Bài học, thách thức cho chuyển đổi xanh, số tại Việt Nam

NGUYỄN ĐĂNG |

Chuyển đổi kép (chuyển đổi xanh và chuyển đổi số) là bước đi tất yếu của các doanh nghiệp Việt Nam để tồn tại, nhưng nó cũng đang đối mặt với nhiều thách thức.

Bối cảnh và hiện trạng thực hành chuyển đổi kép tại Việt Nam

Với mức độ hội nhập sâu rộng cùng thế giới, Việt Nam đã có những hành động nền tảng ban đầu để bắt kịp xu hướng chuyển đổi kép (xanh và số - digital ESG) toàn cầu. Theo đó, Việt Nam đặt mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính tự thân (9%), tăng tỉ lệ năng lượng tái tạo lên 15-20% vào năm 2030; loại bỏ dần nhiệt điện than vào năm 2040 và trung hòa carbon vào năm 2050.

Song song với việc chuyển đổi số, nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam cũng đang thực hiện chuyển đổi xanh theo tiêu chuẩn ESG (môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp). Theo các chuyên gia, chuyển đổi xanh và chuyển đổi số phải song hành cùng nhau.

Chuyển đổi số - chuyển đổi xanh là mục tiêu chuyển đổi kép, hỗ trợ cho nhau. Nếu như chuyển đổi số nhanh hơn, linh hoạt hơn nó sẽ tạo thành một đòn đẩy giúp cho doanh nghiệp hướng tới ba mục tiêu của chuyển đổi số: Thứ nhất là hiệu quả. Thứ hai là minh bạch về dữ liệu và thứ ba là dữ liệu có thể chia sẻ và triển khai được hiệu quả hơn”, ông Nguyễn Tuấn Anh - Giám đốc Tư vấn Phát triển bền vững FPT Digital chia sẻ với Lao Động.

Theo ông Tuấn Anh, việc chuyển đổi số kép tại các doanh nghiệp Việt Nam gặp 4 thách thức lớn: Thiếu nhận thức, năng lực và nguồn lực cho triển khai; Thiếu sự khuyến khích và hỗ trợ từ các bên liên quan trong triển khai; Thiếu dữ liệu và đối chuẩn ESG rõ ràng và thiếu tiêu chuẩn, khuôn khổ và hướng dẫn thực hành ESG.

Do đó, theo các chuyên gia việc chọn một cách tiếp cận đúng đắn, xây dựng lộ trình Digital ESG phù hợp là bài toán mang tính sống còn đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam, nếu không 5-10 năm nữa, họ sẽ bị loại khỏi cuộc chơi.

Trong việc chuyển đổi kép, các doanh nghiệp tại Việt Nam đã quen dần với chỉ số xếp hạng ESG Rating. Nếu chỉ số cao có thể giúp doanh nghiệp thu hút vốn đầu tư, tăng cường khả năng tiếp cận thị trường và cải thiện uy tín thương hiệu. Ảnh: Chụp màn hình
Trong việc chuyển đổi kép, các doanh nghiệp tại Việt Nam đã quen dần với chỉ số xếp hạng ESG Rating. Nếu chỉ số cao có thể giúp doanh nghiệp thu hút vốn đầu tư, tăng cường khả năng tiếp cận thị trường và cải thiện uy tín thương hiệu. Ảnh: Chụp màn hình

Bài học và hướng tiếp cận cho các doanh nghiệp Việt Nam

Chia sẻ tại Diễn đàn cấp cao chuyển đổi số Việt Nam – châu Á 2024 mới đây, các chuyên gia đã đưa nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về chuyển đổi xanh và số trên thế giới. Chẳng hạn, Đan Mạch xây dựng khu công nghiệp sinh thái với Kalundborg với mô hình nền kinh tế tuần hoàn; đô thị thông minh lấy AI và năng lượng tái tạo làm trọng tâm tại Neom City ở Saudi Arabia với tổng vốn đầu tư lên đến 1.000 tỉ USD.

