Khát vọng chấn hưng, phát triển văn hóa dân tộc Việt Nam

VƯƠNG TRẦN |

Nhắc tới thông điệp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh nhiều lần trong bài phát biểu tại Hội nghị văn hoá toàn quốc vừa diễn ra là “Văn hoá là hồn cốt dân tộc, văn hoá còn, thì dân tộc còn”, TS Nguyễn Viết Chức (nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội) cho rằng, điều này khẳng định vai trò của văn hoá trong quá trình phát triển của dân tộc.

Trải qua hàng nghìn năm thăng trầm của lịch sử, chúng ta vẫn đang giữ gìn một nền văn hoá truyền thống giàu bản sắc, độc đáo và có sức mạnh riêng. Nền tảng sức mạnh ấy làm cho chúng ta đứng vững trong việc giữ gìn, tiếp thu, tiếp biến văn hoá.

Văn hoá trở thành nguồn lực, sức mạnh nội sinh

Tại Hội nghị Văn hoá toàn quốc triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng vừa diễn ra, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng. Nhắc lại câu nói của Bác Hồ “Văn hoá soi đường cho quốc dân đi”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chia sẻ thêm: “Trước đây, có vị tiền bối nói, văn hóa là nói lên bản sắc của dân tộc, văn hóa còn dân tộc còn, văn hóa mất thì dân tộc mất. Bản sắc văn hóa không còn thì không nói lên dân tộc nữa”.

Trong bài phát biểu, Tổng Bí thư cũng nhiều lần nhắc tới cụm từ “chấn hưng và phát triển nền văn hoá Việt Nam trong thời gian tới”. Người đứng đầu Đảng nêu rõ 6 nhiệm vụ trọng tâm và 4 giải pháp để chấn hưng và phát triển văn hoá, xây dựng con người Việt Nam.

Là đại biểu trực tiếp tham dự hội nghị quan trọng này, TS Nguyễn Viết Chức - nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội (nay là Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục) - chia sẻ: Trong bài phát biểu, Tổng Bí thư đã dẫn chứng về nhiều giai đoạn lịch sử, nhắc nhở về ý chí độc lập tự cường của dân tộc, đồng thời nhấn mạnh thông điệp về chấn hưng văn hoá, phát triển đất nước. Bài phát biểu như một sự trải lòng của người đứng đầu Đảng với sự nghiệp phát triển văn hoá nước nhà, sự chia sẻ với giới văn nghệ sĩ, giản dị nhưng sâu sắc.

“Tổng Bí thư tiếp tục khẳng định thông điệp về việc đặt văn hoá phải ngang tầm với chính trị và kinh tế, không thể bỏ rơi văn hoá. Mong muốn giai đoạn tới, văn hóa phải thực sự thấm sâu vào mọi lĩnh vực, phải trở thành nguồn lực nội sinh cho sự phát triển. “Văn hoá soi đường cho quốc dân đi”, văn hoá kiến quốc để người dân Việt Nam xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường” - TS Nguyễn Viết Chức nói.

Nhắc tới thông điệp mà Tổng Bí thư nhấn mạnh nhiều lần trong bài phát biểu “Văn hoá là hồn cốt dân tộc, văn hoá còn, thì dân tộc còn”, TS Nguyễn Viết Chức cho hay, điều này khẳng định vai trò của văn hoá trong quá trình phát triển của dân tộc. Trải qua hàng nghìn năm thăng trầm của lịch sử, chúng ta vẫn đang giữ gìn một nền văn hoá truyền thống giàu bản sắc, độc đáo và có sức mạnh riêng. Nền tảng sức mạnh ấy làm cho chúng ta đứng vững trong việc giữ gìn, tiếp thu, tiếp biến văn hoá.

“Chúng ta hội nhập, có tiếp thu văn hoá của thế giới để làm giàu cho văn hoá dân tộc nhưng không phải cái gì cũng tiếp thu, không phải tiếp thu theo kiểu “vơ bèo, vạt tép” mà tiếp thu những tinh hoa văn hoá nhân loại. Mặt khác, khi tiếp thu vào nước ta cũng có những sự tiếp biến để thay đổi, để phù hợp với bản sắc, văn hoá con người Việt Nam” - TS Nguyễn Viết Chức nhấn mạnh.

Cũng theo TS Nguyễn Viết Chức, trong bài phát biểu, Tổng Bí thư đã nhắc tới việc chấn hưng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam. Đây là điều mong muốn của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. TS Chức cho rằng, chấn hưng văn hoá để phát triển khoa học, phát triển con người bền vững. Chấn hưng văn hoá để nâng cao vị thế con người, nâng cao sự hiểu biết của con người, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, từ đó làm tăng “sức mạnh mềm” của dân tộc. Từ đó thực hiện thắng lợi các mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra.

