Người lao động phản ánh: Lương tăng rất mừng nhưng đừng tăng giá

Nhóm PV |

Trong các cuộc tiếp xúc cử tri, câu "cửa miệng" của nhiều người lao động là lương tăng rất mừng, nhưng đừng tăng giá.

 Tăng lương giúp người lao động yên tâm sản xuất

Trao đổi bên lề Quốc hội về đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1.7.2022, đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) cho rằng: Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, thời gian qua người lao động hết sức khó khăn, vất vả. Nhất là trong bối cảnh hiện nay giá thị trường tất cả đều tăng vọt.

“Giá cả hàng hóa đều tăng vọt nhưng lương không tăng nên cuộc sống của người lao động rất khó khăn. Việc tăng lương bắt đầu từ 1.7 là hết sức cần thiết, phù hợp với lòng dân và phù hợp với tình hình thực tế của đất nước”, đại biểu Phạm Văn Hòa nói.

Theo đại biểu Hòa, mặc dù tăng lương có khó khăn cho ngân sách nhưng Bộ Tài chính đã tính toán và cân đối rất kỹ nên việc tăng lương có thể thực hiện được và không ảnh hưởng tới ngân sách. Trong khi đó, tăng lương cho người lao động sẽ tạo sự kích thích rất lớn, giúp họ hăng hái, nâng cao tinh thần làm việc, đem lại hiệu quả lao động cao hơn.

“Lương là lương tối thiểu nhưng khi thu nhập thấp thì người lao động phải “bàn tay trái, bàn tay phải” để có thêm thu nhập, ổn định đời sống. Do đó, việc tăng lương tuy không cao nhưng là một "món quà tinh thần" kích thích cho người lao động để họ yên tâm sản xuất kinh doanh”, đại biểu Phạm Văn Hòa nêu ý kiến.

Đại biểu Nguyễn Trần Phượng Trân (Đoàn ĐBQH TP.HCM). Ảnh: T.Vương
Đại biểu Nguyễn Trần Phượng Trân (Đoàn ĐBQH TP.HCM). Ảnh: T.Vương

Đồng quan điểm, đại biểu Nguyễn Trần Phượng Trân (Đoàn ĐBQH TP.HCM) cho rằng, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên đời sống của người lao động rất khó khăn.

“Tăng lương là rất cần thiết. Do đó, việc tăng lương cần được triển khai kịp thời để hỗ trợ cho người lao động trong điều kiện khó khăn hiện nay”, đại biểu Nguyễn Trần Phượng Trân nêu ý kiến.

Đại biểu đoàn TP.HCM cũng bày tỏ mong muốn các cơ quan chức năng kịp thời bố trí nguồn kinh phí để sớm có thể hỗ trợ cho người lao động. Doanh nghiệp biết được lộ trình thực hiện.

Theo đại biểu Trân, đây là một điều kiện giúp người lao động an tâm công tác cũng như gắn bó với các cơ quan, đơn vị. Điều này cũng góp phần cho việc phát triển kinh tế chung của cả nước. Từ đó, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Lo ngại giá cả tăng vọt

Đồng quan điểm, đại biểu Nguyễn Thị Như Ý (đoàn ĐBQH Đồng Nai) cho rằng, thông tin về tăng lương được nhiều người lao động đón nhận. Tuy nhiên, đi kèm với niềm vui tăng lương, người lao động cũng không khỏi lo ngại về vấn đề giá cả tăng vọt.

Đại biểu Nguyễn Thị Như Ý (đoàn ĐBQH Đồng Nai)
Đại biểu Nguyễn Thị Như Ý (đoàn ĐBQH Đồng Nai). Ảnh: T.Vương

Đại biểu Ý cho hay, trong các cuộc tiếp xúc cử tri, câu "cửa miệng" của nhiều người lao động là lương tăng rất mừng, nhưng đừng tăng giá.

"Khi lương vừa tăng, thậm chí chưa kịp tăng thì các mặt hàng ngoài chợ đã tăng giá. Tôi cho rằng, bên cạnh việc tăng lương, cần có các giải pháp để bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu, cũng như có các chính sách hỗ trợ cho người lao động phục hồi sau gần 3 năm đại dịch”, đại biểu đoàn Đồng Nai kiến nghị.

