Cán bộ xã mang 6 bằng “ngoại ngữ” đi tuyên truyền phòng chống dịch

Nguyễn Đức |

Ngoài tấm bằng kỹ sư, A Lồng còn thông thạo tiếng Anh, có thể giao tiếp trôi chảy với người nước ngoài. Hơn nữa, nhiều năm học tập, sinh hoạt cùng các bạn trong trường dân tộc nội trú nên A Lồng còn biết 5 thứ tiếng dân tộc khác.

Người Mông duy nhất có biên chế ở huyện

Đồng Ruộng là bản 100% người dân tộc Mông sinh sống, ngàn đời nay nằm ẩn mình giữa rừng già âm u, là bản nghèo đói và khó khăn bậc nhất huyện Trấn Yên, Yên Bái. Chuyện ăn no, mặc ấm đến nay vẫn còn là bài toán khó đối với đồng bào nơi đây.

Bởi vậy, những năm trước đây, tốt nghiệp cấp 3 đã là chuyện lạ nên việc Giàng A Lồng (40 tuổi) đi học đại học, rồi trở thành người Mông đầu tiên và duy nhất được biên chế vào làm việc ở huyện Trấn Yên lại càng khó tin như một câu chuyện cổ tích.

Anh Lồng là con thứ 4 trong gia đình, năm anh 12 tuổi thì bố mất. Một mình mẹ anh, bà Vàng Thị Máy ở vậy nuôi 9 người con. Mãi năm 8 tuổi, anh mới xuống núi đi học lớp 1, cũng bắt đầu trọ học một mình.

A Lồng kể: “Có lần, thấy con beo (hổ - PV) vồ chết trâu giữa rừng, mình sợ quá trèo vội lên cây, nín thở đợi cả mấy tiếng đồng hồ mới dám tụt xuống đi tiếp. Vừa đi vừa chạy đến tụt cả dép cũng không dám nhặt. Cuối tuần về, bố phải làm cho cây nỏ để phòng thân”.

Khi học hết lớp 2 Trường Tiểu học Kiên Thành, anh đã được Trường Dân tộc nội trú huyện Trấn Yên về tận nơi tuyển đi học. Suốt 7 năm học nội trú, cậu bé người Mông đều được giấy khen vì thành tích học tập xuất sắc. Cấp 3, A Lồng lên Thái Nguyên để theo học trường Vùng cao Việt Bắc. Chăm chỉ, sáng tạo trong học tập, anh vinh dự nhận được 1 trong 4 suất học bổng Học sinh nghèo vượt khó trị giá gần 1.000 đôla Mỹ của một tổ chức nước ngoài.

Năm 2001, anh là chàng trai người Mông đầu tiên và duy nhất ở Kiên Thành thi đỗ Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Để có tiền đi học, A Lồng xin làm thêm nhiều nơi để có thể phụ giúp gia đình có tiền ăn học, nuôi sống bản thân, không những vậy anh còn có thể gửi về cho mẹ lo các em ăn học.

Ra trường với tấm bằng giỏi, dù được nhiều nơi mời về làm việc nhưng anh cương quyết trở về rừng núi, đem kiến thức của mình giúp đỡ bà con. Sau hai năm công tác ở Hạt Kiểm lâm huyện, năm 2011, anh được chuyển về làm cán bộ văn hóa xã hội xã Kiên Thành.

Mang 6 “ngoại ngữ” đi tuyên truyền phòng chống dịch

Ngoài tấm bằng kỹ sư, A Lồng còn thông thạo tiếng Anh, có thể giao tiếp trôi chảy với người nước ngoài. Hơn nữa, nhiều năm học tập, sinh hoạt cùng các bạn trong trường dân tộc nội trú nên A Lồng còn biết 5 thứ tiếng dân tộc khác là: Dao, Thái, Tày, Cao Lan, Mường. Điều này giúp anh rất nhiều trong công tác tiếp xúc, tuyên truyền cho bà con nhân dân.

