Bờ sông Sài Gòn bị "xẻ thịt": Đời cha thấy sông, đời con chỉ thấy bê tông

Huân Cao |

Nhiều người dân đã gắn bó với con sông Sài Gòn hằng bao đời nay với những buối tắm sông, thả diều hay đi bộ thể dục trên bờ sông. Thế nhưng, giờ con sông này đã bị bê tông hóa, các đại gia và doanh nghiệp xây dựng kín hết hai bên bờ sông nên không thể vào được.

Gia đình 3 thế hệ, thế hệ thứ 3 không được thấy sông

 
Các công trình nhà ở thương mại che khuất sông Sài Gòn.

Chúng tôi tìm đến một khu dân cư gồm những hộ dân sinh sống lâu năm gần sông Sài Gòn, thuộc phường Thảo Điền, quận 2. Gia đình bà Nguyễn Thị Sáu được xem là một trong những hộ gia đình sống nhiều đời tại đây. Căn nhà mà vợ chồng bà đang ở là đất của bố mẹ chồng để lại, bà Sáu có hai con (1 trai và 1 gái) và cả 2 đã lặp gia đình.

Bà Sáu cho biết, sông Sài Gòn đã gắn liền với gia đình bà hàng chục năm qua. Cách đây chục năm, khi sông Sài Gòn chưa có xây dựng gì bà hay đem bò ra đấy chăn thả và hái rau dại. Hai vợ chồng cũng thường đi bộ ra bờ sông để tập thể dục hoặc đưa hai con ra đó dạo chơi vì không khí rất mát mẻ.

"Trong vòng 10 năm trở lại đây các công trình nhà ở, chung cư, biệt thự đã xây kín hết bờ sông. Giờ muốn đi bộ ven sông để tập thể dục hoặc đưa cháu nội 8 tuổi ra chơi thả diều bờ sông cũng không được." - bà Sáu nói.

 
Bà Sáu tiếc là giờ không còn được đi dạo trên bờ sông Sài Gòn.

Trong khí đó, anh Nguyễn Văn Nhí (con trai bà Sáu) cho biết, sông Sài Gòn đã gắn liền với tuổi thơ của anh. Cứ mỗi chiều tan học, anh cùng nhóm bạn ra bờ sông đá bóng, tắm sông hoặc cùng chơi các hoạt động tập thể.

"Ngày xưa anh em trong khu phố thường kéo ra sông Sài Gòn để chạy bộ, đá bóng và tham gia các hoạt động thể thao. Tôi quen vợ hiện giờ cũng vào một buổi chiều thả diều trên dòng sông đấy. Nay con trai của tôi đã 8 tuổi, nhiều lúc muốn đưa con và vợ ra bờ sông chơi như ngày xưa nhưng không được nữa rồi." - anh Nhí chia sẻ.

 
Có lẽ 2 đứa cháu nội và ngoại của bà Sáu sẽ không còn có cơ hội nhìn thấy được sông.

Thế hệ cha ông dùng miễn phí, thế hệ con cháu phải trả tiền

Bà Phạm Thị Hai, cũng sinh sống nhiều đời tại phường Thảo Điền, quận 2. Ngôi nhà bà sinh sống chỉ cách sông Sài Gòn khoảng 500 mét. Trước đây bà cùng những người hàng xóm thường đi bộ ra ven sông Sài Gòn để tập thể dục và hóng gió, nhưng giờ cái việc bình thường đấy lại khó thực hiện được.

"Có mấy cái hẻm đi vào sông hóng gió thì họ ngăn cản rồi, ngày trước mấy cái hẻm ra sông đấy tuy là đường đất đá nhưng đi lại tự do. Các con tôi muốn vào hóng gió sông Sài Gòn thì phải vào quán nhà hàng, cafe ven sông nhưng tốn tiền lắm."- bà Hai chia sẻ.

 
Bà Hai cho biết vào các quán ven sông ngồi uống nước rất tốn tiền.

Nỗi lòng của bà Hai cũng là tâm trạng chung của nhiều cư dân nơi đây, nhiều người không đồng tình với việc chính quyền để cho các công trình xây dựng của một vài cá nhân xây kín hết bờ sông mà họ đã gắn bó bao đời nay.

"Cách đây hàng chục năm tôi có nghe bờ sông Sài Gòn sẽ được quy hoạch làm con đường chạy ven sông, kèm với đó công viên. Nhưng không hiểu sao đến giờ đường không có, công viên cũng không mà chỉ thấy toàn nhà biệt thự của các đại gia." - ông Trần Văn Bảy thắc mắc.

 
Nhiều người dân giờ muốn ngắm sông Sài Gòn thì phải vào những quán thế này và phải trả tiền cao hơn nhiều lần bên ngoài.
Huân Cao
TIN LIÊN QUAN

Được thuê đất ưu đãi giá 730 đồng/m2/tháng, nhưng vẫn xẻ thịt bờ sông

Huân Cao |

Dễ nhìn thấy một thực tế phũ phàng: Hai bên bờ sông Sài Gòn đã biến thành của riêng cho một số ít người. Không chỉ biến bờ sông thành của riêng, nhiều "đại gia" còn ngang nhiên biến những con hẻm nối ra sông thành lối đi cho riêng mình. Không chỉ vậy, nhiều doanh nghiệp sẵn sàng lấn sông dù đã được ưu đãi thuê với giá rẻ.

Dân nhường đất mở hẻm, “đại gia” chiếm đường đi riêng

CAO HUÂN |

Tại TPHCM, nhiều người dân sẵn sàng nhường phần diện tích đất vàng của mình để mở rộng lối đi chung, trong khi không ít “đại gia” lại đang chiếm đường, lập trạm gác để người dân không thể đi lại. Nhiều con hẻm dẫn ra sông Sài Gòn đang bị “tư hữu” hóa theo cách này.

Cần giám sát chất lượng nước từ đầu nguồn

Minh Quân |

94% nguồn nước thô TP.Hồ Chí Minh đang khai thác là từ hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai. Tuy nhiên, chất lượng nước mặt sông Đồng Nai, đặc biệt là sông Sài Gòn đang bị ô nhiễm nặng, đặt TP.Hồ Chí Minh trước nhiều thách thức. Theo TCty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco), để đề phòng các sự cố, ngoài việc lấy mẫu nước định kỳ hằng tháng, Sawaco còn trang bị thêm hệ thống giám sát chất lượng nước online từ đầu nguồn đến nước vào nhà máy xử lý và hệ thống đường ống cung cấp cho người dân.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.