Chi hơn nghìn tỉ đồng, chắc gì chống được ngập

BÌNH MINH |

Tỉnh Quảng Ngãi vừa đề xuất vay Ngân hàng thế giới gần 1.000 tỉ đồng và vốn đối ứng gần 500 tỉ đồng để chống ngập cho TP.Quảng Ngãi. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia về quy hoạch cho rằng phương án chống ngập mà tỉnh đưa ra chưa thuyết phục. 

Thành phố bì bõm ngay từ mùa nắng

Thời gian qua, TP.Quảng Ngãi luôn trong tình trạng bì bõm nước khi có mưa lớn cục bộ. Nhiều tuyến đường bị ngập sâu đến 0,5m, có những khu nước ngập sâu cả mét, tràn vào nhà dân và rút rất chậm. Qua kiểm tra, UBND TP.Quảng Ngãi cho biết, toàn thành phố có 19 điểm ngập ở 5 lưu vực thoát nước. Trong đó, có đến 12 điểm ngập và thường xuyên ngập sâu.

Theo lý giải của UBND TP.Quảng Ngãi, đợt lụt năm 2021 là do biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan, lượng mưa từ thượng nguồn đổ vào sông Bàu Giang tăng đột biến lên 250m3/giây, trong khi mặt cắt sông Bàu Giang hẹp nên không đáp ứng được lưu lượng nước đổ về dẫn đến nước sông tràn vào khu vực phía nam TP.Quảng Ngãi. Trong khi đó, hệ thống thoát nước các trục đường như: Quang Trung, Lê Thánh Tôn, Phạm Văn Đồng… đường kính cống nhỏ, xuống cấp, thoát nước kém nên không thể đáp ứng việc thoát nước với lượng mưa lịch sử.

Dù giải thích là vậy, song ngày 31.3.2022, hầu hết các tuyến đường chính ở trung tâm TP.Quảng Ngãi đều trở thành... sông khi xuất hiện cơn mưa trái mùa, trong khi lượng mưa đo được chỉ bằng ½ so với đợt mưa năm 2021. Phải chăng, hệ thống thoát nước, chống ngập cho đô thị được đầu tư bao lâu nay đã không phát huy tác dụng?.

Chị Nguyễn Thị Thu, nhà mặt tiền đường Trần Hưng Đạo cho biết, chị sống ở đây gần 20 năm và hiếm khi nhìn thấy cảnh nước vây quanh nhà, nhưng thời gian gần đây nước cứ mấp mé ngoài đường. “Khu vực này rất cao, nước lũ khó tràn vào, nhưng giờ mưa lớn tí là ngập. Năm nay, mới có cơn mưa ngay trong đầu mùa hè nhưng đường phố đã lênh láng nước, trong khi năm nào tỉnh cũng bỏ tiền đầu tư các dự án thoát nước, sửa chữa, nạo vét cống nhưng rồi lụt vẫn hoàn lụt. Thành phố nằm giữa hai con sông mà mưa lớn lụt thì liệu bao nhiều tiền đầu tư bấy lâu nay có lãng phí” - chị Thu bức xúc.

Theo các chuyên gia về quy hoạch đô thị, nguyên nhân chính dẫn đến TP.Quảng Ngãi chìm trong biển nước là do các cánh đồng, ao hồ đã được san lấp để hình thành các khu đô thị. Đơn cử như cánh đồng Đưng rộng 25ha, trước đây là “hồ” chứa nước cho cả khu vực phía nam khi có mưa lớn, nhưng đã bị san lấp để hình thành khu đô thị Ngọc Bảo Viên nên nước không còn nơi lưu chứa vì vậy sẽ tràn vào các khu dân cư lân cận. Ngoài ra, đoạn kênh hở Thích Lý rộng khoảng 10m làm nhiệm vụ trung chuyển nước ra sông Bàu Giang đã được ngầm hóa và “bóp” tiết diện mặt cắt ngang một số đoạn nên tính năng tiêu nước kém.

Chi 1.450 tỉ đồng TP.Quảng Ngãi có hết ngập?

