Nhiều kiến nghị cải thiện chính sách tiền lương

Phương Linh |

Khánh Hòa- Chính sách tiền lương cần thay đổi để phù hợp với mức sống tối thiểu của người lao động sau đại dịch là nội dung được nhiều lao động ở khu vực Nam Trung Bộ kiến nghị.

Thu nhập tối thiểu thua mức sống tối thiểu

Tại huyện Khánh Sơn - một huyện miền núi của tỉnh Khánh Hòa, nhiều lao động là nhân viên cấp dưỡng ở các trường bán trú từ tháng 1.2022 được nhận mức lương là 2.011.500 đồng/tháng (chưa bao gồm đóng bảo hiểm xã hội). Và mức lương này chỉ hưởng không quá 9 tháng/năm. Mức lương này chưa đủ theo mức lương tối thiểu vùng 3 là 3.070.000 đồng/tháng.

Chị Nguyễn T.T làm cấp dưỡng hơn 7 năm, hưởng chế độ tiền lương theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14.12.2004 cũng được 3-4 triệu đồng/tháng. Thế nhưng, từ đầu năm 2022 đến nay, chị chuyển sang hưởng chế độ theo điểm d khoản 2 điều 5 Nghị định 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ nên lương giảm đi gần một nửa.

"Công việc của tôi không giảm nhưng lương áp dụng theo quy định mới thì quá thấp nên rất mong các cấp có sự điều chỉnh phù hợp. Chứ với mức thu nhập 2 triệu đồng/tháng thì thực sự không đủ sống với giá cả sinh hoạt hiện nay"- chị T tâm tư.

Lương không đủ để trang trải cuộc sống sau dịch cũng là tình cảnh chung của công nhân lao động sống làm việc ở các khu công nghiệp trên địa bàn huyện Cam Lâm, Thị xã Ninh Hòa, TP.Nha Trang.

Những tháng vừa qua chật vật với dịch bệnh, chị Nguyễn Thị Loan (trú phường Phước Hải, TP.Nha Trang) mất công việc làm nhân viên thị trường. Chị xin đi làm công nhân công ty may ở Khu công nghiệp Suối Dầu.

“Tôi vào làm cộng cả tăng ca mỗi ngày 2 tiếng nữa, đi làm đều 26 công thì được khoảng 6 triệu đồng/tháng sau khi trừ các khoản. Thế nhưng cầm đồng lương chưa kịp nóng thì giá cả sinh hoạt sau dịch lại càng đắt đỏ nên mong sao có chính sách cải thiện tiền lương cho công nhân, kiểm soát giá cả chứ lương không đổi mà giá đổi từng ngày nên công nhân khó cải thiện được cuộc sống tối thiểu" - chị Loan chia sẻ.

Cần sớm có chính sách cải cách tiền lương phù hợp

Thời gian qua, các cấp Công đoàn tỉnh Khánh Hòa cũng đã ghi nhận nhiều ý kiến của đoàn viên, người lao động về vấn đề việc làm và thu nhập.

Bà Nguyễn Thị Hằng - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Khánh Hòa - cho biết: Nhiều lao động đề nghị Chính phủ quan tâm hơn và sớm có chính sách cải cách tiền lương phù hợp đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khu vực hành chính sự nghiệp.

Đặc biệt, với lao động ngành Y và ngành Giáo dục hiện nay, một số bộ phận tiền lương tương đối thấp không bằng lương tối thiểu của vùng miền đang áp dụng cho công nhân lao động ở các khu công nghiệp.

Cùng với đó, người lao động trong các doanh nghiệp hiện vẫn đang nhận mức lương còn thấp, mức lương tối thiểu hiện áp dụng chưa đáp ứng được mức sống tối thiểu của người lao động. Người lao động mong các cấp sớm xem xét chính sách tiền lương của để tạo động lực cho người lao động nâng cao năng suất lao động, phục hồi sau đại dịch.

Theo ông Phan Quốc Thắng - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Phú Yên, vấn đề công nhân quan tâm nhất hiện nay là lương có tăng và tăng như thế nào? Bởi thu nhập tối thiểu hiện nay không đủ để công nhân sống tối thiểu khi mà giá cả đang tăng cao.

