Rồng - biểu tượng của phương Đông và sự sinh sôi

Tường Minh |

Theo sách “Thuyết văn giải tự”, rồng là biểu tượng của sự sinh sôi mạnh mẽ, của phương Đông và của mùa xuân…

Rồng phương Đông không gây sợ hãi

Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Hữu Thông, nguyên Giám đốc Phân viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam tại Huế, trong sách “Mỹ thuật Huế nhìn từ góc độ ý nghĩa và biểu tượng trang trí” đã có những nhận xét rất thú vị về linh vật rồng.

Rồng châu Âu canh giữ lâu đài ở Đức. Ảnh: vi.wikipedia.org
Rồng châu Âu canh giữ lâu đài ở Đức. Ảnh: Từ Ân

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Thông, khi đề cập đến hình tượng con rồng, điều mà ở văn hóa phương Đông lẫn phương Tây gặp nhau, đó là một loài động vật khác thường, kỳ quái, kinh dị... Và rồng là chủ đề của nhiều dạng hình huyền thoại, truyền thuyết...

Dưới ảnh hưởng của những yếu tố như môi trường, loại hình sinh hoạt kinh tế, truyền thống văn hóa... con người phác họa nên hình tượng rồng với nhiều dáng dấp, đặc điểm qua sự tưởng tượng phong phú của mình.

Phong phú đến mức con rồng không chỉ khác nhau trong quan niệm của nhiều dân tộc, ở những không gian cư trú cách biệt, mà còn biến đổi hình tượng ngay trong lòng mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng theo từng thời đại.

Thú vị là con rồng phương Đông không làm cho con người sợ hãi như sự tưởng tượng của cư dân phương Tây thời Trung cổ: "Con rồng ẩn trong những chiếc hang rộng và sâu trên núi cao hay cuộn mình dưới đáy vực ở biển khơi.

Khi bị kích động, nó trải mình trên những đám mây bão tố, nó quẫy bờm tạo nên những xoáy nước đen ngòm. Móng vuốt của nó như những chiếc nĩa sáng loáng, những chiếc vảy lấp lánh như mưa dội trên những chiếc vỏ ở thân cây thông. Tiếng kêu của nó như tiếng hú của bão táp, làm tung toé đám lá rừng đang cháy khô, kích thích đẩy nhanh mùa xuân tới".

Hay "Rồng hiện ra với chúng ta chủ yếu như một người canh giữ nghiêm khắc hay như biểu tượng của cái ác và những xu hướng của quỷ dữ... Trong thực tế, con rồng được coi là biểu tượng quỷ dữ đồng nhất với rắn. Các đầu rồng bị đập vỡ, các con rắn bị tiêu diệt, là chiến thắng của Chúa Kitô chống lại cái ác”.

Trái lại, theo sách “Thuyết văn giải tự”: Trong 369 loài bò sát có vảy chẳng hạn như cá, rắn, thằn lằn... rồng cũng được xếp đầu tiên và được xem là loài linh vật có sức mạnh hơn cả.

Trong khí trời mát mẻ của mùa xuân, rồng vươn mình lên tận trời cao; vào mùa thu, nó chôn mình trong nước sâu, mình rồng phủ đầy bùn trong ngày thu phân và lại vươn mình dậy vào mùa xuân năm sau. Sự thức dậy của nó, như một lời báo thiên nhiên bắt đầu sinh sôi trở lại.

Rồng trở thành biểu tượng tự nhiên của sự sản sinh ra một cách mạnh mẽ hơi ẩm trong khí trời. Đó là mùa xuân, là thời buổi xuất hiện những cơn mưa điều hòa, thay thế những cơn bão tố hoặc nắng hạn của thiên nhiên.

Rồng còn tượng trưng cho sự tiến bộ, sung túc và thịnh vượng. Dưới thời quân chủ ở phương Đông, rồng được suy tôn là biểu tượng của vương quyền, gắn liền với hình ảnh ông vua, là đỉnh cao của khái niệm quyền uy.

Sự khác biệt của rồng Việt Nam

Người xưa phân chia giống rồng làm 3 loại chính: Con lung (long) là giống có quyền lực nhất và thường cư ngụ trên trời. Con ly có sừng và sống dưới biển. Con giao mình phủ đầy vảy, thường sống trong các đầm lầy hoặc trong hang sâu trên núi.

