Cà Mau: 50.000 ha sản xuất bị đe dọa do nguy cơ vỡ đê

NHẬT HỒ |

Trước tình hình này, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đề nghị khẩn cấp triển khai xây dựng kè bảo vệ đê biển Tây.

Theo đánh giá của UBND tỉnh Cà Mau, hiện nay tình hình sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn tỉnh rất nghiêm trọng, diễn biến phức tạp, khó lường, đang uy hiếp trực tiếp đến đê biển Tây (nguy cơ vỡ đê rất cao). Sở NNPTNT tỉnh này cảnh báo tình trạng đê biển Tây sạt lở tương đối nghiêm trọng. Nếu không gia cố kịp thời nguy cơ vỡ đê cao, ảnh hưởng hơn 50.000ha vùng ngọt hóa của huyện Trần Văn Thời và vùng phụ cận.

Lãnh đạo tỉnh Cà Mau khảo sát điểm sạt lở (ảnh Tư liệu)
Lãnh đạo tỉnh Cà Mau khảo sát điểm sạt lở (Ảnh: tư liệu).

Trước tình trạng trên, UBND tỉnh Cà Mau  chỉ đạo các đơn vị chủ động thực hiện khẩn cấp các giải pháp hộ đê, xây dựng kè bảo vệ bờ biển và đê biển Tây, nhất là tại một số đoạn rất xung yếu như: Đoạn Nam Vàm Đá Bạc, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời với chiều dài khoảng 900m; đoạn phía Bắc và phía Nam cống Kênh Mới với chiều dài khoảng 1.200m…

Chủ tịch tỉnh Cà Mau chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương nghiên cứu, lựa chọn ngay những đơn vị có giải pháp hiệu quả để triển khai thực hiện xây dựng kè bảo vệ đê biển Tây theo cơ chế lệnh khẩn cấp. Yêu cầu đơn vị được chọn phải cam kết bằng văn bản về thời gian hoàn thành công trình ngay trong mùa mưa bão năm 2018 (trước thảng 10.2018) và chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu vi phạm cam kết.

Trước mắt, Chủ tịch tỉnh Cà Mau thống nhất cho Sở NNPTNT tạm ứng 2 tỉ đồng để mua sắm, chuẩn bị phương tiện vật chất, thiết bị thực hiện hộ đê.

Bờ sông lớn cũng bị sạt lở nghiêm trọng (ảnh tư liệu)
Bờ sông lớn cũng bị sạt lở nghiêm trọng (ảnh tư liệu)

Trong thời gian chờ chọn lựa đơn vị thi công, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở NNPTNT theo dõi, nắm sát tình hình sạt lở bờ biển, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan chủ động thực hiện các giải pháp bảo vệ đê biển, nhất là những đoạn rất xung yếu, tuyệt đối không để vỡ đê xảy ra.

Qua ghi nhận của cơ quan chức năng, phía bờ Nam đê Sông Đốc đã sạt lở đến chân đê với chiều dài 15m, rộng hơn 1m, sâu gần 1m; đoạn đê khu vực cống Kinh Mới về hướng Nam chiều dài khoảng 600m nhưng chỉ mới gia cố được 152m, còn lại chưa được gia cố, nguy cơ sạt lở cao; đoạn đê từ cống Kinh Mới về hướng Bắc chiều dài khoảng 3,4km, có nhiều đoạn sạt lở đến chân đê.

NHẬT HỒ
TIN LIÊN QUAN

Sạt lở bủa vây An Giang: Chính danh thủ phạm là “nhân tai”

LỤC TÙNG |

Không chỉ uy hiếp từ đầu sông đến cuối sông Tiền, sông Hậu, sông Vàm Nao, mới đầu mùa mưa, nhưng sạt lở lại dồn dập đang tấn công đến các kênh, rạch các huyện, thị, thành phố với tốc độ khủng khiếp. Điều đáng lo hơn là, sự bùng nổ này không chỉ do thiên nhiên “nổi giận” như cách nói hình tượng của các nhà môi trường, mà do chính con người đã tạo ra.

