Bình Dương cần thêm chính sách và cơ chế đặc thù để phát triển bền vững

ĐINH VĂN |

Bình Dương là tỉnh phát triển mạnh về công nghiệp, đô thị, dịch vụ thu hút dân số tập trung đông. Tuy nhiên, đây cũng là thách thức khi bộ máy quản lý đang đứng trước các áp lực về y tế, giáo dục, văn hóa. Cần có thêm chính sách và cơ chế đặc thù để tỉnh phát triển bền vững.

Dân số tăng nhanh và nhiều áp lực cho quản lý

Những năm gần đây, Bình Dương là tỉnh có tốc độ tăng dân số nhanh. Nếu như năm 2015, toàn tỉnh mới có khoảng 1,8 triệu người, thì nay đã là 2,7 triệu người. Trung bình mỗi năm, tỉnh Bình Dương tăng khoảng 100.000 dân. Đây là cũng là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển tỉnh. Tuy nhiên, với tốc độ phát triển dân số và quy mô phát triển công nghiệp như hiện nay, Bình Dương đang quá tải về quy mô quản lý Nhà nước và áp lực về biên chế.

Theo thống kê, Bình Dương hiện có hơn 53,5% trên tổng số gần 2,7 triệu dân của tỉnh là người từ các địa phương khác đến Bình Dương sinh sống, làm việc, học tập. Điều này đã tạo nên áp lực trong công tác quản lý Nhà nước, đảm bảo an ninh trật tự và khả năng giải quyết các vấn đề bức xúc của xã hội trên các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao.

Dân số ở Bình Dương tăng nhanh.Ảnh: Đinh Văn
Dân số ở Bình Dương tăng nhanh.Ảnh: Đinh Văn

Các vấn đề Bình Dương đang gặp phải như quá tải về trường lớp, thiếu đội ngũ giáo viên, thiếu nguồn lực mở rộng nâng cấp cơ sở vật chất. Cùng với đó, các thiết chế văn hóa, giáo dục cần hình thành đa dạng như thiết chế Công đoàn, Đoàn thanh niên… Đoàn thể các cấp phải giải quyết bài toán về nhân lực, vị trí việc làm…

Cụ thể, trong giáo dục, toàn tỉnh hiện có 388 trường công lập các cấp học với tổng biên chế được giao 18.034 chỉ tiêu, đến cuối năm 2022 có 17.626 người, trong đó có 12.537 giáo viên phổ thông. So với định mức, hiện còn thiếu 2.149 giáo viên phổ thông các cấp học.

Nhiều áp lực đối với ngành giáo dục. Ảnh: Đinh Văn
Nhiều áp lực đối với ngành giáo dục. Ảnh: Đinh Văn

Cần có thêm chính sách, cơ chế đặc thù

UBND tỉnh Bình Dương cho biết, ​ngày 29.9, tỉnh đã có chương trình làm việc với Đoàn giám sát Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội về thực hiện chính sách, pháp luật trên các lĩnh vực giáo dục đào tạo, văn hóa, thể thao, du lịch, thông tin... trên địa bàn tỉnh.​

Tại chương trình làm việc, nhiều đơn vị của tỉnh Bình Dương đã có các kiến nghị Đoàn giám sát.

Theo các đại biểu, Bình Dương có quy mô dân số đứng thứ 6 nhưng biên chế đứng thứ 53 cả nước. Từ đó kiến nghị Trung ương sửa đổi, bổ sung những quy định cụ thể với tình hình thực tế của tỉnh.

Ông Nguyễn Lộc Hà - Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Yến Nhi
Ông Nguyễn Lộc Hà - Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Yến Nhi

Theo ông Nguyễn Lộc Hà - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, với mục tiêu phát triển nhanh, bền vững đòi hỏi tỉnh phải đặc biệt quan tâm đến vấn đề phát triển văn hóa xã hội, chăm lo tốt cho an sinh xã hội để tránh bẫy thu nhập trung bình, đầu tư nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của từng giai đoạn. Nếu như giai đoạn đầu đòi hỏi trình độ lao động phổ thông, thì đến giai đoạn hiện tại, tỉnh cần nguồn nhân lực chất lượng cao thông qua các chính sách thu hút và đào tạo. Tuy nhiên, bên cạnh những thời cơ, thuận lợi, tỉnh còn phải đối diện với những áp lực, thách thức.

