Huế - Kinh đô áo dài Việt Nam

Hoàng Văn Minh |

Áo dài xứ Huế đã đi qua một chặng đường dài phát triển trong dòng chảy văn hóa - lịch sử Huế. Đặc biệt trong suốt 20 năm qua, Huế được biết đến là cái nôi về tổ chức các hoạt động trình diễn áo dài tại các kỳ lễ hội Festival và đã trở thành nét văn hóa đặc sắc, riêng của miền núi Ngự, sông Hương. Để nhân rộng, bảo tồn và phát huy giá trị đặc biệt của chiếc áo dài, tỉnh Thừa Thiên - Huế kêu gọi và yêu cầu nữ cán bộ, công chức, viên chức và nữ học sinh trung học, sinh viên đại học mặc áo dài sáng thứ hai đầu tuần, góp phần đưa Huế thật sự trở thành là “Kinh đô” áo dài Việt Nam.

“Chiếc nôi” của áo dài Việt

Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa tổ chức Hội thảo khoa học “Huế - Kinh đô Áo dài Việt Nam” có sự tham gia của các nhân sĩ, trí thức, nhà nghiên cứu, nghệ nhân, nhà thiết kế - may mặc... Nhiều tham luận đã được các nhà nghiên cứu, nhà khoa học và cả những nhà thiết kế áo dài trình bày để đưa ra dẫn chứng Huế chính là “cái nôi” của áo dài Việt Nam.

Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Xuân Hoa dẫn “Phủ biên tạp lục” của Lê Quý Đôn cho biết từ năm 1744, chúa Nguyễn Phúc Khoát đã ra lệnh “Thường phục thì đàn ông, đàn bà dùng áo cổ đứng ngắn tay, cửa ống tay hoặc rộng hoặc hẹp tùy tiện. Áo thì từ hai bên nách trở xuống phải khâu kín liền, không được xẻ mở”. Đặc biệt “Dã sử lược biên Đại Việt quốc Nguyễn triều thực lục” có ghi trang phục dưới thời chúa Nguyễn Phúc Khoát được quy định “nam nữ sĩ thứ trong nước đều mặc áo nhu bào, mặc quần, vấn khăn, tục gọi là quần áo chít từ đây”. Theo ông Nguyễn Xuân Hoa thì “áo dài từ đó được ra đời, trở thành trang phục chính thức của cả đàn ông và nữ giới ở vùng đất Đàng Trong”.

Dưới thời vua Minh Mạng, vua đã ra chiếu yêu cầu dùng trang phục áo dài được sản sinh ở vùng kinh thành Phú Xuân thay thế các dạng trang phục cổ truyền của Đàng Ngoài, từng bước điều chỉnh trở thành trang phục chung cho cả đàn ông và phụ nữ Việt Nam. Về việc này, ông Hoa lấy dẫn chứng trong kho tàng ca dao Việt Nam có câu “Tháng tám có chiếu vua ra/Cấm quần không đáy người ta hãi hùng” nhằm chỉ việc vua Minh Mạng ban chiếu thay thế các trang phục cổ truyền như váy ở miền Bắc thành áo dài có quần 2 ống.

TS Phan Thanh Hải - Giám đốc Sở VHTT tỉnh Thừa Thiên - Huế - khẳng định: “Nếu như chúa Nguyễn Phúc Khoát có công khai sinh ra chiếc áo dài thì vua Minh Mạng có công đưa chiếc áo dài trở thành trang phục sử dụng phổ biến từ Bắc đến Nam, trong đó Huế giữ vị thế là kinh đô áo dài. Vấn đề cải cách trang phục dưới thời chúa Nguyễn Phúc Khoát và vua Minh Mạng không chỉ dừng lại ở hình thức mà còn phản ánh tinh thần thống nhất, tự chủ về văn hóa”.

Để Huế thực sự là “kinh đô áo dài”

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Phan Ngọc Thọ nhấn mạnh, từ quá trình hình thành và phát triển của vùng đất Thuận Hóa - Phú Xuân - Thừa Thiên Huế, chiếc áo dài xứ Huế đã đi qua một chặng đường dài phát triển. Hình ảnh áo dài đã được tôn vinh trong các kỳ lễ hội lớn nhỏ, đặc biệt là trong suốt 20 năm qua Huế được biết đến là cái nôi về tổ chức các hoạt động trình diễn áo dài tại các kỳ lễ hội Festival và đã trở thành nét văn hóa đặc sắc, riêng có của miền núi Ngự, sông Hương. Để nhân rộng, bảo tồn và phát huy giá trị đặc trưng này, trong những năm qua, chính quyền tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng đã kêu gọi và yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức nữ và nữ học sinh trung học, sinh viên đại học mặc áo dài sáng thứ hai đầu tuần, miễn vé tham quan vào di tích cố đô Huế đối với phụ nữ mặc áo dài trong dịp ngày Quốc tế Phụ nữ 8.3. Qua các hoạt động này đã tạo ra những chuyển động ban đầu, cả về nhận thức và hành động, hoạt động cũng nhằm tôn vinh nét đẹp truyền thống của áo dài Huế, đồng thời tiến tới đưa Huế thật sự trở thành là Kinh đô áo dài Việt Nam.

