Agribank tiếp tục dành 30.000 tỉ đồng để đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs

Quỳnh Nguyễn-TSC |

Nhằm thực hiện “mục tiêu kép” đẩy lùi dịch bệnh và phát triển kinh tế của Chính phủ, đồng hành cùng doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) vượt qua khó khăn, nhanh chóng khôi phục và thúc đẩy sản xuất kinh doanh, Agribank tiếp tục dành 30.000 tỉ đồng triển khai chương trình tín dụng ưu đãi Agribank đồng hành và phát triển cùng Doanh nghiệp SMEs, trong đó 10.000 tỉ đồng dành cho vay ngắn hạn và 20.000 tỉ đồng dành cho vay trung, dài hạn.

Doanh nghiệp SMEs có thể tiếp cận mức lãi suất cho vay ngắn hạn giảm tới 4,5%/năm hoặc thấp hơn để bổ sung vốn lưu động phục vụ phương án sản xuất kinh doanh. Ảnh: Agribank
Doanh nghiệp SMEs có thể tiếp cận mức lãi suất cho vay ngắn hạn giảm tới 4,5%/năm hoặc thấp hơn để bổ sung vốn lưu động phục vụ phương án sản xuất kinh doanh. Ảnh: Agribank

Theo đó, từ ngày 1.7.2021, doanh nghiệp SMEs có thể tiếp cận mức lãi suất cho vay ngắn hạn giảm tới 4,5%/năm hoặc thấp hơn để bổ sung vốn lưu động phục vụ phương án sản xuất kinh doanh. Đối với cho vay trung, dài hạn doanh nghiệp SMEs có thể tiếp cận mức lãi suất tối thiểu 6,5%/năm để thực hiện các dự án đầu tư mới phục vụ sản xuất, kinh doanh; các dự án đầu tư giai đoạn 2; các dự án đầu tư mở rộng, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, trong đó ưu tiên các lĩnh vực: Sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu; Sản xuất, chế biến, kinh doanh nông, lâm, thủy hải sản, nghề muối, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch. Như vậy, với mức lãi suất ưu đãi này, Agribank đã hỗ trợ Doanh nghiệp SMEs lên tới 2%/năm so với lãi suất cho vay thông thường. Thời gian áp dụng lãi suất ưu đãi tối đa 6 tháng đối với cho vay ngắn hạn và tối đa 12 tháng đối với cho vay trung, dài hạn.

Song song với chương trình tín dụng ưu đãi dành cho Doanh nghiệp SMEs, Agribank cũng đang triển khai các chương trình tín dụng ưu đãi khác như: 100.000 tỉ đồng dành cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19; 15.000 tỉ đồng và 300 triệu USD tài trợ khách hàng xuất nhập khẩu; 150 triệu USD dành cho khách hàng FDI; 35.000 tỉ đồng dành cho khách hàng lớn và 20.000 tỉ đồng cho vay tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân khu vực đô thị. Bên cạnh đó, nhằm tháo gỡ khó khăn cho khách hàng do ảnh hưởng của dịch COVID-19, Agribank đã triển khai đồng loạt nhiều giải pháp hỗ trợ khách hàng như: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ; Cho vay mới với lãi suất ưu đãi; Hạ lãi suất cho vay; Miễn phí chuyển tiền trong nước và ủng hộ hơn 130 tỉ đồng cho công tác phòng chống dịch COVID-19.

Như vậy, với vai trò quan trọng trong việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Agribank luôn dành nguồn vốn ưu đãi lớn hỗ trợ Doanh nghiệp SMEs nâng cao hiệu quả hoạt động, mở rộng sản xuất kinh doanh đặc biệt trong giai đoạn toàn xã hội đang bị ảnh hưởng của dịch COVID-19 như hiện nay. Ngoài các chương trình tín dụng ưu đãi, Agribank còn cung cấp các sản phẩm dịch vụ tiện ích khác cho khách hàng như: Tiền gửi, đầu tư, mua bán ngoại tệ, bảo lãnh, thanh toán trong nước và quốc tế, dịch vụ ngân hàng số,…

Chương trình Agribank đồng hành và phát triển cùng Doanh nghiệp SMEs kéo dài đến hết ngày 30.6.2022 hoặc đến khi hết quy mô của Chương trình và được áp dụng rộng rãi tại 2.300 điểm giao dịch của Agribank trên toàn quốc.