Đại diện Sở GDĐT kiến nghị không tinh giản biên chế đối với ngành Giáo dục. Đồng thời, có chế độ chính sách đặc thù phụ cấp ưu đãi cho sinh viên ngành Sư phạm để khuyến khích học sinh đăng ký theo học ngành Sư phạm, có như vậy mới đủ nhân lực đáp ứng nhu cầu tuyển dụng viên chức của ngành.

Đại diện ngành giáo dục phát biểu.Ảnh: Yến Nhi
Đại diện ngành giáo dục phát biểu.Ảnh: Yến Nhi

Bên cạnh đó, cần có chế độ thông thoáng để thu hút nguồn đầu tư trường lớp ngoài công lập nhằm giảm tải áp lực cho giáo dục công lập. Cần có tiêu chuẩn đạt kiểm định chất lượng về chuẩn quốc gia dành riêng cho các đơn vị giáo dục ngoài công lập, đặc biệt là cơ sở giáo dục mầm non.

Ngoài ra, các sở ngành cũng đề xuất: Có chế độ chính sách cụ thể để thu hút, khuyến khích cán bộ yên tâm gắn bó và tâm huyết với công tác tôn giáo; xem xét, tăng cường biên chế phụ trách công tác trẻ em; ban hành hướng dẫn xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật đối với các sản phẩm báo chí đặc thù; hướng dẫn chế độ nhằm đảm bảo quyền lợi đối với giáo viên dạy tăng giờ vượt thời gian quy định (vượt 200 giờ theo quy định tại Luật Lao động)…

Ghi nhận các kiến nghị

Phát biểu kết luận buổi làm việc, ông Tạ Văn Hạ - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục làm Trưởng đoàn giám sát đã ghi nhận những kết quả và nỗ lực cố gắng của Bình Dương trong việc thực hiện các chính sách trên các lĩnh vực văn hóa xã hội. Đoàn giám sát sẽ ghi nhận, tiếp thu các ý kiến đóng góp, kiến nghị, đề xuất của tỉnh.

Ông Tạ Văn Hạ - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội ​kết luận tại buổi làm việc. Ảnh: Yến Nhi
Ông Tạ Văn Hạ - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội ​kết luận tại buổi làm việc. Ảnh: Yến Nhi

Khuyến nghị: Ưu tiên quỹ đất phát triển cho giáo dục, văn hóa

Ông Tạ Văn Hạ cũng đề xuất một số nội dung Bình Dương cần tập trung thực hiện trong thời gian tới. Cụ thể, tiếp tục huy động mọi nguồn lực trong xã hội tạo sức mạnh tổng hợp để thúc đẩy thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đề ra. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước tất cả các lĩnh vực, đặc biệt chú trọng công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân; đầu tư cho nguồn nhân lực đáp ứng các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể cho giáo dục. Ưu tiên quỹ đất phát triển cho giáo dục, thể thao, văn hóa, khu vui chơi cho thiếu nhi. Tăng cường đảm bảo an sinh xã hội, chăm lo cho đối tượng yếu thế, trẻ em; thanh niên…​

ĐINH VĂN
TIN LIÊN QUAN

Nhìn từ trên cao xuống bờ sông Sài Gòn đoạn qua Bình Dương

ĐÌNH TRỌNG |

Tỉnh Bình Dương đang khảo sát, nghiên cứu lập dự án đường chạy dọc sông Sài Gòn để phát triển giao thông tạo sự kết nối các tỉnh Đông Nam Bộ, kết nối những điểm văn hóa, lịch sử lâu đời. Bên cạnh đó, phát triển đô thị dọc bờ sông Sài Gòn.

Bình Dương có nhiều quyết sách kịp thời, thúc đẩy phục hồi phát triển kinh tế

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Những năm qua, Bình Dương đứng trước nhiều khó khăn do dịch bệnh, suy thoái gây ra. Trong bối cảnh đó, Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Bình Dương với sự đổi mới, hiệu quả đã tạo đà để kinh tế xã hội phục hồi, đời sống nhân dân đảm bảo.

Bình Dương phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

T.D.V |

Tại Bình Dương đang diễn ra Tuần lễ ngành nước Việt Nam, đây là sự kiện lớn của ngành nước, thu hút nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia. Lãnh đạo tỉnh Bình Dương đánh giá cao các hoạt động ý nghĩa của sự kiện này phù hợp với định hướng thu hút đầu tư, phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững của tỉnh.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.