Thành Điện Hải được đề xuất công nhận di tích cấp quốc gia đặc biệt

THUỲ TRANG |

Với dấu ấn chiến tích oai hùng trong cuộc chống giặc ngoại xâm, Hội đồng di sản văn hoá quốc gia đã trình Thủ tướng phê duyệt, công nhận thành Điện Hải (Đà Nẵng) là di tích quốc gia đặc biệt.

Thành Điện Hải được vua Gia Long cho xây dựng sát vịnh cửa sông Hàn từ năm 1813. Đến năm 1823, vua Minh Mạng cho dời vào vị trí hiện tại bên bờ sông Hàn, xây dựng thành một pháo đài kiên cố.

Tuy nhiên, lâu nay, giới khoa học, sử học đều cho rằng, thành Điện Hải được xây theo kiểu thành Vauban do kỹ sư người Pháp Oliver Puymanel thiết kế. Ông là kỹ sư quân sự (1663 – 1707), từng mang cấp bậc Nguyên soái của nước Pháp và đã cho xây dựng nhiều thành lũy quân sự với đặc điểm nổi bật trong việc bố trí những pháo đài.

Trao đổi về điểm này, TS Phan Thanh Hải, Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, Giám đốc Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế cho rằng: “Theo nhiều tài liệu ghi chép lại, chính vua Gia Long đã học, thiết kế và cho xây dựng nên thành Điện Hải với kiểu dáng như hiện tại. Mặc dù thành có hơi hướng của kiểu kiến trúc Vauban là các góc nhô ra nhưng thành được xây hoàn toàn bằng gạch và pha trộn với kiến thúc thành truyền thống của Việt Nam”.

Điện Hải là tòa thành quân sự quan trọng nhất trong cả một hệ thống thành/đồn bảo vệ cảng Đà Nẵng cũng như hệ thống phòng thủ ven biển của nhà Nguyễn lúc bấy giờ.

Căn cứ vào giá trị lịch sử đặc biệt ấy, di tích Thành Điện Hải đã được xếp hạng là Di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1988. Và mới đây, với sự ủng hộ của 25/27 thành viên, Hội đồng di sản văn hóa quốc gia đã thống nhất trình Thủ tướng phê duyệt công nhận là di tích quốc gia đặc biệt để có chính sách bảo vệ đặc biệt với di tích này.

THUỲ TRANG
TIN LIÊN QUAN

Người dân lo lắng về sự xuống cấp nghiêm trọng của di tích pháo đài Xuân Tảo

CAO NGUYÊN |

Pháo đài Xuân Tảo (phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) là di tích cách mạng kháng chiến, được đầu tư xây dựng, cải tạo và hoàn thành từ đầu năm 2015. Đến nay công trình vẫn bị bỏ không, nhiều hạng mục xuống cấp dù chưa được nghiệm thu.

Cắn răng phá nhà cổ Đường Lâm

NGUYỄN THỊ NGỌC TUYỀN |

Đầu tháng 12 này, bà Kiều Thị Thảo (thôn Đông Sàng, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội) đã thuê cả một hiệp thợ về dỡ toàn bộ ngói âm dương, bắt đầu hủy bỏ “di tích nhà cổ 200 năm tuổi” của mình để phản đối cán bộ sở tại đối xử bất công với gia đình bà trong nhiều năm qua. Có mặt tại nhà bà Thảo, phóng viên Báo Lao Động chứng kiến một sự thật: Còn quá nhiều bất cập gây bức xúc trong bà con đang là chủ nhân của các “di sản văn hóa” quý giá. 

Nhiều câu hỏi chưa được giải đáp tại ngôi mộ cổ Cự thạch Hàng Gòn

MINH CHÂU |

Trong các di tích được xếp hạng của tỉnh Đồng Nai thì Mộ Cự thạch Hàng Gòn (xã Hàng Gòn, TX.Long Khánh) là một trong những di tích được xếp hạng cấp quốc gia sớm nhất và được công nhận là di tích cấp quốc gia đặc biệt.

Lãnh đạo Bệnh viện Mường Lát ký khống hồ sơ cho 18 sinh viên

Trần Lâm |

Thanh Hóa - 18 sinh viên không thực tập tại Bệnh viện Đa khoa huyện Mường Lát nhưng vẫn được lãnh đạo bệnh viện này ký khống xác nhận.

Xảy ra động đất ở Mộc Châu

Đặng Tình |

Ngày 23.9, tại Sơn La, một trận động đất mạnh 3,3 độ richter xảy ra trên địa bàn huyện Mộc Châu.

Thanh Hóa công bố tình trạng khẩn cấp ở nhiều địa bàn

Trần Lâm |

Thanh Hóa - Sáng 23.9, UBND tỉnh đã công bố tình huống khẩn cấp ở nhiều nơi trên địa bàn.

Vụ phụ huynh “sợ” các khoản thu đầu năm: Kiểm điểm cô giáo

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Sau khi phụ huynh tại một trường tiểu học (ở thị xã Nghi Sơn) bức xúc, "thấy sợ" về các khoản thu đầu năm học, nhà trường đã kiểm điểm một cô giáo.

Hòa Bình di dời khẩn cấp người dân trong đêm, tránh sạt lở

Minh Nguyễn |

Hòa Bình - Tối 22.9, người dân ở tổ 1, phường Thống Nhất, TP Hòa Bình phải di dời khẩn cấp để đảm bảo an toàn, tránh sạt lở.