Đi lễ chùa, đặt tiền lên ban thờ có nên không?

Đào Bích |

Nhà sử học Lê Văn Lan cho rằng  đặt tiền lên ban thờ, xin lộc hay giành lộc, cướp lộc, là biến tướng của việc đi lễ chùa thời nay.

Ông nhấn mạnh, cửa chùa không phải là nơi xin cho, mua bán. “Chính tâm lý "xin - cho" hằn sâu vào ý thức của nhiều người ở đời thực nên cũng bị lây lan sang cả đời sống tâm linh. Họ cầu xin những điều rất thực dụng như “buôn may bán đắt”.

Nhà sử học nổi tiếng tỏ ra thất vọng và lo ngại về cách mà nhiều người Việt đi lễ thời nay. “Bây giờ người ta đi chùa không phải để thỏa mãn nhu cầu tâm linh, hướng về cõi thiện, cõi phật mà để ăn mặc sang trọng, khoe mẽ, mang tiền đến cài vào tay phật rồi cúng bái đồ xa xỉ, tốn kém. Đấy là biến tướng của việc đi chùa ngày nay”.

Bàn về vấn đề lễ hội, GS Trần Lâm Biền, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, tín ngưỡng tôn giáo Việt Nam nhấn mạnh, suy nghĩ “tốt lễ dễ kêu” là quan niệm sai lầm, tầm thường của nhiều người.

 
Hình ảnh quen thuộc trên ban thờ các đền, chùa.

“Đi lễ không thành tâm, chỉ nghĩ đến vật chất thì còn… phải tội hơn. Những nơi đình, đền, chùa là chốn tâm linh, thanh tịnh - nơi để người dân đến tìm thấy sự thanh thản, an yên chứ không phải nơi xô bồ, đổi chác, xin xỏ vật chất”.

Theo GS Trần Lâm Biền, cần ngăn chặn những hành vi tại cửa đình, chùa trong mùa lễ hội như: rải tiền lẻ, xoa đầu tượng, xin xỏ vật chất một cách tham lam, ….

Thực tế, việc dâng lễ để cầu may, đặt tiền lên ban thờ có phải là văn hóa tín ngưỡng của người Việt xưa? Theo Thượng tọa Thích Chiếu Tuệ, Trưởng ban Hoằng pháp Ban Trị sự Phật giáo TP Hà Nội, điều này không đúng với văn hóa tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam.

 
Hình ảnh từng gây tranh cãi tại lễ hội Chùa Hương. Ảnh: Zing.vn

“Không nên đặt tiền lên ban thờ, hành động đó không khác gì mua - bán thần, phật...”, Thượng tọa Thích Chiếu Tuệ chia sẻ.

Cũng theo Thượng tọa Thích Chiếu Tuệ, chốn tâm linh là nơi để con người hướng thiện, tìm thấy sự thanh thản chứ không phải là nơi có thể làm cho ai đó giàu có hơn, thành đạt hơn.

“Cửa chùa không phải là nơi để xin xỏ, đổi chác, cầu xin những điều thực dụng như “buôn may bán đắt”, “công thành danh toại”… Cần thấu hiểu đạo Phật để hiểu rất rõ luật nhân - quả của Phật giáo, không có gì là tự dưng mà có, nếu không cố gắng từ bản thân".

Đào Bích
TIN LIÊN QUAN

Lễ hội thổi xôi đánh thức mọi giác quan của người tham gia

Thành Trung |

Lễ hội xôi diễn ra tại đình Phú Gia, Tây Hồ, Hà Nội đầy màu sắc, được trình bày đẹp mắt cuốn hút người xem và đánh thức mọi giác quan.

Hãy vui lễ hội lành mạnh và văn minh

LÊ THANH PHONG |

Sau những ngày nghỉ Tết là bước vào mùa lễ hội. Đã có nhiều nơi khai hội, khách hành hương tứ phương đổ về, chùa Hương là một điểm nóng như mọi năm.

Lễ hội Cầu Bông ở làng rau trên 500 năm tuổi

HOÀNG VINH |

Ngày 11.2 (tức mùng 7 tháng Giêng năm Kỷ Hợi), làng rau Trà Quế, UBND xã Cẩm Hà, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam tổ chức Lễ hội cầu Bông - nghi lễ mở mùa cho một năm mới.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.