu tiên ở LPBank V.League 2024-2025.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.