Kiên Thành với đặc trưng là xã có nhiều thành phần dân tộc cùng chung sống, không phải ai cũng biết tiếng Kinh nên bằng vốn kiến thức và ngôn ngữ đa dạng của mình, anh dễ dàng phổ biến kiến thức nông, lâm nghiệp, pháp luật, các chế độ chính sách, thậm chí là cả sinh sản - kế hoạch hóa gia đình cho nhân dân.

Nhờ có người cán bộ văn hóa tận tụy như A Lồng mà mấy năm trở lại đây, Đồng Ruộng đã xóa bỏ được hầu hết những tập tục lạc hậu, sinh nở hay ốm đau, nhân dân đều đến cơ sở y tế. Anh đã đi tuyên truyền, hướng dẫn bà con trồng và chăm sóc tre măng bát độ. Đã có thời gian, Kiên Thành trở thành “vựa măng” lớn nhất Yên Bái, kinh tế, đời sống của bà con được nâng lên rõ rệt.

Anh Triệu Kim Tư, bố cháu Triệu Tiến Lâm, cháu bé người Dao ở thôn Đồng Phay, được mổ tim miễn phí luôn xúc động khi nhớ đến “bố Lồng của con trai”: “Năm 2011, may mà nhờ có anh ấy đến tận nhà, cùng vợ chồng tôi đưa cháu đi khám, rồi làm giúp các thủ tục để cháu có thể được mổ tim miễn phí thì bây giờ con bé mới khỏe mạnh hoàn toàn và có thể đi học được như thế này. Không có anh ấy, chúng tôi cũng đành bó tay trước bệnh tình của con, nhà nghèo, lấy đâu ra mấy chục triệu mà chữa trị”.

Không những vậy, với vai trò là một tuyên truyền viên cơ sở, anh Giàng A Lồng cùng với cán bộ y tế xã, anh đến từng nhà trong bản để vận động và thuyết phục bà con trong thôn, trong xã xóa bỏ hủ tục tang ma để người chết trong nhà cả tuần mới đem chôn của dân tộc Mông, giảm tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết.

2 năm nay, do tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, anh không ngần ngại đi từng ngõ, gõ từng nhà, đến từng bản làng sâu nhất của xã với chiếc loa phát thanh được buộc vào xe máy đi rong ruổi từ sớm đến tối muộn để tuyên truyền cho bà con về các biện pháp phòng chống dịch.

Anh kể, do bà con ở xã thường đi làm nương xa, nhiều điểm không thể đến được nên phải tranh thủ đi sớm hoặc tối muộn thì bà con mới có ở nhà để nghe được tin tức, biết được cách phòng chống dịch bệnh COVID-19.

“Lúc bà con lên nương làm thì mình cũng mới được nghỉ ăn sáng, uống nước. Đến tối bà con về ăn cơm thì mình lại rong ruổi để tuyên truyền. Tuy vất vả một chút nhưng bà con hiểu và nghe theo nên cũng rất vui. Có như vậy thì xã mới phòng chống dịch được hiệu quả, góp phần vào việc duy trì vùng xanh an toàn cho bà con yên tâm sinh sống” - anh Lồng tâm sự.

Không những vậy, với vốn ngôn ngữ có được, anh dễ dàng đến tận nhà các hộ gia đình để tuyên truyền cho bà con hiểu và tuân thủ theo quy định của Đảng và nhà nước về công tác phòng chống dịch một cách hiệu quả.

Với nhiều bà con xã Kiên Thành, hình ảnh anh tuyên truyền viên đi xe win đèo theo hàng loạt thùng loa di dộng hằng ngày đi khắp ngõ ngách để tuyên truyền đã trở thành quen thuộc và gần gũi với họ.

Bà Lý Thị Hoa (thôn Đồng Song) tâm sự: “Sớm cũng thấy anh qua, giữa trưa nắng cũng qua, đến tối mịt cũng qua. Thấy anh như vậy nhiều lúc cũng ra mời anh ở lại ăn cơm, uống nước nhưng anh đều từ chối để đến các hộ khác. Bà con nơi đây ai cũng nể phục tinh thần của anh tuyên truyền viên này”.

