Nghe cổ vật kể chuyện Tết Huế xưa

Tường Minh |

Huế - Những chuyện kể về Tết Huế xưa hiện về qua những cổ vật được lưu giữ tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế.

Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế nằm trong điện Long An - ngôi điện do vua Thiệu Trị cho xây dựng từ hơn 150 năm trước dùng để làm nơi nghỉ dưỡng, tĩnh tâm ngay trong lòng Thành Nội.

Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế hiện đang lưu giữ nhiều hiện vật quý hiếm liên quan đến Tết xưa của triều Nguyễn như: Bộ bình chén dâng rượu bằng bạc từ thời Tự Đức (1848 - 1883), vua Đồng Khánh (1885 - 1889) còn sai Sở Nội tạo chế tác một bộ bình và chén làm bằng ngà voi, trên khắc bốn chữ Hán: “Đồng Khánh sắc tứ” đặt trong một chiếc giá hình lồng đèn sơn son thếp vàng.

Bộ bình rượu bằng ngà voi “Đồng Khánh sắc tử”. Ảnh: Từ Ân
Bộ bình rượu bằng ngà voi “Đồng Khánh sắc tử”. Ảnh: Từ Ân

Bộ đồ uống rượu này thật tiện lợi cho những chuyến du xuân, như vua Đồng Khánh từng thực hiện vào mùa xuân năm Bính Tuất (1886). Mỗi khi du xuân, chỉ cần rót rượu đầy bình, treo chén vào các lá cửa của chiếc lồng đèn, đóng lại. Lúc cần thưởng rượu chỉ kéo cần gạt phía dưới lồng đèn, những cánh cửa mở ra, mang chén ngà đến cho tửu khách chiết tửu.

Là bộ khay đựng mứt do Pháp lam tượng cục của triều Nguyễn làm vào đời vua Thiệu Trị (1841 - 1848), gồm chín ngăn, mỗi ngăn dùng đựng một món mứt, khay đặt trong chiếc hộp gỗ sơn son vẽ rồng.

Bộ khay đựng mứt 9 ngăn bằng Pháp lam đời Thiệu Trị. Ảnh: Từ Ân
Bộ khay đựng mứt 9 ngăn bằng Pháp lam đời Thiệu Trị. Ảnh: Từ Ân

Đã ăn mứt thì phải uống trà. Vậy nên đi theo bộ khay đựng mứt là những bộ đồ trà bằng sứ ký kiểu của triều Nguyễn luôn đủ bốn món dầm, bàn, tống, tốt, do triều đình sai sứ sang Cảnh Đức Trấn (Giang Tây, Trung Quốc) ký kiểu.

Bộ đồ trà viên long, hiệu đề “Thiệu Trị niên tạo” đang bày kèm với bộ khay mứt chính là một bảo vật trong dòng đồ sứ ký kiểu ấy.

Ngoài ra, còn có bộ khay Pháp lam khác dùng để ăn món gỏi vì vào dịp Tết âm lịch, các ông vua nhà Nguyễn cũng thường dùng đến 12 món gỏi, tượng trưng 12 tháng trong năm.

Bộ khay Pháp lam khác dùng để ăn món gỏi. Ảnh: Từ Ân
Bộ khay Pháp lam khác dùng để ăn món gỏi. Ảnh: Từ Ân

Tết Huế xưa còn có nhiều trò giải trí như đua ghe, vật võ, bài chòi, bài vụ, đánh thơ, đổ xăm hường, chơi đầu hồ... Theo thời gian, nhiều trò chơi dường như mất hẳn trong các thú vui ngày tết ở Huế. Bảo tàng Mỹ thuật cung đình Huế vẫn còn lưu giữ được nhiều cổ vật ghi dấu những trò chơi này.

Đầu hồ là một trò chơi có nguồn gốc Trung Hoa. Đầu nghĩa là ném; hồ nghĩa là cái bình. Đầu hồ là ném (một vật) vào cái bình, ở đây là ném những mũi tên bằng gỗ lọt vào miệng một chiếc bình.

Bộ bình rượu bằng ngà voi “Đồng Khánh sắc tử”. Ảnh: Từ Ân
Bộ bình rượu bằng ngà voi “Đồng Khánh sắc tử”. Ảnh: Từ Ân

Trò đầu hồ khá phổ biến vào thời Nguyễn. Vì thích trò đầu hồ nên các vua nhà Nguyễn cho làm nhiều đầu hồ với nhiều chất liệu khác nhau. Nhờ đó mà Bảo tàng Mỹ thuật cung đình Huế vẫn còn giữ được hai chiếc đầu hồ bằng gỗ, một bằng pháp lam và một bằng sứ ký kiểu. Tất cả đều là vưu vật của vua Tự Đức và là trân bảo của bảo tàng này.

Đổ xăm hường cũng là một trò chơi tao nhã ngày Tết, người Huế rất ưa chuộng. Xăm nghĩa là cái thẻ; hường là lối đọc trại từ chữ hồng, nghĩa là màu hồng.

