Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XXI: Cần một Ban giám khảo thực sự bản lĩnh

VIỆT VĂN |

Liên hoan phim Việt Nam (LHPVN) lần thứ XXI diễn ra từ ngày 23 đến 27.11 tại TP.Bà Rịa - Vũng Tàu, với khẩu hiệu: “Xây dựng nền công nghiệp điện ảnh Việt Nam dân tộc, nhân văn, sáng tạo và hội nhập”. 2 yếu tố quyết định chất lượng LHP là khâu tổ chức và thẩm định tác phẩm.

Không dễ giản dị mà sang trọng

LHP Việt Nam năm nay có điểm mới là lễ khai mạc, bế mạc sẽ không do một công ty chuyên tổ chức sự kiện thực hiện mà sẽ do kênh truyền hình của Đài tiếng nói Việt Nam (Vietnam Journey) tiến hành. Chương trình chắc sẽ gọn nhẹ giản dị hơn và có thể từ nay các LHPVN sẽ ngày càng bớt ồn ào, hào nhoáng vẻ ngoài hơn. Vấn đề là giản dị, nhưng làm sao trang trọng là bài toán khó đặt ra với các nhà tổ chức bởi LHP có sự tham gia của 40-50 khách mời quốc tế.

Các hoạt động của LHP cũng như mô hình cũ là có giao lưu, có hội thảo, có triển lãm. Triển lãm Biển đảo Việt Nam dưới góc nhìn điện ảnh sẽ mở đầu cho LHP. Xu hướng bắt tay điện ảnh và du lịch đã từ rất lâu nhưng xem ra nó vẫn chưa thật chặt chẽ để đảm bảo hiệu quả như mong muốn.

Cuộc hội thảo “Bối cảnh quay phim tại Việt Nam” không mới nhưng chờ đợi các ý kiến mới, cụ thể và thiết thực hơn. Trong khi đó, hội thảo “Nâng cao chất lượng phim Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế” đặt trúng vấn đề trong bối cảnh phim thương mại đang chi phối thị trường và khi phim Việt đang “thua” trên sân nhà. Nhưng liệu có thu hút được các nhà làm phim trẻ tham gia và đưa ra những giải pháp thực sự có tính khả thi không, là câu hỏi với ban tổ chức.

Tổ chức tại thành phố biển Vũng Tàu, LHP lần thứ XXI có thể khó sôi động như ở Hà Nội hay TPHCM, nhưng biết đâu, chính ở một địa điểm không bị “pha loãng” bởi quá nhiều hoạt động khác lại chính là ngày hội của công chúng yêu điện ảnh.

“Nóng” ở phim truyện

Đã có những năm, phim Nhà nước vắng bóng tại LHP hay giải Cánh diều. Năm nay, lĩnh vực phim truyện điện ảnh - thể loại quan trọng nhất, trong 16 phim tham dự có 4 phim Nhà nước đặt hàng và có sự góp vốn của một số hãng phim tư nhân. Đó là “Thạch Thảo” của đạo diễn Mai Thế Hiệp là câu chuyện tình tuổi học trò ngây thơ, “Truyền thuyết Quán Tiên” - đạo diễn Đinh Tuấn Vũ là phim chiến tranh, kịch bản dựa theo truyện ngắn của nhà văn Xuân Thiều. “Hợp đồng bán mình” - đạo diễn Trần Ngọc Phong về đề tài nóng trong xã hội khi cô gái vì cứu cha vướng vòng lao lý mà ký hợp đồng làm vợ đại gia. “Nơi ta không thuộc về” của đạo diễn Đặng Thái Huyền về đề tài đi tìm hài cốt liệt sĩ sau chiến tranh.

Theo sơ bộ phân chia, có 12 phim tâm lý xã hội (trong đó có 2 phim tâm lý xã hội pha hài là “Anh thầy ngôi sao” và “Cua lại vợ bầu”), 1 phim hành động (“Hai Phượng”), 1 phim về đề tài chiến tranh (“Truyền thuyết về Quán Tiên”), 2 phim thuộc thể loại kinh dị (trong đó “Người bất tử” là kinh dị giả tưởng, “Lật mặt: Nhà có khách” là kinh dị hài).

