Tranh luận về việc để địa phương tự tổ chức thi tốt nghiệp THPT

Vân Trang |

Cử tri TPHCM cho rằng, hiện nay, bằng tốt nghiệp phổ biến nhưng không có nhiều ý nghĩa. Hằng năm cả nước vẫn phải tốn rất nhiều tiền để tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Với lý do này, cử tri TPHCM kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) nghiên cứu cải tiến kỳ thi tốt nghiệp THPT, nên tạo điều kiện chuyển về cho các địa phương tổ chức kỳ thi.

Là phụ huynh có con chuẩn bị bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT và sử dụng kết quả để xét tuyển đại học, chị Nguyễn Thị Nga (Thanh Hoá) không ủng hộ đề xuất nêu trên.

"Để làm ra một bộ đề thi đảm bảo chất lượng không hề đơn giản, cần đội ngũ giáo viên, chuyên gia có đủ trình độ để xây dựng. Nếu để các địa phương tổ chức, khó đảm bảo độ công bằng, tin cậy để làm cơ sở cho việc xét tuyển đại học" - chị Nga nói.

Cử tri TPHCM kiến nghị Bộ GDĐT tạo điều kiện để các địa phương tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT. Ảnh: Thiều Trang
Tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT rất tốn kém và đòi hỏi quy trình đảm bảo an ninh, an toàn cao. Ảnh: Thiều Trang

Liên quan đến vấn đề này, Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn cho rằng, nhìn lại quá trình giáo dục ở bậc phổ thông nước ta hiện nay, chúng ta không có kỳ thi kết thúc bậc học tiểu học và trung học cơ sở, chỉ khi kết thúc lớp 12 thì mới tổ chức kỳ thi để lấy kết quả xét công nhận tốt nghiệp THPT.

Do đó, việc tổ chức kỳ thi này là cần thiết để đánh giá mức độ đáp ứng chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục phổ thông. Nếu thí sinh đáp ứng chuẩn đầu ra thì sẽ được công nhận tốt nghiệp THPT và tỉ lệ này có thể cao tùy theo chất lượng, mức độ đáp ứng chuẩn đầu ra của học sinh các địa phương, các nhà trường, tương ứng với điều kiện kinh tế xã hội và điều kiện giáo dục của từng vùng miền.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn khẳng định, việc phân hóa này rất có ý nghĩa cho công tác quản lý giáo dục, tạo động lực để chất lượng giáo dục được duy trì ổn định và không ngừng nâng cao (không có điểm dừng của chất lượng giáo dục).

"Nếu không tổ chức một kỳ thi kết thúc bậc học THPT sẽ không tạo động lực học tập tích cực, thậm chí sẽ có một bộ phận nhỏ học sinh phổ thông, nhất là học sinh các lớp THPT không học" - Bộ trưởng nhấn mạnh.

Từ năm 2015 đến năm 2020, kết quả kỳ thi THPT quốc gia để xét công nhận tốt nghiệp THPT; đánh giá chất lượng dạy học và giúp các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp tuyển sinh đầu vào. 

Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho phép tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT thay cho kỳ thi THPT quốc gia. Kỳ thi tốt nghiệp THPT các năm 2020, 2021, 2022 được tổ chức thành công, đạt mục tiêu kép vừa bảo đảm nghiêm túc, khách quan vừa an toàn, đáp ứng yêu cầu phòng chống dịch.

Kỳ thi được tổ chức tại các địa phương, Bộ GDĐT chịu trách nhiệm chỉ đạo chung và ra đề thi cho kỳ thi; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm toàn diện về tổ chức kỳ thi ở địa phương, thực hiện tất cả các khâu đăng ký dự thi, in sao đề thi, coi thi, chấm thi, thanh tra, kiểm tra, công bố kết quả thi, phúc khảo bài thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT;

Các trường đại học, cao đẳng tham gia thanh tra, kiểm tra kỳ thi theo điều động của Bộ GDĐT để góp phần tổ chức thi an toàn, nghiêm túc, bảo đảm kết quả thi trung thực, khách quan, tin cậy, bảo đảm phục vụ tốt cho các mục đích tổ chức thi, nhất là tham khảo sử dụng trong tuyển sinh đại học, cao đẳng hằng năm theo tinh thần tự chủ.

Bộ GDĐT đã xây dựng phương án tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2023, 2024 theo hướng giữ ổn định như năm 2022; đồng thời, triển khai xây dựng phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 theo Chương trình giáo dục phổ thông mới.

Kết quả thi vẫn sẽ được dùng để xét công nhận tốt nghiệp THPT, là một trong các cơ sở để đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông, công tác chỉ đạo của các cơ quan quản lý giáo dục. Các bên liên quan tiếp tục có thể tham khảo, sử dụng kết quả thi cho các mục đích khác nhau phù hợp với quy định của Bộ GDĐT.

Vân Trang
TIN LIÊN QUAN

Chinh phục điểm cao môn Hóa kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 ngay từ bây giờ

Linh Tâm |

Với kinh nghiệm giảng dạy và ôn thi lâu năm, cô Phạm Ánh Tuyết - giáo viên Trường THPT Nhân Chính (Hà Nội) đã chia sẻ kế hoạch ôn tập khoa học giúp sĩ tử tự tin chinh phục điểm cao môn Hóa học kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023.

Tuyển sinh lớp 10: Thi bao nhiêu môn là đủ?

Nguyễn Văn Lực |

Hiện nay, mỗi tỉnh thành đều có phương án riêng để tuyển sinh vào lớp 10. Vậy, nên thi như thế nào để giảm áp lực cho người học mà vẫn đáp ứng những yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông mới? Báo Lao Động xin được giới thiệu tới bạn đọc bài viết của thầy giáo Nguyễn Văn Lực, giáo viên Trường THCS Trịnh Phong, Diên Khánh, Khánh Hòa.

Thủ khoa khối C chia sẻ bí kíp ôn thi tốt nghiệp THPT giành điểm cao

Tường Vân |

Phân bổ thời gian hợp lí, vẽ sơ đồ tư duy để ghi nhớ kiến thức, đảm bảo giờ giấc sinh hoạt,... là những bí kíp ôn thi tốt nghiệp THPT mà các sĩ tử lớp 12 có thể áp dụng.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.