Bộ xăm hường bằng ngà voi của vua Tự Đức. Ảnh: Từ Ân
Bộ xăm hường bằng ngà voi của vua Tự Đức. Ảnh: Từ Ân

Do âm hồng có trong chữ Hồng Nhậm, tên của vua Tự Đức, nên phải đọc trại đi. Đổ xăm hường là trò gieo con súc sắc sao cho giành được những chiếc thẻ khắc chữ màu đỏ, ghi các học vị trong hệ thống khoa cử thời xưa: Tú tài, cử nhân, tiến sĩ, hội nguyên, thám hoa, bảng nhãn, trạng nguyên…

Tường Minh
TIN LIÊN QUAN

Chiêm ngưỡng 2 bảo vật quốc gia trong ngôi chùa 500 tuổi ở Hải Phòng

Mai Dung |

Hải Phòng - Chùa Trà Phương (Kiến Thuỵ) là ngôi cổ tự có niên đại hàng thế kỉ, nơi lưu giữ nhiều dấu ấn thời Mạc. Trong đó, đặc biệt là pho tượng Thái tổ Mạc Đăng Dung và bức phù điêu Thái Hoàng Thái Hậu Vũ Thị Ngọc Toàn đã được Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia.

Một thuở áo dài Đà Lạt

Nguyễn Vĩnh Nguyên |

Phụ nữ Đà Lạt xưa mỗi khi ra đường, bất kể đi đâu, tới nhà thờ, chùa chiền, dạo phố hay đi chợ mua bán... họ đều chọn mặc áo dài và khoác thêm chiếc áo len mỏng. Chiếc áo dài truyền thống Việt Nam trên một thành phố quanh năm giá lạnh và mang dáng dấp Châu Âu đã gợi ra một khung cảnh thanh nhã, hài hòa ngày tháng cũ.

285 năm Tao đàn Chiêu Anh Các

Lục Tùng |

Không chỉ khai mở văn mạch phương Nam Tổ quốc, Tao đàn Chiêu Anh Các do Mạc Thiên Tích khởi xướng, còn mở đường đưa văn chương Việt Nam “giao lưu quốc tế”...

Giữ văn hoá làng trên mảnh đất miền biên viễn

Thanh Hải |

“Có quy hoạch tốt, dân cư sống quần tụ thì sẽ giữ được làng truyền thống. Có được truyền thống tốt đẹp thì người Cơ Tu sẽ giữ được văn hóa. Giữ được văn hóa thì giáo dục con người sẽ thành công.  Đó là tâm huyết, là lý luận mà lãnh đạo huyện Tây Giang - Quảng Nam làm cơ sở để hoạch định, tạo dựng sự bền vững để phát triển mảnh đất miền biên viễn ở trung Trường Sơn.

Kỷ luật nguyên Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai

PHẠM ĐÔNG |

Bà Vũ Thị Mai - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài chính - bị kỷ luật bằng hình thức Khiển trách do đã có những vi phạm, khuyết điểm trong công tác.

Lý do hàng loạt "ông lớn" xin giảm nhập xăng dầu

Anh Tuấn |

Một số thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu đề xuất điều chỉnh giảm mức tổng nguồn được phân giao cho cả năm 2024 do bị lỗ những tháng gần đây.

Nhiều hộ dân tự ý quay trở lại nhà ở khu vực di dời vì bão

CÔNG SÁNG |

Nhiều hộ dân tại huyện Minh Hóa (tỉnh Quảng Bình) quay trở lại nhà khi khu vực của gia đình còn nguy hiểm do ảnh hưởng mưa bão.

Bà chủ Xuyên Việt Oil bị cấp dưới bớt tiền hối lộ quan chức

Việt Dũng |

Để phục vụ cho việc kinh doanh xăng dầu, bà chủ Xuyên Việt Oil đã chi ra hàng triệu USD hối lộ lãnh đạo bộ, ngành song một phần tiền bị cấp dưới bớt xén.

Chiêm ngưỡng 2 bảo vật quốc gia trong ngôi chùa 500 tuổi ở Hải Phòng

Mai Dung |

Hải Phòng - Chùa Trà Phương (Kiến Thuỵ) là ngôi cổ tự có niên đại hàng thế kỉ, nơi lưu giữ nhiều dấu ấn thời Mạc. Trong đó, đặc biệt là pho tượng Thái tổ Mạc Đăng Dung và bức phù điêu Thái Hoàng Thái Hậu Vũ Thị Ngọc Toàn đã được Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia.

Một thuở áo dài Đà Lạt

Nguyễn Vĩnh Nguyên |

Phụ nữ Đà Lạt xưa mỗi khi ra đường, bất kể đi đâu, tới nhà thờ, chùa chiền, dạo phố hay đi chợ mua bán... họ đều chọn mặc áo dài và khoác thêm chiếc áo len mỏng. Chiếc áo dài truyền thống Việt Nam trên một thành phố quanh năm giá lạnh và mang dáng dấp Châu Âu đã gợi ra một khung cảnh thanh nhã, hài hòa ngày tháng cũ.

285 năm Tao đàn Chiêu Anh Các

Lục Tùng |

Không chỉ khai mở văn mạch phương Nam Tổ quốc, Tao đàn Chiêu Anh Các do Mạc Thiên Tích khởi xướng, còn mở đường đưa văn chương Việt Nam “giao lưu quốc tế”...

Giữ văn hoá làng trên mảnh đất miền biên viễn

Thanh Hải |

“Có quy hoạch tốt, dân cư sống quần tụ thì sẽ giữ được làng truyền thống. Có được truyền thống tốt đẹp thì người Cơ Tu sẽ giữ được văn hóa. Giữ được văn hóa thì giáo dục con người sẽ thành công.  Đó là tâm huyết, là lý luận mà lãnh đạo huyện Tây Giang - Quảng Nam làm cơ sở để hoạch định, tạo dựng sự bền vững để phát triển mảnh đất miền biên viễn ở trung Trường Sơn.