Sự phân chia cũng chỉ tương đối, bởi khá nhiều phim tư nhân pha hài, kể cả dạng giả tưởng. Đáng chú ý là sự xuất hiện của những phim doanh thu “khủng” phòng vé như “Hai Phượng” (phim được chọn đi dự tranh vòng sơ loại giải Oscar năm nay) hay “Cua lại vợ bầu”, “Lật mặt, nhà có khách”. Cùng với đó là cuộc đua tài của những đạo diễn đang sung sức gây “bão” doanh thu phòng vé như Lý Hải, Ngô Thanh Vân… và cả tên từng khuynh đảo màn ảnh một thời gian dài là đạo diễn Victor Vũ, Nguyễn Quang Dũng tức Dũng “khùng”…

Mảng đề tài đồng tính cũng được đạo diễn Trịnh Đình Lê Minh thể hiện khá tốt trong phim “Thưa mẹ, con đi”. Một phim mang rõ nét bản sắc văn hóa dân tộc là “Song Lang” của Leon Quang Lê.

Có ý kiến cho rằng phần thưởng lớn nhất của phim tư nhân, thị trường là doanh thu rạp chiếu. Phần thưởng lớn nhất của phim Nhà nước là được tiền Nhà nước đầu tư để làm phim. Vì thế, giải phim truyện điện ảnh của LHP phải là giải thực sự chất lượng cao, có giá trị nghệ thuật sâu sắc. Điều đó đòi hỏi Ban giám khảo phải thực sự bản lĩnh, bởi lẽ người chấm có thể bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố chủ quan, khách quan và không loại trừ phải đối mặt với những mối quan hệ, “vận động hành lang”.

Làm sao chọn được một tác phẩm xứng đáng để dân nghề và công chúng “tâm phục, khẩu phục” đáp ứng yêu cầu vừa mang đậm bản sắc dân tộc, vừa mang tính hội nhập quốc tế cao, để LHP Việt Nam lần thứ XXI thành công là trách nhiệm nặng nề đặt lên Ban giám khảo.

VIỆT VĂN
TIN LIÊN QUAN

Liên hoan phim Việt Nam XXI: Không có chuyện "thiên vị" phim nhà nước

Linh Chi |

Chiều 14.11, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch đã tổ chức buổi họp báo giới thiệu Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XXI với chủ đề "Xây dựng nền công nghiệp điện ảnh Việt Nam dân tộc, nhân văn, sáng tạo và hội nhập". 

Trấn Thành - Lương Mạnh Hải "cạnh tranh" tại Liên hoan phim Việt Nam XXI

Linh Chi |

Trấn Thành, Lương Mạnh Hải cùng một loạt nam diễn viên Việt sẽ tranh giải "Nam diễn viên xuất sắc" tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XXI.

Phim "Ròm" bị phạt 40 triệu sau khi thắng giải tại Liên hoan phim Busan

Linh Chi |

Theo thông tin mới nhất từ Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, nhà sản xuất phim "Ròm" sẽ bị phạt 40 triệu đồng vì phim phát hành khi chưa được phép phổ biến.

Kê biên khối bất động sản khủng của bà chủ Xuyên Việt Oil

Việt Dũng |

Mai Thị Hồng Hạnh - bà chủ Công ty Xuyên Việt Oil - bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 1.400 tỉ đồng nên cơ quan chức năng đã kê biên hàng chục bất động sản.

Cấp dưới Trương Mỹ Lan khai: Không ngờ hậu quả quá lớn

Tú Tâm |

TPHCM - Tại phiên xử Trương Mỹ Lan giai đoạn 2, trong phần thẩm vấn, nhiều cấp dưới thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.

Sắp triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương

Xuyên Đông |

Ngày 20.9, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, sẽ triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương trong năm 2025.

Lào Cai phạt quán ăn tăng giá bất thường mùa mưa lũ

Đinh Đại |

Lực lượng chức năng tỉnh Lào Cai đã tiến hành lập biên bản và xử phạt cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại huyện Bảo Thắng.

Trường sạt lở nghiêm trọng, hàng trăm học sinh Thanh Hóa nghỉ học

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Do ảnh hưởng của mưa bão, một trường học đang xây dựng thì bị sạt lở nghiêm trọng. Ngay sau đó, ngành chức năng đã cho toàn bộ học sinh nghỉ học.