Tạo động lực, niềm tin cho những người làm văn hoá

Nghệ sĩ nhân dân (NSND) Vương Duy Biên - Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam - cũng chia sẻ: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu sâu sắc, đậm chất văn hóa. Trong bài phát biểu, Tổng Bí thư đã chỉ ra rất đúng, rất trúng với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật những mặt được và chưa được của việc phát triển văn hóa. NSND Vương Duy Biên cho rằng, thông điệp của Hội nghị Văn hoá toàn quốc, đặc biệt là bài phát biểu của Tổng Bí thư được lan tỏa tốt sẽ tạo một cú hích rất lớn cho công tác văn hóa. Đường lối, quan điểm của Đảng về phát triển văn hóa đã đầy đủ, sâu sắc. Vấn đề của chúng ta là thể chế hóa, cụ thể hóa bằng các chính sách, việc làm thiết thực.

Cùng trao đổi, NSƯT Xuân Bắc - Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam - cho rằng, bài phát biểu chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng rất ấm áp và gần gũi. Người đứng đầu Đảng đã có những tâm sự, chia sẻ cũng là những lời hiệu triệu đối với sự nghiệp văn hoá. Chúng ta thấy ở đây sự đau đáu của Tổng Bí thư mong muốn văn hóa được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội. Những quan điểm, với những vấn đề, chỉ đạo của Tổng Bí thư đưa ra rất gần gũi, tạo động lực, niềm tin cho những người làm văn hóa nói chung.

“Tôi đặc biệt chú ý đến những câu ca dao từ thuở vỡ lòng chúng ta đã được học trong bài phát biểu của Tổng Bí thư. Những câu ca dao gần gũi, thân thiết, mộc mạc, chân tình hầu như người Việt Nam nào cũng biết. Tổng Bí thư đã đọc lại để cho chúng ta thấy rằng đừng có bỏ quên những điều đó, những điều tưởng như chúng ta đều biết đến, nhưng nếu chúng ta không hành động thì những hiểu biết của chúng ta dường như vô nghĩa. Phải hun đúc nó lên trở thành những nét đẹp của người Việt Nam” - NSƯT Xuân Bắc nói.

Cũng theo NSƯT Xuân Bắc, trong bài phát biểu, Tổng Bí thư khẳng định rất rõ ràng rằng, mỗi văn, nghệ sĩ là những hạt nhân, là nền tảng rất quan trọng để truyền đạt văn hóa, để nhân rộng văn hóa, nâng cao nhận thức cho mọi người về văn hóa. Những người hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật nói chung đều phải luôn luôn tu dưỡng, hoàn thiện chính mình để có nhận thức đúng đắn, từ đó đưa vào tác phẩm của mình để truyền đạt những nội dung, đưa ra những tư tưởng, định hướng những giá trị thẩm mỹ cho người xem, đọc, nghe.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng: “Nâng cao nhận thức để hành động thiết thực

Trả lời phỏng vấn báo chí về những nhiệm vụ sẽ được Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch (VHTTDL) triển khai sau Hội nghị văn hoá toàn quốc, Uỷ viên BCH Trung ương Đảng - Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh, toàn ngành sẽ nâng cao nhận thức để thiết thực hành động, theo tinh thần của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII cũng như của hội nghị.

Theo bộ trưởng,  sau hội nghị, trách nhiệm của Bộ VHTTDL là tiếp tục quán triệt các quan điểm của Đảng, bài phát biểu quan trọng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và nhất là các nhiệm vụ được đặt ra trong báo cáo. Từ hội nghị, toàn ngành sẽ nâng cao nhận thức. Khi có nhận thức đúng thì sẽ có hành động đẹp. Đó là việc tập trung thực hiện các nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hoá mà Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã đặt ra.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng, trong tất cả các đầu việc, bộ sẽ chọn việc có trọng tâm, trọng điểm. Do đó việc đầu tiên là toàn ngành sẽ tập trung xây dựng thể chế, chủ động rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, xem những luật nào cần phải bổ sung sửa đổi, những vấn đề nào chưa có trong các văn bản quy phạm pháp luật để tuyên truyền, phổ biến thực hiện. Coi việc xây dựng thể chế là khâu đột phá. Tuy nhiên khi xây dựng thể chế thì phải xác định đây không chỉ đơn giản là công cụ để quản lý mà còn là động lực của sự phát triển để tập trung tháo gỡ điểm nghẽn và tạo động lực cho sự phát triển con người.

Nhóm việc thứ 2, đó là tập trung xây dựng môi trường văn hoá, Bộ VHTTDL sẽ phối hợp chặt chẽ với các Hiệp hội, các tổ chức đoàn thể chính trị như phối hợp với Tổng LĐLĐVN về xây dựng đời sống văn hoá, tập luyện thể dục thể thao (TDTT) trong công chức, viên chức, công nhân lao động giai đoạn 2021-2026; phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể xây dựng đời sống khu dân cư; phối hợp với các địa phương để làm điểm, để nhân rộng các phong trào tốt, các mô hình điểm, tạo ra các môi trường văn hoá thực sự là nơi bồi đắp, hun dưỡng các giá trị chân - thiện - mỹ tác động đến con người, như tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đề ra.

