Chịu chiết khấu cao, tài xế xe ôm công nghệ tìm cách bắt khách ngoài

THU THUỶ |

Nhiều người lao động từng chọn xe ôm công nghệ là một nghề có mức thu nhập khá ổn. Tuy nhiên, gần đây, với mức chiết khấu từ hãng xe quá cao, cùng sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường khiến công việc này không còn được quan tâm như trước.

Chỉ cách đây vài năm, lái xe ôm công nghệ từng là một công việc cho thu nhập khá ổn. Sự xuất hiện các ứng dụng đặt xe tại Việt Nam mang đến luồng gió mới thay vì xe ôm truyền thống với nhiều hạn chế.

Thời điểm đó, nhiều tài xế có mức thu nhập tương đối cao, thậm chí gấp nhiều lần lương văn phòng nếu chăm chỉ chạy xe.

Ngay cả sinh viên, người đã đi làm cũng đăng ký tài khoản để tranh thủ chạy lúc rảnh rỗi, kiếm thêm nguồn thu nhập.

Tuy nhiên, đến nay, do mức chiết khấu từ hãng quá cao, có những hãng lên đến gần 40%. Trừ các chi phí phát sinh như xăng xe, sửa chữa xe khi hư hỏng, tài xế chỉ nhận được khoảng gần nửa số tiền một cuốc xe.

Đăng ký một hãng xe công nghệ được hơn 2 tháng, anh Nguyễn Thành Đạt (SN 2003, quê Nam Định, là sinh viên) cho hay, do hoàn cảnh gia đình, tôi phải tranh thủ thời gian được nghỉ học để chạy xe, phụ giúp bố mẹ trang trải cuộc sống.

Theo anh Đạt, trước đó đã tìm hiểu công việc này qua mạng, "thấy người ta kiếm được nên cũng ham". Nhưng chạy rồi mới biết, để kiếm được vài chục cuốc xe mỗi ngày là chuyện không hề dễ dàng.

“Nhất là thời điểm kinh tế khó khăn, sa thải nhiều, tôi không còn suy nghĩ "hái ra tiền" từ công việc này nữa” - nam sinh viên chia sẻ.

Một cuốc xe ôm công nghệ. Ảnh: Thu Thuỷ
Một cuốc xe ôm công nghệ. Ảnh: Thu Thuỷ

Cũng theo anh Đạt, nếu ngày nào chăm chỉ kiếm được khoảng 200.000 - 250.000 đồng, túc tắc thì chỉ được 100.000 - 150.000 đồng một ngày.

Trong khi đó, bỏ công việc ở quê lên phố làm xe ôm, chị Nguyễn Thị Lan (SN 1985, quê Phú Thọ) đang khá trầy trật với công việc này.

“Giờ hãng bắt chiết khấu cao nên ngoài thời gian chở khách qua ứng dụng, tôi tranh thủ đứng ở các bến xe buýt để bắt khách ngoài”, chị Lan bộc bạch.

Chị Lan chật vật kiếm cuốc xe trên ứng dụng và bên ngoài để có thêm thu nhập nuôi con nhỏ. Ảnh: Thu Thuỷ.
Chị Lan chật vật kiếm cuốc xe trên ứng dụng và bên ngoài để có thêm thu nhập nuôi con nhỏ. Ảnh: Thu Thuỷ.

Tài xế này cũng chia sẻ, thị trường xe ôm công nghệ bây giờ đã bão hòa, chỗ nào trên vỉa hè cũng có thể bắt gặp các nhóm tài xế chờ khách. Muốn có khách, tài xế phải lăn xả, mời chào khách khéo léo.

“Ngày nào tôi cũng làm 10 - 12 tiếng, có hôm về mệt quá lăn ra ngủ lúc nào không hay. Vậy mà thu nhập cũng chỉ khoảng 300 nghìn đồng/ngày” - nữ tài xế tiết lộ.

Theo tìm hiểu của PV, trước đây, 1 tài xế xe ôm công nghệ có thể dễ dàng kiếm 500.000 - 1.000.000 đồng nếu chăm chỉ chạy cả ngày.

Tuy nhiên, hiện nay, chiết khấu chung của các ứng dụng tăng cao khiến thu nhập của người lao động giảm đến 50% so với thời điểm mới ra mắt.

Cụ thể, hiện chiết khấu của GrabBike rơi vào khoảng 30%, trong khi đó, trước đây chỉ dao động khoảng 20%. Về phía BeBike, ứng dụng không có niêm yết cụ thể, nhưng dao động trên dưới 39%, hơn khoảng 15% so với trước đó.

Có thể thấy, với mức thu nhập bấp bênh, tuỳ theo sức bền, sự chăm chỉ, nhiều tài xế xe ôm công nghệ chỉ đủ chi tiêu sinh hoạt, thuê trọ, không dám nghĩ đến chuyện tiết kiệm một khoản hàng tháng.

Theo chuyên gia kinh tế, TS Huỳnh Thanh Điền (giảng viên Trường Đại học Kinh tế TPHCM), dù từng là công việc "hái ra tiền" của lao động phổ thông, tuy nhiên đây vốn là công việc không cần tay nghề, ai cũng làm được, nên lượng tài xế ngày càng tăng khiến cho cung vượt cầu.

Theo ông Điền, thời điểm này, thị trường lao động sẽ tự điều chỉnh, cung và cầu sẽ tự cân bằng nhau. Chuyên gia dự đoán, sẽ không còn nhiều người theo nghề tài xế xe ôm công nghệ nữa, nguồn lao động sẽ được "trả" lại cho những ngành nghề khác.

TS Huỳnh Thanh Điền nhấn mạnh, không nên xem việc lái xe ôm công nghệ là một nghề ổn định, bởi nó chỉ như "phao cứu sinh" khi lao động chưa có tay nghề hoặc đang không biết làm gì.

Công việc này chỉ có thể giải quyết được lượng lao động nhàn rỗi, không phải là công việc mang lại sự ổn định lâu dài, nghĩa là nó không bền.

THU THUỶ
TIN LIÊN QUAN

Bộ quy tắc ứng xử dành cho xe ôm công nghệ liệu có thừa thãi?

Hồng Diệp - Hiệp Phạm |

Mỗi hãng xe công nghệ trên thị trường đều có riêng một bộ quy tắc ứng xử dành cho tài xế của mình. Thế nhưng thực tế những quy tắc đó vẫn chưa được các tài xế xe ôm công nghệ áp dụng một cách đồng bộ.

Tài xế xe ôm công nghệ và những câu chuyện chưa từng được bật mí

Phương Thảo - Quỳnh Trang |

Tài xế xe ôm công nghệ vẫn thường được ví là nghề "làm dâu trăm họ" với vô vàn những khó khăn. Dẫu vậy nhưng vì cuộc sống mưu sinh, ngày ngày họ vẫn gắn bó với nghề với mong muốn cuộc sống đủ đầy hơn.

Bắt đối tượng đốt ô tô rồi trốn truy nã dưới vỏ bọc xe ôm công nghệ

Trần Lâm |

Ngày 20.11, Công an tỉnh Thanh Hóa thông tin đã bắt đối tượng dùng xăng đốt ô tô người khác rồi bỏ trốn khỏi địa phương. Sau 2 năm dùng vỏ bọc xe ôm công nghệ, đối tượng truy nã đã bị bắt, di lý về địa phương.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.