“Khảo sát công nhân chủ yếu là ý kiến về vấn đề bao giờ tăng lương. Chứ thực tế dịch bệnh 2 năm qua, công nhân kiệt quệ, khó khăn lắm rồi. Nếu vẫn giữ mức lương cũ thì sức lao động của công nhân cũng sẽ khó mà cải thiện nên cần quan tâm đến chính sách thay đổi nâng cao thu nhập cho người lao động sớm hơn”- ông Thắng thông tin.

Phương Linh
TIN LIÊN QUAN

Công nhân gửi tới Thủ tướng mong ước về tiền lương, chăm sóc sức khoẻ

LƯƠNG HẠNH |

Lần gặp gỡ, đối thoại với Thủ tướng tới đây, nhiều công nhân bày tỏ hy vọng, mong ước được quan tâm về chính sách tiền lương, chăm sóc sức khỏe.

Chủ tịch Quốc hội: Không được dùng nguồn cải cách tiền lương để làm đường

NHÓM PV |

Trước ý kiến đề nghị sử dụng nguồn cải cách tiền lương để đầu tư các tuyến đấu nối vào đường vành đai, Chủ tịch Quốc hội khẳng định không nên đặt ra vì “đụng” nghị quyết Trung ương. Chính phủ cũng đang rà soát các nguồn đảm bảo cải cách tiền lương, điều chỉnh lương để báo cáo.

Quy định tiền lương tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, BHYT năm 2022

Minh Hương |

Dưới đây là cách xác định tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế năm 2022.

Xét xử 6 bị cáo vụ cháy karaoke An Phú khiến 32 người chết

ĐÌNH TRỌNG |

Ngày 24.10, TAND tỉnh Bình Dương đã mở phiên tòa sơ thẩm vụ án sai phạm để xảy ra cháy karaoke An Phú khiến 32 người chết.

Trạm bơm tiền tỉ, chưa nghiệm thu đã thanh toán tiền rồi bỏ hoang hơn 4 năm

PHÚC ĐẠT |

Công trình trạm bơm trị giá 1,5 tỉ đồng ở xã Hương Phong (TP Huế) bị bỏ hoang hơn 4 năm nay, điều đáng nói, khi công trình chưa thể hoạt động, chưa nghiệm thu, chủ đầu tư là UBND xã Hương Phong đã đem tiền đi thanh toán cho đơn vị thi công.

Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là nguyện vọng của nhân dân

VƯƠNG TRẦN thực hiện |

Bài viết “Phát huy tính đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của Tổng Bí thư Tô Lâm đang nhận được nhiều sự quan tâm và đồng tình của dư luận. Lao Động có cuộc trao đổi cùng PGS.TS Vũ Văn Phúc - Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương - về các nội dung liên quan tới bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Người dân sống thấp thỏm sau vụ vỡ đập bùn thải ở Bắc Kạn

Ngọc Minh |

Vụ vỡ đập bùn thải chứa kẽm chì ở huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn) để lại hậu quả nặng nề về môi trường, khiến cuộc sống của người dân địa phương bị đảo lộn.

Bản tin công đoàn: Tuổi nghỉ hưu năm 2025 của người lao động

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn có những nội dung: Tuổi nghỉ hưu năm 2025 của người lao động; Trên 66.500 lao động nghỉ việc, nhảy việc ở Bình Dương...

Công nhân gửi tới Thủ tướng mong ước về tiền lương, chăm sóc sức khoẻ

LƯƠNG HẠNH |

Lần gặp gỡ, đối thoại với Thủ tướng tới đây, nhiều công nhân bày tỏ hy vọng, mong ước được quan tâm về chính sách tiền lương, chăm sóc sức khỏe.

Chủ tịch Quốc hội: Không được dùng nguồn cải cách tiền lương để làm đường

NHÓM PV |

Trước ý kiến đề nghị sử dụng nguồn cải cách tiền lương để đầu tư các tuyến đấu nối vào đường vành đai, Chủ tịch Quốc hội khẳng định không nên đặt ra vì “đụng” nghị quyết Trung ương. Chính phủ cũng đang rà soát các nguồn đảm bảo cải cách tiền lương, điều chỉnh lương để báo cáo.

Quy định tiền lương tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, BHYT năm 2022

Minh Hương |

Dưới đây là cách xác định tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế năm 2022.