Nhóm đầu việc thứ 3 sẽ được Bộ VHTTDL triển khai sau hội nghị, theo bộ trưởng, sẽ là phải chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ của ngành, gắn với đó là kết hợp với các tổ chức chính trị xã hội khác như các Hội Văn học nghệ thuật để có sự phối hợp, trao đổi phát huy được sức mạnh của các chiến sĩ tiên phong trên mặt trận tư tưởng văn hoá… T.Vương

VƯƠNG TRẦN
TIN LIÊN QUAN

"Giai điệu kết nối" chào mừng thành công Hội nghị Văn hoá toàn quốc

Hải Minh |

Vào 22h00 ngày 28.11 trên kênh VTV1, sẽ phát sóng chương trình "Giai điệu kết nối" số đặc biệt chào mừng thành công của Hội nghị Văn hoá toàn quốc 2021.

Hội nghị Văn hoá toàn quốc năm 2021: Tiếp mạch nguồn “văn hoá soi đường cho quốc dân đi”

VƯƠNG TRẦN - MAI HƯƠNG |

Hôm nay (24.11), tại Hà Nội, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Sau 75 năm, kế thừa những tinh hoa đã đúc rút được từ hai Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 1946, 1948, Hội nghị Văn hóa toàn quốc 2021 được kỳ vọng sẽ nối tiếp mạch nguồn “văn hóa soi đường cho quốc dân đi”.

Hướng tới Hội nghị Văn hoá toàn quốc: Đưa văn học Pháp đến gần với độc giả

Mai Hương (Thực hiện) |

TS.Trần Văn Công - Trưởng Khoa tiếng Pháp, Trường Đại học Hà Nội - đã chia sẻ với Lao Động về vị trí, vai trò của văn học Pháp tại Việt Nam nhân dịp hướng đến Hội nghị Văn hoá toàn quốc.

Đặc sắc chương trình nghệ thuật chào mừng Hội nghị Văn hoá toàn quốc

Trần Vương - Hương Mai |

Hà Nội - Tối nay (21.11), tại Nhà hát Lớn Hà Nội đã diễn ra Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Niềm tin và khát vọng" chào mừng Hội nghị Văn hoá toàn quốc.

Công an tỉnh Quảng Ninh điều động nhiều chức vụ

Lương Hà |

Quảng Ninh - Công an tỉnh Quảng Ninh vừa tổ chức lễ công bố quyết định về việc điều động, bổ nhiệm chức vụ.

Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường thăm chính thức Việt Nam

Thanh Hà |

Bộ Ngoại giao Việt Nam ra thông cáo tối 8.10 về chuyến thăm của Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường.

Hot girl billiards sớm dừng bước tại Hanoi Open Pool Championship

HOÀNG HUÊ - MINH PHONG |

Ngày 8.10, giải billiards Hanoi Open Pool Championship 2024 đã khởi tranh tại Cung điền kinh trong nhà Mỹ Đình, Hà Nội.

Cứu hộ đưa người dân thoát khỏi vùng cô lập do mưa lũ

HOÀI THANH |

Lâm Đồng - Các lực lượng cứu hộ đã nỗ lực sơ tán các hộ dân có nhà cửa bị ngập sâu và cô lập trong mưa lũ.

"Giai điệu kết nối" chào mừng thành công Hội nghị Văn hoá toàn quốc

Hải Minh |

Vào 22h00 ngày 28.11 trên kênh VTV1, sẽ phát sóng chương trình "Giai điệu kết nối" số đặc biệt chào mừng thành công của Hội nghị Văn hoá toàn quốc 2021.

Hội nghị Văn hoá toàn quốc năm 2021: Tiếp mạch nguồn “văn hoá soi đường cho quốc dân đi”

VƯƠNG TRẦN - MAI HƯƠNG |

Hôm nay (24.11), tại Hà Nội, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Sau 75 năm, kế thừa những tinh hoa đã đúc rút được từ hai Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 1946, 1948, Hội nghị Văn hóa toàn quốc 2021 được kỳ vọng sẽ nối tiếp mạch nguồn “văn hóa soi đường cho quốc dân đi”.

Hướng tới Hội nghị Văn hoá toàn quốc: Đưa văn học Pháp đến gần với độc giả

Mai Hương (Thực hiện) |

TS.Trần Văn Công - Trưởng Khoa tiếng Pháp, Trường Đại học Hà Nội - đã chia sẻ với Lao Động về vị trí, vai trò của văn học Pháp tại Việt Nam nhân dịp hướng đến Hội nghị Văn hoá toàn quốc.

Đặc sắc chương trình nghệ thuật chào mừng Hội nghị Văn hoá toàn quốc

Trần Vương - Hương Mai |

Hà Nội - Tối nay (21.11), tại Nhà hát Lớn Hà Nội đã diễn ra Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Niềm tin và khát vọng" chào mừng Hội nghị Văn hoá toàn quốc.