Rồng Trung Hoa trên một mái chùa. Ảnh: vi.wikipedia.org
Rồng trên một mái chùa. Ảnh: Từ Ân

Tuy vậy, chỉ có con lung là loại đáng tin cậy và được mô tả có 9 biểu hiện: Đầu lạc đà, sừng hươu, mắt thỏ, tai bò, cổ rắn, bụng ếch, vây cá chép, móng diều hâu, lòng bàn chân của con hổ.

Con lung có những dải vảy cứng dọc sống lưng gồm 81 chiếc, những chiếc vảy trên vùng cổ họng nằm xoay về hướng đầu, vảy ở trên đầu được bố trí giống như những dãy gờ trên ngọn núi. Trên mỗi bờ mép của nó đều có râu dài lan tận cằm, và đó cũng là nơi có viên ngọc sáng. Đặc biệt nhất là nó không có khả năng thính giác.

Trong văn hóa Việt Nam, con rồng đứng đầu “tứ linh”, tượng trưng cho sự cao quý, linh thiêng, vương quyền, điềm lành và sự phồn thịnh. Người Việt cổ tự nhận mình là “con Rồng, cháu Tiên”, coi rồng là vật tổ, là linh thú bảo trợ cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, ấm no hạnh phúc.

Theo sách “Đại Việt sử ký toàn thư”, năm 1299, Thượng hoàng Trần Nhân Tông căn dặn con cháu nhà Trần phải “thích hình rồng vào đùi để tỏ là không quên gốc”.

Hình tượng rồng hiện diện trong văn hóa Việt Nam từ rất sớm. Trên các hiện vật bằng đồng của văn minh Đông Sơn, như thạp đồng Đào Thịnh, qua đồng Núi Voi, rìu lưỡi xéo Đông Sơn, khóa thắt lưng Ninh Bình… đã xuất hiện các hình rồng cách điệu từ hình tượng cá sấu.

Điều đặc biệt là rồng Việt Nam thường được mô tả với dáng vẻ linh hoạt, thanh mảnh, đôi cánh lớn và thân dẹp. Trái ngược, rồng của nhiều nước, ví dụ Trung Quốc thường có thân dày, hình ảnh mạnh mẽ, và thường không có cánh, chỉ có vảy màu. Điều này tạo nên sự phân biệt rõ ràng giữa hai loài rồng.

Rồng triều Nguyễn đặt trước Nhà hát Duyệt Thị Đường trong Đại nội Huế. Ảnh: Từ Ân
Rồng triều Nguyễn đặt trước Nhà hát Duyệt Thị Đường trong Đại nội Huế. Ảnh: Từ Ân

Miệng rồng Việt Nam luôn ngậm viên châu, trong khi ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc, rồng hay cầm ngọc bằng chân trước. Đầu rồng Việt Nam thường vuông, mõm rồng ngắn, mũi to nét mặt thông thái vui vẻ, đạo mạo không hề mang tính "dọa nạt" như rồng Trung Hoa hay rồng Nhật Bản với mõm dài, mũi nhỏ, nhe nanh...

Sự khác nhau này xuất phát từ lịch sử và văn hóa của người Việt, thường được coi là biểu tượng của sự mạnh mẽ, dũng cảm và phú quý. Rồng Trung Quốc có mặt trong văn hóa Trung Quốc hàng nghìn năm, thường thể hiện quyền lực hoàng gia, uy quyền và sức mạnh…

Tường Minh
TIN LIÊN QUAN

Linh vật rồng từ độc lạ đến hài hước ở các nước trên thế giới

Đan Thanh |

2024 là năm Giáp Thìn, ngoài Việt Nam, hình tượng linh vật rồng cũng được chú ý ở các nước như Malaysia, Singapore, Trung Quốc, Nhật, Mỹ...

Quất cảnh hình rồng chưng Tết giá 200 triệu đồng ở Hà Nội

Nhật Minh |

Cặp quất cảnh tạo hình rồng “Long Vân gặp hội” trên phố Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội) đang thu hút sự chú ý của nhiều người dân mua sắm Tết.

Cuộc phiêu lưu của những chú Rồng ngộ nghĩnh qua cuốn sách Xóm Rồng đón Tết

Mai Hương |

“Xóm Rồng đón Tết” là cuốn sách được ra mắt vào quý IV.2023 do Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam và Cánh Cam books xuất bản và phát hành.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

CLB Thanh Hóa đánh bại Công an Hà Nội tại vòng 2 V.League

HOÀNG HUÊ - MINH DÂN |

Câu lạc bộ Thanh Hóa giành chiến thắng 1-0 trước đội Công an Hà Nội ở vòng 2, qua đó giành 3 điểm đầu tiên ở LPBank V.League 2024-2025.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.