Từ những trường hợp đó, theo các chuyên gia để việc chuyển đổi kép có hiệu quả cần có: Một lộ trình dựa trên nguyên tắc thống nhất chung giữa chính phủ, doanh nghiệp, người dân; Hướng đến xây dựng nền tảng dữ liệu minh bạch, chia sẻ và môi trường sáng tạo, thúc đẩy ý tưởng.

Trong bối cảnh thế giới đang có nhiều thay đổi nhanh chóng, các doanh nghiệp Việt Nam cần thích ứng nhanh với việc chuyển đổi kép. Theo ông Tuấn Anh, có 3 điểm mấu chốt cần chú ý gồm: Thứ nhất là phải có lộ trình thực sự bài bản, chuyển đổi từ nhận thức của lãnh đạo doanh nghiệp; thứ hai là có kế hoạch dài hạn để quản lý và khai thác, sử dụng hiệu quả tài sản số do doanh nghiệp tạo ra trong câu chuyện chuyển đổi xanh. Cuối cùng là nguồn lực con người, định hướng chuyển đổi dài hạn, chuyển đổi bền vững cho doanh nghiệp.

NGUYỄN ĐĂNG
TIN LIÊN QUAN

Dấu ấn chuyển đổi số trong quá trình chuyển đổi xanh tại Việt Nam

NGUYỄN ĐĂNG |

Trong năm 2023, năng lượng tái tạo chiếm 13,8% tổng lượng điện sản xuất tại Việt Nam. Điều đó tiếp tục cho thấy vai trò quan trọng của việc chuyển đổi số để thúc đẩy chuyển đổi xanh, hướng đến mục tiêu Net Zero vào năm 2050.

Việt Nam đang ở vị thế tốt hơn các quốc gia khác trong chuyển đổi xanh

Đức Mạnh - Trương Hoa (thực hiện) |

Trong buổi trò chuyện với phóng viên Báo Lao Động, ông Lim Dyi Chang - Giám đốc Cấp cao Khối Khách hàng Doanh nghiệp, Ngân hàng UOB Việt Nam - đánh giá việc Việt Nam cam kết đưa phát thải ròng bằng 0 đến năm 2050 thực sự mạnh mẽ hơn nhiều so với các quốc gia trong khu vực. Ông kỳ vọng với tiềm năng được phát huy, Việt Nam sẽ sớm trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 châu Á trong 20 năm tới.

Chuyển đổi xanh là yếu tố sống còn với doanh nghiệp

Phương Anh thực hiện |

Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, TS Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh - cho biết, nếu doanh nghiệp không chuyển đổi xanh, dần dần sẽ khó bán được hàng do yêu cầu từ phía người tiêu dùng và những tiêu chuẩn mà các quốc gia đối tác đặt ra.

Kiên quyết giải phóng mặt bằng thực hiện cao tốc Bắc - Nam

CÔNG SÁNG |

UBND huyện Lệ Thủy (tỉnh Quảng Bình) sẽ tiến hành cưỡng chế nếu các hộ dân không thực hiện đúng quy định, phương án giải phóng mặt bằng.

Cầu thủ SLNA bị nghi gian lận tuổi: Bất thường quá trình học

QUANG ĐẠI |

Cầu thủ B.V.B, đội U11 Sông Lam Nghệ An, có nhiều điểm bất thường trong quá trình học tập liên quan đến nghi án gian lận tuổi.

Thủy điện Tuyên Quang đóng toàn bộ 8 cửa xả đáy

Việt Bắc |

Đến sáng 17.9, Thủy điện Tuyên Quang đã đóng cửa xả đáy cuối cùng sau khi phải mở toàn bộ 8 cửa xả trước mưa lũ lịch sử.

Áp thấp mạnh lên thành bão, mưa lớn ở Bắc Bộ, Trung Bộ

Khương Duy |

Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai vừa phát đi tin áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông và cảnh báo mưa lớn ở nhiều nơi.

Mệt mỏi vì bơm xong lại ngập trong biệt thự chục tỉ ở Hà Nội

Đền Phú - Vân Trường |

Hà Nội - Sau khi được bơm nước, dọn dẹp sau bão số 3, nhiều biệt thự tại KĐT Nam An Khánh lại ngập sau cơn mưa lớn.