An Giang thành lập “Tổ ứng phó thiên tai khẩn cấp” để ứng phó sạt lở

Lục Tùng |

Đó là chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lâm Quang Thi tại cuộc họp bàn giải pháp ứng phó sạt lở (SL) bờ sông, kênh, rạch trên địa bàn tỉnh An Giang tổ chức vào sáng 14.6, tại TP. Long Xuyên.

An Giang: Người dân vùng sạt lở Mỹ Hội Đông đang ở đâu?

Lục Tùng |

Ngày 22.4.2017, ấp Mỹ Hội, xã Mỹ Hội Đông (huyện Chợ Mới) đã xảy ra vụ sạt lở nghiêm trọng bờ sông Hậu. Với diễn biến nguy hiểm và phức tạp, vụ sạt lở đã làm chìm hoàn toàn 16 căn nhà ven sông và đe dọa gần 100 căn khác.

Làm rõ vụ việc người dân chặn xe công vụ ở Sa Pa

Đinh Đại |

Lào Cai - Lực lượng chức năng thị xã Sa Pa đang làm nhiệm vụ tại xã Bản Hồ thì bị một số người dân chặn xe.

Vụ cô giáo xin hỗ trợ laptop, học sinh đã đi trở học lại

Chân Phúc |

TPHCM - Số học sinh vắng học ngày 30.9, liên quan đến vụ cô giáo xin hỗ trợ laptop tại Trường Tiểu học Chương Dương đã đi học đầy đủ vào hôm nay 1.10.

Dự báo mới nhất đường đi và cường độ siêu bão số 5 Krathon

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết siêu bão số 5 Krathon ở trên vùng biển đông bắc của khu vực Bắc Biển Đông sẽ di chuyển chậm theo hướng tây tây bắc trong 24 giờ tới.

Một cơ sở đúc cọc bêtông không phép ngày đêm hành dân

NGUYỄN TRƯỜNG |

Ninh Bình - Một cơ sở đúc cọc bêtông không phép nằm ngay trong khu dân cư, ngày đêm hoạt động gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của hàng trăm hộ dân.

Lý do người dân không đồng tình vụ bồi thường bò sữa bị chết

HOÀI THANH |

Lâm Đồng - Nhiều hộ gia đình có bò sữa bị chết sau khi tiêm vaccine phòng bệnh cho rằng, mức giá bồi thường công ty đưa ra rất thấp, khó tái đầu tư lại.

Sạt lở bủa vây An Giang: Chính danh thủ phạm là “nhân tai”

LỤC TÙNG |

Không chỉ uy hiếp từ đầu sông đến cuối sông Tiền, sông Hậu, sông Vàm Nao, mới đầu mùa mưa, nhưng sạt lở lại dồn dập đang tấn công đến các kênh, rạch các huyện, thị, thành phố với tốc độ khủng khiếp. Điều đáng lo hơn là, sự bùng nổ này không chỉ do thiên nhiên “nổi giận” như cách nói hình tượng của các nhà môi trường, mà do chính con người đã tạo ra.

An Giang thành lập “Tổ ứng phó thiên tai khẩn cấp” để ứng phó sạt lở

Lục Tùng |

Đó là chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lâm Quang Thi tại cuộc họp bàn giải pháp ứng phó sạt lở (SL) bờ sông, kênh, rạch trên địa bàn tỉnh An Giang tổ chức vào sáng 14.6, tại TP. Long Xuyên.

An Giang: Người dân vùng sạt lở Mỹ Hội Đông đang ở đâu?

Lục Tùng |

Ngày 22.4.2017, ấp Mỹ Hội, xã Mỹ Hội Đông (huyện Chợ Mới) đã xảy ra vụ sạt lở nghiêm trọng bờ sông Hậu. Với diễn biến nguy hiểm và phức tạp, vụ sạt lở đã làm chìm hoàn toàn 16 căn nhà ven sông và đe dọa gần 100 căn khác.