Vì sao "Bài hát tử thần" từng khiến hơn 100 người nghe xong tự tử?

Lan Anh |

Âm nhạc từ lâu được xem là liều thuốc chữa lành tâm hồn. Người ta tìm đến âm nhạc để giải tỏa những đau buồn. Có đôi khi, bài hát lại góp phần làm nên những cái kết đau buồn, “Gloomy Sunday” là ví dụ điển hình.

Nỗi u ám đằng sau "Bài hát tử thần"

“Gloomy Sunday - Chủ nhật u ám” được viết vào năm 1933 bởi tác giả Rezső Seress và László Jávo. Từ khi ra đời, ca khúc được cover hơn 70 lần bởi nhiều nghệ sĩ nổi tiếng trên thế giới. Bài hát nổi tiếng đến nỗi được phổ thành vở kịch phát trên đài phát thanh với tựa đề "Hẹn gặp lại lần sau".

Ít lâu sau ra đời, “Gloomy Sunday” trở thành một trong những ca khúc gây tò mò nhất thế giới. Nguyên nhân là bản nhạc bị quy chụp là nguyên nhân thúc đẩy hàng loạt vụ tự tử chấn động.

Rezső Seress là nhà soạn nhạc người Hungary sống ở Pháp. Có ý kiến cho rằng “Gloomy Sunday” ra đời trong bối cảnh ông bị hôn thê từ hôn vì lối sống quá nghệ sĩ. Số khác lại nói ca khúc được phổ từ bài thơ của  László Jávor viết cho người yêu cũ. Vì vậy bao trùm bài hát là nỗi buồn.

“Chủ nhật u ám” nhiều năm gắn với biệt danh “bài hát tử thần”. Ảnh: TL
“Chủ nhật u ám” nhiều năm gắn với biệt danh “bài hát tử thần”. Ảnh: TL

Trước khi chính thức được ca sĩ Pál Kalmár thể hiện, một nhà xuất bản đã từ chối với lý do “ca khúc quá tuyệt vọng, không ích gì khi được nghe bản nhạc này”. Đó như là dự đoán cho tương lai u ám của “Gloomy Sunday”.

Giữa lúc ca khúc trở thành hit toàn cầu, vào năm 1935, một người thợ đóng giày ở Budapest tự sát. Trong thư tuyệt mệnh, ông trích lại lời bài hát “Gloomy Sunday”.

Một tuần sau, một nữ nhân viên treo cổ tự sát. Cảnh sát phát hiện cô chép lại lời ca khúc ám ảnh trước khi lìa đời. Ít lâu sau, một người đàn ông nhảy lầu tự tử từ căn hộ tầng 7 sau khi nghe xong ca khúc. Một trường hợp nhảy cầu tự sát khác được phát hiện ở Rome, Italy sau khi chàng trai này nghe giai điệu bài hát.

Không chỉ gieo rắc nỗi kinh hoàng ở Hungary, “bài hát tử thần” liên quan đến nhiều trường hợp tự tử ở các quốc gia khác.

Cảnh sát London, Anh báo cáo một phụ nữ đã tự tử vì dùng thuốc an thần quá liều. Cô được phát hiện chết trong tình trạng phát lại ca khúc suốt 78 lần với âm lượng tối đa. Thi thể của người này được phát hiện sau khi hàng xóm phẫn nộ vì tiếng ồn mãi không dứt phát ra từ căn hộ.

“Ca khúc tử thần” có liên quan ít nhất đến 100 người tự tử trước khi bị chính quyền để ý.

Năm 1968, ngay cả tác giả bài hát cũng không tránh được “lời nguyền” của bài hát. Ông đã nhảy qua cửa sổ tự tử. Nhiều người cho rằng Seress không chịu được áp lực dư luận và thông điệp tiêu cực bản thân tạo ra.

Cuối những năm 1930, chính quyền Hungary ban lệnh cấm các ca sĩ biểu diễn công khai “ca khúc chết người”. Nhiều đài truyền hình ở Anh cũng không cho phép sự xuất hiện của “Gloomy Sunday” trên sóng.

Giải oan cho ca khúc

Thời điểm đó, dư luận hoàn toàn đổ lỗi cho “Gloomy Sunday” và tác giả bài hát. Tuy nhiên, mãi đến sau này, các chuyên gia bắt đầu nhìn vào bối cảnh lịch sử để giải thích nguyên nhân hàng loạt người tử vong.

Mộ phần của tác giả Rezső Seress - người tự tử sau nhiều năm phát hành bản nhạc gây ám ảnh. Ảnh: TL
Mộ phần của tác giả Rezső Seress - người tự tử sau nhiều năm phát hành bản nhạc gây ám ảnh. Ảnh: TL

Trên thực tế, những năm 1930-1940 được gọi là thời kỳ Đại suy thoái. Đây cũng là giai đoạn thế giới đối mặt nhiều khủng hoảng, chiến tranh thế giới thứ 2 sắp bùng nổ, sự xâu xé của những cường quốc. Dù có hay không sự xuất hiện của “Gloomy Sunday”, tỷ lệ tự tử giai đoạn này vẫn cao nhất mọi thời đại.

Theo Hungary Today, đất nước Hungary là một trong những quốc gia có tỷ lệ tự tử cao nhất thế giới. Nếu cho rằng “Gloomy Sunday” góp phần thúc đẩy tự tử thì chưa thuyết phục.

Một cuộc điều tra khoa học cho thấy Hungary trải qua “hiệu ứng Werther” - thuật ngữ chỉ loạt các vụ tự tử mô phỏng cái chết được công bố rộng rãi. Lý thuyết trên được công bố bởi nhà xã hội học David Phillips.

Đến cuối cùng, câu hỏi liệu những người này có ý định tự tử sau khi nghe bài hát hay không cũng không thể giải đáp. Công chúng vẫn cứ tò mò về những cái chết gây ám ảnh thông qua ca khúc mang tên “Chủ nhật u ám”.

Lan Anh
TIN LIÊN QUAN

Điều gì được chờ đợi nhất ở Táo Quân?

Lan Anh |

Vì sao liên tục phải đứng trước sức ép đổi mới, nhưng Táo Quân mỗi lần tuyên bố lên sóng đều luôn được khán giả chờ đợi, thậm chí kỳ vọng?

Lời nguyền đằng sau Spider-Man

Lan Anh |

Ba nam diễn viên từng đóng vai Người Nhện của Sony có một điểm chung. Họ đều yêu bạn diễn sau khi hoàn thành ghi hình bộ phim, mặc cho đạo diễn cảnh báo đây là điều không nên.

Sự quyến rũ của anh công nhân dọn rác Đen Vâu

Bình An |

Trước khi nổi tiếng, Đen Vâu có 7 năm làm công nhân dọn rác trên biển. Anh cũng kinh doanh quán cà phê và từng dự định thành thợ xăm, cắt tóc.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

CLB Thanh Hóa đánh bại Công an Hà Nội tại vòng 2 V.League

HOÀNG HUÊ - MINH DÂN |

Câu lạc bộ Thanh Hóa giành chiến thắng 1-0 trước đội Công an Hà Nội ở vòng 2, qua đó giành 3 điểm đầu tiên ở LPBank V.League 2024-2025.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.