Tại Hội thảo, các nhà nghiên cứu, đại biểu đã tích cực trao đổi, thảo luận các chủ đề như: Những cải cách trang phục đối với áo dài Việt Nam và những đóng góp về quy định trang phục cung đình, trang phục dân gian trong phạm vi toàn quốc; phân tích và đánh giá các giá trị đặc trưng về văn hóa, nghệ thuật, tín ngưỡng… của áo dài trong dòng chảy văn hóa - lịch sử Huế, xây dựng và khẳng định Huế - Kinh đô áo dài Việt Nam; Đề xuất các giải pháp nhằm bảo vệ và phát huy các giá trị di sản áo dài trong bối cảnh đương đại; Những vấn đề đặt ra trong việc xây dựng thương hiệu áo dài Huế trở thành sản phẩm dịch vụ văn hóa, du lịch đặc sắc của tỉnh; Áo dài với phát triển kinh tế du lịch; Nâng cao sức sáng tạo, đa dạng trong chất liệu, màu sắc để bắt nhịp cuộc sống đương đại dựa trên nền tảng dấu ấn văn hóa, lịch sử phù hợp với thị hiếu thời trang, gần gũi hơn với đời sống người dân nhưng không đánh mất đi hồn cốt của chiếc áo dài truyền thống…

Hoàng Văn Minh
TIN LIÊN QUAN

Sẽ đệ trình áo dài Việt Nam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể nhân loại

Hương Giang |

Việc nhận diện chính xác những giá trị và nội hàm di sản văn hóa phi vật thể này, một mặt sẽ giúp cho việc xây dựng thành công hồ sơ trang phục áo dài Việt Nam đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và tiến tới đệ trình ghi danh tại Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại theo tiêu chí của UNESCO...

Áo dài Huế đi tìm thuở vàng son quá khứ

PHÚC ĐẠT |

Áo dài có lịch sử, gắn liền với đời sống của người Việt, là biểu tượng, hồn cốt của phụ nữ Việt. Với Huế, từng có lúc áo dài như viên ngọc quý bị lớp bụi che lấp hết đi vẻ đẹp vốn có... Đã có đề xuất: Để phát huy giá trị đặc trưng của áo dài Huế, địa phương cũng nên xây dựng một trung tâm lễ phục truyền thống.

Khu nghỉ dưỡng trong Kinh thành Huế và nỗi lo bảo tồn di sản

PHÚC ĐẠT |

Dự án khu nghỉ dưỡng Nama (Nama Resort) nằm cạnh Đại Nội Huế đang làm dấy lên những lo ngại; nhiều ý kiến cho rằng, khu vực này nằm trong hồ sơ công nhận Di tích cấp quốc gia đặc biệt, Di sản văn hóa thế giới nên phải tuân thủ Luật Di sản.

Xe tải bốc cháy ngùn ngụt trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết

Duy Tuấn |

Bình Thuận - Xe tải đang lưu thông thì bốc cháy ngùn ngụt trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết.

Tin 20h: Yên Bái kiểm tra nhà hàng "chặt chém" đoàn từ thiện

Nhóm PV |

Tin 20h ngày 19.9: Bà Nguyễn Phương Hằng được ra tù vào hôm nay; Yên Bái kiểm tra nhà hàng bị tố chặt chém đoàn từ thiện...

Phía Miss Universe nói về thông tin Kỳ Duyên chưa tốt nghiệp

Huyền Chi |

Thông tin Hoa hậu Kỳ Duyên chưa tốt nghiệp Trường Đại học Ngoại Thương gây xôn xao mạng xã hội.

Thể Công Tân Cảng bảo vệ thành công chức vô địch giải bóng chuyền U23 Quốc gia 2024

Nhóm PV |

U23 Thể Công Tân Cảng thắng U23 Ninh Bình 3-1 tại chung kết giải bóng chuyền U23 quốc gia vào tối 19.9.

Chậu hoa giấy trên phố đi bộ ở Đà Nẵng đồng loạt "nằm" tránh bão

Nguyễn Linh |

UBND quận Hải Châu, TP Đà Nẵng cho biết đã chủ động đặt nằm các chậu hoa giấy tại phố đi bộ Bạch Đằng để tránh thiệt hại bởi ảnh hưởng của cơn bão số 4.

Sẽ đệ trình áo dài Việt Nam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể nhân loại

Hương Giang |

Việc nhận diện chính xác những giá trị và nội hàm di sản văn hóa phi vật thể này, một mặt sẽ giúp cho việc xây dựng thành công hồ sơ trang phục áo dài Việt Nam đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và tiến tới đệ trình ghi danh tại Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại theo tiêu chí của UNESCO...

Áo dài Huế đi tìm thuở vàng son quá khứ

PHÚC ĐẠT |

Áo dài có lịch sử, gắn liền với đời sống của người Việt, là biểu tượng, hồn cốt của phụ nữ Việt. Với Huế, từng có lúc áo dài như viên ngọc quý bị lớp bụi che lấp hết đi vẻ đẹp vốn có... Đã có đề xuất: Để phát huy giá trị đặc trưng của áo dài Huế, địa phương cũng nên xây dựng một trung tâm lễ phục truyền thống.

Khu nghỉ dưỡng trong Kinh thành Huế và nỗi lo bảo tồn di sản

PHÚC ĐẠT |

Dự án khu nghỉ dưỡng Nama (Nama Resort) nằm cạnh Đại Nội Huế đang làm dấy lên những lo ngại; nhiều ý kiến cho rằng, khu vực này nằm trong hồ sơ công nhận Di tích cấp quốc gia đặc biệt, Di sản văn hóa thế giới nên phải tuân thủ Luật Di sản.