Ăn thịt động vật hoang dã - con người tự biến mình thành nạn nhân

TÂM AM |

Liên quan đến dịch COVID-19, các nhà khoa học Trung Quốc bước đầu nhận định là có nguồn gốc từ động vật hoang dã được bày bán tại Vũ Hán. Gần đây, nhóm 10 tổ chức bảo tồn đã ký (cộng với 4 tổ chức ủng hộ) vào một Thư ngỏ trân trọng gửi tới Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Việt Nam “giải quyết các mối đe dọa từ buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp” do tiềm ẩn nguy cơ về dịch bệnh. Theo đó, các chuyên gia kêu gọi Chính phủ khẩn cấp có các biện pháp và chiến lược hành động quyết liệt và hiệu quả hơn nữa trong lĩnh vực này, để bảo vệ sức khỏe cộng đồng trước hiểm họa dịch bệnh cũng như bảo tồn đa dạng sinh học.

Vi phạm trên diện rộng và dưới nhiều hình thức

Luật pháp Việt Nam và Công ước quốc tế về bảo tồn các loài hoang dã mà nước ta là thành viên đã quy định rất rõ: Không chỉ các loài quý hiếm, trong danh sách bảo vệ đặc biệt, mà ngay cả động vật rừng thông thường cũng cần được bảo vệ, mọi vi phạm đều sẽ bị xử lý nghiêm. Vậy nhưng, đi vào nhiều nhà hàng, hoặc dừng xe ven đường giữa ban ngày, là một người bình thường có thể mua động vật rừng, cả các loài hoang dã quý hiếm để ăn và để uống. Các kẽ hở này đã tạo điều kiện cho dịch bệnh hành hoành.

Chúng tôi giả làm thực khách ở hệ thống các nhà hàng “Đặc sản chim trời” ở Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh…, thấy bán và giết đủ loài chim hoang dã, có con to vài kilogram, có con bé như hạt mít. “Chợ chim khổng lồ” ở Hà Nội đã từng được Lao Động phản ánh, cách trung tâm thủ đô chưa đầy 10 phút lái xe.

Ở phía Nam, ngay cửa ngõ TPHCM, nổi tiếng cả chục năm qua là địa ngục chim trời ở thị trấn huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An. Sau khi Lao Động lên tiếng, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh này đã có chỉ đạo “dẹp” cái chợ khét tiếng này. Chúng tôi ghi nhận, tại đây có bán đủ chim, rùa, rắn, khỉ với hàng chục quầy san sát, tràn ra mặt quốc lộ. Đáng ngạc nhiên là họ chào bán cả vượn quý hiếm.

Cầy hương, cầy mốc, dúi các loài được bán ngay quốc lộ 3, bán cách Trụ sở UBND tỉnh Cao Bằng vài trăm mét. Các nhà hàng, các “đại lý” ở huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn, họ nấu cao rùa chất đầy tủ lạnh, thợ nấu cao rùa núi làm ăn phát đạt. Họ mang cả rổ rùa sa nhân mốc thếch vừa bắt trong núi ra để chào bán.

Tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, chỉ trong một chuyến “nhập vai”, chúng tôi ghi hình được cả đàn khỉ, sơn dương, bị thui vàng còng queo. Họ đem cả đàn khỉ sống ra “chào hàng” với lời hứa chở ra tận Hà Nội “giao hàng”; các kho đông lạnh “núi xương” nhiều loài hoang dã quý hiếm. Trong một điều tra đặc biệt, những người nuôi hổ và một vài hàng xóm trong các khu vực “nuôi bảo tồn hổ” tại nhà riêng, hoạt động giết hổ nấu cao, ăn thịt đã được tiết lộ. Video điều tra về tình trạng nuôi nhốt hổ tại nhà ở Bắc miền Trung rồi rao bán, có hình ảnh “chúa sơn lâm” rất rõ ràng. Ngay lập tức, tư liệu đã được gửi tới lực lượng Cảnh sát môi trường...

Tham gia điều tra trên các địa bàn Tây Nguyên, Đồng bằng Sông Cửu Long, Việt Bắc, nhóm phóng viên Lao Động chứng kiến các “thủ phủ hàng rừng” như ở Đắc Nông. Thịt thú rừng được đưa vào thực đơn nhà hàng ép plastic đưa cho thực khách. Tư thương tiết lộ thủ đoạn đầu tư tiền cho thợ săn, lấy hàng rồi mang về Bình Phước, TPHCM tiêu thụ.

Tại TPHCM, Đồng Tháp, An Giang, chúng tôi chứng kiến cảnh các chủ trang trại “mua bán hóa đơn”, hợp thức hóa động vật hoang dã vào trang trại rồi xuất bán. Rùa, rắn, khỉ và nhiều loài khác được bắt ngoài tự nhiên, vét cạn đa dạng sinh học, thẩm lậu động vật từ Campuchia về rồi tuồn vào trang trại. Các giao dịch “đen” này là nguồn lây lan bệnh tật vô cùng nguy hiểm.