Quỳnh Nguyễn-TSC
TIN LIÊN QUAN

6 tháng đầu năm 2021: Agribank hoạt động an toàn, hiệu quả

Agribank News |

Tại Hà Nội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) vừa tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm 6 tháng cuối năm 2021.

Agribank dành 15.000 tỉ đồng và 300 triệu USD ưu đãi tài trợ khách hàng XNK

Quỳnh Nguyễn - TSC |

Với mong muốn tiếp tục đồng hành cùng khách hàng xuất nhập khẩu, Agribank dành 15.000 tỉ đồng và 300 triệu USD để thực hiện Chương trình ưu đãi tài trợ khách hàng xuất nhập khẩu với lãi suất cạnh tranh và nhiều ưu đãi hấp dẫn.

Chuyển đổi số đưa Agribank trở thành ngân hàng hiện đại và hội nhập

Nhật Minh |

Kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh là mô hình phát triển được nhiều quốc gia lựa chọn để thúc đẩy nâng cao hiệu quả và phát triển tạo ra giá trị mới nhằm tăng sự hài lòng của khách hàng cũng như tìm kiếm thị trường mới. Đối với Việt Nam và các doanh nghiệp trong nước, trong đó có Agribank, chuyển đổi số chính là cơ hội để đẩy mạnh phát triển, bắt kịp xu hướng thời đại.

Đề xuất một mức ưu đãi thuế thu nhập chung cho báo chí

ANH HUY |

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội đề nghị một mức ưu đãi thuế thu nhập chung cho báo in, báo điện tử và các loại hình báo chí khác.

Kiểm toán cung cấp hàng trăm tài liệu cho cơ quan điều tra

CAO NGUYÊN |

Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn cho biết, năm 2023, đã cung cấp hơn 800 tài liệu cho Ủy ban kiểm tra và cơ quan điều tra.

Người dân Thanh Hóa đổ xô ra cầu Hàm Rồng xem nước lũ

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Nước từ thượng nguồn đổ về khiến mực nước sông Mã dâng cao, nhiều người dân ở TP Thanh Hóa đã tập trung ra cầu Hàm Rồng xem nước lũ.

Cập nhật các tỉnh công bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai

Nhóm PV |

Sau ảnh hưởng nặng nề của mưa lũ do bão số 3, số 4, Thanh Hóa là tỉnh thành tiếp tục phải công bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai.

Dân nói bị tai nạn do dự án rào chắn sơ sài?

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN LUÂN |

HUẾ - Đơn vị thi công nói gì về Dự án mở rộng đường Phạm Văn Đồng (TP Huế) che chắn sơ sài, đã có nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra.

6 tháng đầu năm 2021: Agribank hoạt động an toàn, hiệu quả

Agribank News |

Tại Hà Nội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) vừa tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm 6 tháng cuối năm 2021.

Agribank dành 15.000 tỉ đồng và 300 triệu USD ưu đãi tài trợ khách hàng XNK

Quỳnh Nguyễn - TSC |

Với mong muốn tiếp tục đồng hành cùng khách hàng xuất nhập khẩu, Agribank dành 15.000 tỉ đồng và 300 triệu USD để thực hiện Chương trình ưu đãi tài trợ khách hàng xuất nhập khẩu với lãi suất cạnh tranh và nhiều ưu đãi hấp dẫn.

Chuyển đổi số đưa Agribank trở thành ngân hàng hiện đại và hội nhập

Nhật Minh |

Kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh là mô hình phát triển được nhiều quốc gia lựa chọn để thúc đẩy nâng cao hiệu quả và phát triển tạo ra giá trị mới nhằm tăng sự hài lòng của khách hàng cũng như tìm kiếm thị trường mới. Đối với Việt Nam và các doanh nghiệp trong nước, trong đó có Agribank, chuyển đổi số chính là cơ hội để đẩy mạnh phát triển, bắt kịp xu hướng thời đại.