Để chống ngập cho TP.Quảng Ngãi, vừa qua tỉnh Quảng Ngãi có chủ trương đầu tư dự án chống ngập với phí 1.450 tỉ đồng (vốn vay Ngân hàng thế giới hơn 982 tỉ đồng và vốn đối ứng ngân sách tỉnh hơn 467 tỉ đồng) để đầu tư trạm bơm cưỡng bức phía nam với công suất 15.000m3/giờ; đầu tư mới hồ điều hòa Yên Phú với diện tích hơn 6,3ha, cải tạo hồ điều hòa Bàu Cả và Nghĩa Chánh cũng như ngầm hóa 400m mương hở kênh Thích Lý và xây dựng 3km kè sông Bàu Giang. Theo tỉnh Quảng Ngãi, hợp phần chống ngập cho TP.Quảng Ngãi được đầu tư sẽ giúp hạ tầng đô thị đồng bộ, ngăn lũ từ các sông, thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm đảm bảo an toàn tài sản và tính mạng cho người dân.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nhà làm quy hoạch thì giải pháp trên chỉ mang tính tình thế và không bền vững. Theo Kiến trúc sư Trần Bá Phước - Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Quảng Ngãi - cách làm của Quảng Ngãi hiện nay không thể chống ngập được khi hạ tầng thiếu đồng bộ, trong khi doanh nghiệp chỉ lo san lấp rồi phân lô bán nền mà ít khi không quan tâm đến cộng đồng xung quanh. Tình trạng ngập lụt đang đặt ra nhiều vấn đề trong phát triển đô thị. Bài toán thoát nước phải tính cả vùng thượng lưu và hạ lưu chứ không chỉ riêng cho TP.Quảng Ngãi với ý tưởng 1.450 tỉ đồng như vậy” - KTS Trần Bá Phước nói.

Kỹ sư Nguyễn Hoàng Ngân cho rằng, phương án nạo vét hồ điều hòa là cần thiết. Tuy nhiên, hiệu quả không cao vì mực nước thấp nhất của hồ là đáy cống, khi nước vào hồ dâng cao hơn đáy cống thì nước theo cống chảy ra sông. Trong khi dung tích hữu dụng cho việc chống ngập là thể tích tính từ đáy cống thoát lên đến mặt đường, nên đào sâu hồ cũng vậy bởi cao độ đáy cống thoát của hồ bị khống chế bởi cao độ mực nước sông. Đối với đề xuất xây 3km kè sông Bàu Giang rồi bơm nước cưỡng bức là giải pháp tạm ổn, nhưng đi kèm với đó là phải xây thêm công viên để tăng tiết diện chứa và lưu thông nước.

“Toàn bộ các đường cống thoát nước ở phía nam TP.Quảng Ngãi đều đưa về khu đô thị Ngọc Bảo Viên thông qua kênh hở Thích Lý đổ ra sông Bàu Giang. Trong khi, tại đây một đoạn kênh bị “bóp méo” thành nút thắt cổ chai với tiết diện hẹp, nước sẽ không chảy kịp. Tới đây, các dự án khu đô thị Bắc Bàu Giang và Nam Trường Chinh triển khai đắp đất nền cao hơn hiện tại thì vùng chứa nước sẽ hẹp hơn nữa. Khi đó, dù có lắp trạm bơm cưỡng bức thì chuyện ngập vẫn khó tránh khỏi. Nhưng điều đáng lo là một khi làm kè và trạm bơm cưỡng bức để bảo vệ TP.Quảng Ngãi thì thị trấn La Hà được bao bọc bởi sông La Hà và sông Bàu Giang sẽ ra sao khi mà lâu nay đã bị ngập. Chúng ta chi cả nghìn tỉ để chống ngập cho TP.Quảng Ngãi mà đẩy thị trấn La Hà ngập nặng hơn thi liệu có hiệu quả” - KS Nguyễn Hoàng Ngân đặt vấn đề.