Con người sẽ là nạn nhân

Trao đổi với Lao Động, bà Hoàng Bích Thủy, Giám đốc Tổ chức Bảo tồn động vật hoang dã (WCS), Chương trình Việt Nam cho biết: “Tại Việt Nam, trong hơn 10 năm qua, WCS đã và đang phối hợp với các cơ quan nhà nước thực hiện nghiên cứu về các dịch bệnh truyền nhiễm mới nổi, đặc biệt tại các khu vực có sự tiếp xúc giữa người, động vật hoang dã và động vật nuôi thôngthường - cũng chính là những nơi xảy ra nhiều hoạt động buôn bán động vật hoang dã, cũng như săn bắt, trao đổi, và tiêu thụ động vật hoang dã.

Ở nhiều quốc gia khác, chúng tôi đã phát hiện COVID-19 trên các loài dơi, gặm nhấm và linh trưởng, cũng như các động vật tịch thu được từ các vụ buôn bán trái pháp luật động vật hoang dã. Và trong các nghiên cứu này, chúng tôi cũng tìm thấy các virus Corona đã được phát hiện trước đây và gây bệnh trên gia cầm và lợn nuôi nhà.

COVID-19 là một ví dụ của một chủng virus Corona mới có nguồn gốc từ động vật hoang dã đã biến đổi thành tác nhân gây bệnh trên người, và hiện nay đã có thể lây từ người sang người. Một trong những cách hiệu quả nhất để hạn chế nguy cơ dịch bệnh bùng phát chính là hạn chế tối đa tiếp xúc giữa con người và các loài hoang dã có thể là vật chủ hoặc vật trung gian mang trong mình virus”.

Bà Thuỷ nhấn mạnh: “Từ trước đến nay, WCS luôn có thông điệp tới các đối tác chính phủ Việt Nam, truyền thông và người dân Việt Nam: Nạn nhân của nạn buôn bán động vật hoang dã đầu tiên là các loài thú hoang vô tội, nhưng sau đó sẽ là con người”.

Báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết có hơn 500 loại virus Corona được tìm thấy ở dơi tại Trung Quốc. Người dân thường bắt chúng và bán trực tiếp cho các nhà hàng để làm món ăn.

Dịch COVID-19 được phát hiện từ đầu tháng 12 có nguồn gốc từ chợ hải sản và động vật hoang dã Hoa Nam, tỉnh Vũ Hán. Hiện chính quyền Trung Quốc đã tuyên bố về việc sửa đổi luật buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp nhằm hạn chế nguồn lây nhiễm COVID-19 từ buôn bán và tiêu thụ thịt động vật hoang dã.

Tiến sĩ Benjamin Rawson, Giám đốc Chương trình Phát triển và Bảo tồn, WWF - Việt Nam nhận định: “Dựa trên các báo cáo khoa học đã được phê duyệt, có thể thấy rằng dịch bệnh SARS, MERS cũng như COVID-19 đều được ghi nhận là dịch bệnh lây truyền từ động vật hoang dã sang người. Trong trường hợp của SARS, loài dơi là vật chủ mang virus, sau đó lây truyền sang cầy hương và cuối cùng là lây bệnh cho con người.

COVID-19 cũng được xác nhận là bắt nguồn từ loài dơi, tuy nhiên vật chủ lây truyền trung gian vẫn chưa được xác nhận, mặc dù các nhà khoa học Trung Quốc đưa ra khả năng vật chủ trung gian có thể chính là tê tê. Đây là điểm rất đáng chú ý, bởi tê tê đang là động vật bị và buôn bán bất hợp pháp phổ biến nhất trên toàn cầu và tại Việt Nam, trong khi cầy hương cũng là loại bị săn lùng ráo riết và thậm chí bị gây giống để tiêu thụ tại Việt Nam.

Những rủi ro và sức khỏe cộng đồng là rất hiện hữu. Động vật hoang dã có thể đã chết ở trong rừng do dính bẫy nhưng không được bảo quản lạnh trong quá trình vận chuyển, hoặc nếu như còn sống thì chúng đều trong tình trạng sức khỏe rất tồi tệ do bị căng thẳng và mất nước. Chúng còn bị nhốt chung với các loài động vật khác trong quá trình vận chuyển, và khi bị nhốt trong các khu chợ, các loài vật này tiếp xúc trực tiếp với máu và chất thải của nhau tạo ra nguy cơ cho virus lan truyền”.

Cần chính sách 3 “không” với vấn  đề động vật hoang dã

Bà Nguyễn Phương Dung, Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên Việt Nam (ENV) cho rằng: “Chúng ta đã có khung pháp lý tương đối tốt, thậm chí hơn nhiều quốc gia về vấn đề này. Điều quan trong luôn là ở vấn đề thực thi pháp luật”.

“Chúng tôi mong muốn một chính sách 3 KHÔNG: Không Khoan Nhượng, Không Thỏa hiệp, Không Tư Lợi trong quá trình xử lý tội phạm về ĐVHD. Cần nhấn mạnh: Nhu cầu tiêu thụ động vật hoang dã không chỉ biến những khu rừng trở thành rừng rỗng, phá hủy sự đa dang sinh học, đe dọa sự sinh tồn của các loài động vật mà giờ đã cướp đi tính mạng của hàng nghìn người. Đại dịch bùng phát lần này cho thấy sự tàn nhẫn, thờ ơ của một số người trong việc ứng xử với động vật hoang dã - vấn đề liên quan đến sự tồn vong của tất cả chúng ta!”.