Đánh giá về anh tuyên truyền viên này, ông Hoàng Văn Đà - Phó Chủ tịch xã Kiên Thành - cho biết: “A Lồng là cán bộ xông xáo, tận tụy và thật thà. Cậu ấy luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ công tác được giao nên không chỉ nhân dân mà đồng nghiệp và cấp trên rất quý mến và tin yêu”.

Nguyễn Đức
TIN LIÊN QUAN

Yên Bái: LĐLĐ Văn Yên chi trên 1 tỉ đồng chăm lo tết cho người lao động

Văn Đức |

Yên Bái - LĐLĐ huyện Văn Yên đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực chăm lo tết cho đoàn viên, công nhân viên chức, người lao động.

Yên Bái: Hỗ trợ ba người tử vong vì đuối nước

Thanh Hùng |

Yên Bái - Ngày 25.1, trên địa bàn thôn Đồng Ruộng, xã Kiên Thành (Trấn Yên) vừa xảy ra một vụ tai nạn đuối nước thương tâm khiến 3 tử vong, trong đó có 2 người là vợ chồng.

Vì sao đào rừng Yên Bái thua ngay trên sân nhà?

Văn Đức |

Yên Bái - Đào rừng đang phải chịu cảnh ế ẩm, thưa thớt khách ngay trên sân nhà khi không thể cạnh tranh được với đào từ nơi khác đổ về. 

Bản tin công đoàn: Educa hoàn tiền vụ đưa người đi Hàn Quốc

NHÓM PV |

Bản tin công đoàn: Chỉ đạo nóng vụ người nước ngoài ở NOXH; Educa nhận "ngoài tầm kiểm soát" vụ đưa người đi Hàn Quốc...

3 tàu chiến Mỹ bị tên lửa hành trình tấn công

Khánh Minh |

Lực lượng Houthi ở Yemen tuyên bố bắn trúng 3 tàu chiến Mỹ ở Trung Đông.

Mục sở thị cảnh người Thụy Sĩ bơi sông về nhà sau giờ làm

Ninh Phương |

Thụy Sĩ - Người dân ở đất nước đắt đỏ bậc nhất châu Âu thường rủ nhau bơi sông về nhà hoặc thư giãn sau giờ làm.

Bão gần Philippines mạnh lên dữ dội, sóng cao 8m

Khánh Minh |

Theo dự báo bão mới nhất, bão Julian (tên quốc tế là Krathon) đã mạnh lên thành bão nhiệt đới dữ dội và không loại trừ tăng cấp thành siêu bão.

Điều động, bổ nhiệm nhân sự mới ở TPHCM, Bắc Kạn, Quảng Bình

PHẠM ĐÔNG |

TPHCM, Bắc Kạn, Quảng Bình, Tuyên Quang, Phú Yên... vừa triển khai các quyết định điều động, chỉ định, bầu, bổ nhiệm nhân sự mới trong tuần (23.9 - 28.9).

Yên Bái: LĐLĐ Văn Yên chi trên 1 tỉ đồng chăm lo tết cho người lao động

Văn Đức |

Yên Bái - LĐLĐ huyện Văn Yên đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực chăm lo tết cho đoàn viên, công nhân viên chức, người lao động.

Yên Bái: Hỗ trợ ba người tử vong vì đuối nước

Thanh Hùng |

Yên Bái - Ngày 25.1, trên địa bàn thôn Đồng Ruộng, xã Kiên Thành (Trấn Yên) vừa xảy ra một vụ tai nạn đuối nước thương tâm khiến 3 tử vong, trong đó có 2 người là vợ chồng.

Vì sao đào rừng Yên Bái thua ngay trên sân nhà?

Văn Đức |

Yên Bái - Đào rừng đang phải chịu cảnh ế ẩm, thưa thớt khách ngay trên sân nhà khi không thể cạnh tranh được với đào từ nơi khác đổ về.