BÌNH MINH
TIN LIÊN QUAN

Quảng Bình: Thiệt hại hơn 57 tỉ đồng sau đợt mưa lũ "trái mùa"

PHI LONG - HỮU LIỀU |

QUẢNG BÌNH – Theo thông tin từ UBND tỉnh Quảng Bình, sau những ngày mưa lũ "trái mùa" vừa qua, hàng nghìn ha hoa màu trên địa bàn tỉnh đã bị nhấn chìm, ước tính thiệt hại lên đến trên 57 tỉ đồng.

Sau trận mưa lũ trái mùa, xót xa cảnh nông dân nhặt lúa đem về cho bò ăn

HƯNG THƠ |

Quảng Trị - Hết mưa, nước lũ một số nơi tại vùng đồng bằng của bắt đầu rút, lộ ra những cây trồng nằm bệt dưới bùn đất. Lúa coi như mất trắng, đậu, ngô ngâm dưới nước cũng không thể khắc phục – người nông dân chỉ biết thở dài, tận dụng những gì còn sót lại để cho gia súc ăn.

Hỗ trợ cho các gia đình thiệt hại do đợt mưa lũ trái mùa ở Quảng Trị

HƯNG THƠ |

Quảng Trị - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Trị đã trao quà hỗ trợ cho các gia đình bị thiệt hại về người, thiệt hại nặng về tài sản trong đợt mưa lũ trái mùa.

Sân chơi cho bolero đang bị thu hẹp

NGỌC DỦ |

So với thời gian trước, sân chơi âm nhạc dành cho bolero đang ngày càng thu hẹp.

TPHCM nâng đường nối 3 quận lên cao độ 2,1m để chống ngập

NHƯ QUỲNH |

Ngoài việc xây dựng bờ kè, TPHCM sẽ nâng mặt đường Trần Xuân Soạn theo cao độ quy hoạch 2,1m để ứng phó tình trạng ngập úng suốt nhiều năm qua.

Lựu pháo Nga tiêu diệt nhân lực, khí tài Ukraina ở Kursk

Song Minh |

Lựu pháo D-20 của Nga tiêu diệt khí tài và nhân lực của Ukraina ở tỉnh Kursk của Nga.

Bão Krathon vào Biển Đông, hàng trăm chuyến bay bị hủy hoãn

Thanh Trà |

Trước bản tin dự báo bão Krathon ảnh hưởng Đài Loan (Trung Quốc), một số hãng hàng không hủy hoặc dời lịch các chuyến bay vào 1.10.

Hỗ trợ phí thi lại vì trượt sát hạch lái xe trong mưa bão

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Sau phản ánh của Báo Lao Động về việc thí sinh vẫn thi sát hạch lái xe khi bão số 4 áp sát, phía nhà trường sẽ hỗ trợ chi phí thi lại cho học viên.

Quảng Bình: Thiệt hại hơn 57 tỉ đồng sau đợt mưa lũ "trái mùa"

PHI LONG - HỮU LIỀU |

QUẢNG BÌNH – Theo thông tin từ UBND tỉnh Quảng Bình, sau những ngày mưa lũ "trái mùa" vừa qua, hàng nghìn ha hoa màu trên địa bàn tỉnh đã bị nhấn chìm, ước tính thiệt hại lên đến trên 57 tỉ đồng.

Sau trận mưa lũ trái mùa, xót xa cảnh nông dân nhặt lúa đem về cho bò ăn

HƯNG THƠ |

Quảng Trị - Hết mưa, nước lũ một số nơi tại vùng đồng bằng của bắt đầu rút, lộ ra những cây trồng nằm bệt dưới bùn đất. Lúa coi như mất trắng, đậu, ngô ngâm dưới nước cũng không thể khắc phục – người nông dân chỉ biết thở dài, tận dụng những gì còn sót lại để cho gia súc ăn.

Hỗ trợ cho các gia đình thiệt hại do đợt mưa lũ trái mùa ở Quảng Trị

HƯNG THƠ |

Quảng Trị - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Trị đã trao quà hỗ trợ cho các gia đình bị thiệt hại về người, thiệt hại nặng về tài sản trong đợt mưa lũ trái mùa.