Trước đó, tại dự thảo tờ trình về đề xuất tăng lương tối thiểu vùng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất quy định các mức lương tối thiểu tháng theo 4 vùng: vùng I là 4.680.000 đồng/tháng; vùng II là 4.160.000 đồng/tháng; vùng III là 3.640.000 đồng/tháng và vùng IV là 3.250.000 đồng/tháng.

Mức lương tối thiểu nêu trên tăng bình quân 6% (tương ứng tăng từ 180.000 đồng - 260.000 đồng) so với mức lương tối thiểu hiện hành. Bộ đề nghị quy định thời điểm thực hiện mức lương tối thiểu từ ngày 1.7 như Hội đồng Tiền lương quốc gia đã khuyến nghị với Chính phủ.

Nhóm PV
TIN LIÊN QUAN

Chủ tịch Quốc hội: Không được dùng nguồn cải cách tiền lương để làm đường

NHÓM PV |

Trước ý kiến đề nghị sử dụng nguồn cải cách tiền lương để đầu tư các tuyến đấu nối vào đường vành đai, Chủ tịch Quốc hội khẳng định không nên đặt ra vì “đụng” nghị quyết Trung ương. Chính phủ cũng đang rà soát các nguồn đảm bảo cải cách tiền lương, điều chỉnh lương để báo cáo.

Cử tri Hà Nội đề nghị sớm thực hiện lộ trình cải cách tiền lương

Phạm Đông |

Cử tri nhiều quận tại Hà Nội đề nghị Chính phủ sớm thực hiện lộ trình cải cách tiền lương, nâng mức lương tối thiểu cho phù hợp với tình hình phát triển của xã hội và sự gia tăng giá cả.

Tiền lương phải tương xứng với sự cống hiến của người lao động

Đỗ Phương |

Tại Hội thảo Khoa học Tăng lương và vấn đề ổn định thị trường lao động, phát triển sản xuất, kinh doanh do Viện Công nhân và Công đoàn (Tổng LĐLĐVN) tổ chức chiều 26.4, TS Vũ Minh Tiến - Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn - nhận định: Chỉ khi tiền lương được quan tâm và tương xứng với năng suất, sự cống hiến của công nhân lao động (CNLĐ), thì mới động viên và yêu cầu họ làm việc với năng suất, chất lượng, hiệu quả và mang lại doanh thu và lợi nhuận lớn hơn cho doanh nghiệp (DN), cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

BTC cuộc thi hoa hậu xin lỗi vì phát ngôn "vui mừng đón bão"

ĐÔNG DU |

Sau khi bị khán giả chỉ trích về phát ngôn tranh cãi, Trưởng Ban tổ chức Hoa hậu Du lịch Việt Nam Toàn cầu 2024 Phạm Duy Khánh đã xin lỗi.

Mưa lớn chia cắt gần 900 người dân tại Quảng Bình

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Mưa lớn nhiều ngày khiến gần 900 người dân ở xã Thượng Hóa bị chia cắt.

Thêm 1 nạn nhân vụ sập cầu Phong Châu được tìm thấy

Tô Công |

Phú Thọ - Thi thể được phát hiện trên sông Hồng sáng ngày 23.9 đã được xác định là 1 trong số các nạn nhân mất tích vụ sập cầu Phong Châu.

Thấp thỏm sống trong chung cư "chống nạng" chờ sập ở Hà Nội

Linh Trang - Cao Thơm |

Sau bão số 3, những vết đứt gãy xuất hiện khắp nơi khiến nhiều hộ dân ở chung cư cũ A7 Tân Mai (Hà Nội) thấp thỏm lo sợ dãy nhà có thể đổ sập bất cứ lúc nào.

Bé trai 2 tuổi ở TPHCM tử vong sau bữa ăn trưa tại trường

Chân Phúc |

TPHCM - Bé trai 2 tuổi có biểu hiện bất thường khi đang ăn trưa, được giáo viên đưa tới bệnh viện cấp cứu nhưng tử vong sau đó.