Ông Nguyễn Văn Thái, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn ĐVHD: “Chính phủ cần sớm ra chỉ thị kiểm soát, bắt giữ và xử phạt nghiêm khắc hơn nữa với các vi phạm về ĐVHD, và có cơ chế giám sát chặt chẽ điều này ở các địa phương. Đồng thời, người dân phải cùng “hành động ba không”, gồm: Không Ăn, Không Sử Dụng và Không Tiếp Tay cho các hành vi vi phạm về ĐVHD. Nên nhớ rõ, ĐVHD, chỗ của chúng là ở ngoài tự nhiên, chứ không phải trong bữa bữa ăn hay trở thành vị thuốc của con người. Sự lây nhiễm diễn ra là do con người săn bắt, vận chuyển chúng khỏi môi trường sống của nó. Chúng ta đã quá sai lầm khi tàn sát thiên nhiên hoang dã, để rồi dịch bệnh lây lan kinh hoàng như vậy”.

TÂM AM
TIN LIÊN QUAN

Bộ TNMT: Nhiều động vật hoang dã mang mầm bệnh có thể lây lan sang nguời

Nguyễn Hà |

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, việc nuôi nhốt, buôn bán, tiêu thụ trái phép động vật hoang dã vẫn còn tiếp diễn trên địa bàn nhiều tỉnh. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến công tác bảo tồn đa dạng sinh học mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Nhiều loài động vật hoang dã mang mầm bệnh có thể lây lan sang người.

Đã đến lúc cấm triệt để buôn bán và tiêu thụ động vật hoang dã!

Anh Đào |

Chim, chuột, cầy, dơi, rắn, khỉ..., liệu còn thứ gì mà chúng ta không ăn. Và dịch COVID 19, xuất phát từ động vật hoang dã, có phải là lúc chín muồi cho một lệnh cấm hoàn toàn việc buôn bán và tiêu thụ "bất cứ thứ gì ngọ nguậy"?

Nóng nhất hôm nay: Động vật hoang dã vẫn được bán giữa dịch COVID-19

DH |

Động vật hoang dã vẫn được bán giữa dịch COVID-19; Cướp giấy vệ sinh số lượng lớn giữa lúc cháy hàng vì COVID-19; Ivanka Trump gây sốt với thần thái hơn người... là những tin tức quốc tế đáng chú ý nhất 24h qua.

Khuyến cáo khẩn cấp công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon

Thanh Hà |

Công dân Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Lebanon được khuyến cáo rời khỏi quốc gia này khi các chuyến bay thương mại vẫn còn hoạt động.

Kiểm toán cung cấp hàng trăm tài liệu cho cơ quan điều tra

CAO NGUYÊN |

Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn cho biết, năm 2023, đã cung cấp hơn 800 tài liệu cho Ủy ban kiểm tra và cơ quan điều tra.

Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị làm việc tại Sơn La

Minh Nguyễn |

Bộ Chính trị đã triển khai kiểm tra việc tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đối với Tỉnh ủy Sơn La.

Người dân Thanh Hóa đổ xô ra cầu Hàm Rồng xem nước lũ

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Nước từ thượng nguồn đổ về khiến mực nước sông Mã dâng cao, nhiều người dân ở TP Thanh Hóa đã tập trung ra cầu Hàm Rồng xem nước lũ.

Cập nhật các tỉnh công bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai

Nhóm PV |

Sau ảnh hưởng nặng nề của mưa lũ do bão số 3, số 4, Thanh Hóa là tỉnh thành tiếp tục phải công bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai.

Bộ TNMT: Nhiều động vật hoang dã mang mầm bệnh có thể lây lan sang nguời

Nguyễn Hà |

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, việc nuôi nhốt, buôn bán, tiêu thụ trái phép động vật hoang dã vẫn còn tiếp diễn trên địa bàn nhiều tỉnh. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến công tác bảo tồn đa dạng sinh học mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Nhiều loài động vật hoang dã mang mầm bệnh có thể lây lan sang người.

Đã đến lúc cấm triệt để buôn bán và tiêu thụ động vật hoang dã!

Anh Đào |

Chim, chuột, cầy, dơi, rắn, khỉ..., liệu còn thứ gì mà chúng ta không ăn. Và dịch COVID 19, xuất phát từ động vật hoang dã, có phải là lúc chín muồi cho một lệnh cấm hoàn toàn việc buôn bán và tiêu thụ "bất cứ thứ gì ngọ nguậy"?

Nóng nhất hôm nay: Động vật hoang dã vẫn được bán giữa dịch COVID-19

DH |

Động vật hoang dã vẫn được bán giữa dịch COVID-19; Cướp giấy vệ sinh số lượng lớn giữa lúc cháy hàng vì COVID-19; Ivanka Trump gây sốt với thần thái hơn người... là những tin tức quốc tế đáng chú ý nhất 24h qua.