Chùa, phủ Hà Nội vắng du khách đến cúng lễ ngày Rằm tháng bảy

Phạm Đông - Lan Nhi |

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhiều người dân tại Hà Nội đã hạn chế đến đến chùa, phủ, vì vậy đã không còn tình trạng chen chúc đi chùa cúng lễ ngày Rằm tháng bảy.

Lễ Vu Lan (rằm tháng 7 âm lịch) hằng năm được coi là ngày báo hiếu công ơn sinh thành của cha mẹ. Vào ngày này, nhiều người dân trên địa bàn TP Hà Nội thường hay đến các đền, chùa cầu mong bình an, sức khoẻ, hạnh phúc cho cha mẹ và người thân trong gia đình.

Theo ghi nhận của Lao Động sáng 2.9 (tức ngày 15.7 âm lịch), các chùa, phủ lớn ở Hà Nội khá vắng vẻ, không có tình trạng người dân chen lấn làm lễ, cúng bái như các năm trước. Đặc biệt, nhiều người khi đi lễ chùa đã chủ động trang bị khẩu trang, nước sát khuẩn tay. Các đình chùa cũng đã dán các biển báo yêu cầu người dân thực hiện các biện pháp phòng chống dịch COVID-19.

Tại Chùa Hà chỉ có lác đác người đến làm lễ, không khí không còn nhộn nhịp như trước. Ảnh: Lan Nhi
Tại Chùa Hà chỉ có lác đác người đến làm lễ, không khí không còn nhộn nhịp như trước. Ảnh: Lan Nhi
Tại Chùa Hà chỉ có lác đác người đến làm lễ, không khí không còn nhộn nhịp như trước. Ảnh: Lan Nhi

Ông Nguyễn Minh Kham - người trông coi tại Chùa Hà cho biết: “Năm nay do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên tại chùa Hà đã hạn chế tổ chức các hoạt động cúng bái, làm lễ dịp Vu Lan báo hiếu, rằm tháng bảy âm lịch. Ngoài ra, chùa cũng tăng cường các biện pháp phòng dịch để đảm bảo an toàn cho người dân khi đến dâng hương”.

Một số người khi đi lễ chùa từ sáng sớm đã chủ động đeo khẩu trang, mang nước rửa tay sát khuẩn.
Người khi đi lễ chùa tuân thủ qui định đeo khẩu trang. Ảnh: Lan Nhi

Cũng theo ông Kham, để hạn chế tụ tập đông người, các lễ cúng năm nay tại chùa cũng làm đơn giản hơn, lượng  người dân đến chùa cũng hạn chế. Trong dịp lễ Vu Lan, chùa chỉ tổ chức gói gọn trong một ngày, không làm đông như những năm trước.

Được biết, đã có nhiều người đăng ký làm lễ nhưng ban quản lý chùa đã từ chối không tổ chức để hạn chế tụ tập đông người, bảo đảm an toàn cho công tác phòng dịch.

Bảng thông báo tại Chùa Hà.
Bảng thông báo tại Chùa Hà. Ảnh: Lan Nhi

Tương tự, tại Phủ Tây Hồ (quận Tây Hồ) cũng không còn cảnh chen chúc, đông người đến thắp hương, làm lễ cúng bái như mọi năm. Từ sáng sớm, lượng người đến phủ làm lễ đã được ban quản lý kiểm soát, nhắc nhở việc đeo khẩu trang nơi công cộng và tránh tụ tập đông người cùng một chỗ.

Khung cảnh yên bình, vắng vẻ tại Phủ Tây Hồ trong ngày Rằm tháng bảy. Ảnh: Phạm Đông
Khung cảnh yên bình, vắng vẻ tại Phủ Tây Hồ trong ngày Rằm tháng bảy. Ảnh: Phạm Đông

“Vào ngày rằm tháng bảy, tôi thường tranh thủ đi chùa sớm thắp hương, làm lễ cho ông bà, tổ tiên, cầu sức khoẻ, hạnh phúc đến với gia đình. Hôm nay tôi thấy khá vắng vẻ, yên bình đúng với không khí tại các chùa, phủ nên cũng cảm thấy an tâm hơn, nhất là trong thời điểm có dịch COVID-19” - chị Phạm Thị Hà (sinh năm 1980, quận Đống Đa) cho hay.

Trước đó, để hạn chế tình trạng người dân chen lấn, tụ tập đông người trong các ngày lễ, ông Đỗ Anh Tuấn - Chủ tịch UBND quận Tây Hồ đã yêu cầu các phường trên địa bàn rà soát, kiểm tra các cơ sở tín ngưỡng, đặc biệt là Phủ Tây Hồ.

Đồng thời yêu cầu các cơ sở tín ngưỡng trên địa bàn đảm bảo công tác phòng chống dịch như đo thân nhiệt, bố trí nước sát khuẩn, yêu cầu giữ khoảng cách và không tập trung quá 30 người trong khuôn viên.

Chị Hà tranh thủ đi lễ tại phủ từ sáng sớm.
Chị Phạm Thị Hà tranh thủ đi lễ tại phủ từ sáng sớm. Ảnh: Phạm Đông

Tại chùa Phúc Khánh (Đống Đa), một trong những ngôi chùa lâu đời tại Hà Nội cũng không có quá đông người dân đến dâng hương và làm lễ. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, nhiều người dân đến hành lễ đều đeo khẩu trang, hạn chế nói chuyện khi đến lễ chùa.

Người dân hành lễ tại Chùa Phúc Khánh trong ngày Vu lan. Ảnh: Huyền Chang
Người dân hành lễ tại Chùa Phúc Khánh trong ngày Vu lan. Ảnh: Huyền Chang
Người dân hành lễ tại Chùa Phúc Khánh trong ngày Vu Lan. Ảnh: Huyền Chang

Chùa Phúc Khánh cũng đặt các lọ nước sát khuẩn, nước rửa tay trước cổng và quanh khuôn viên chùa để người dân có thể tiện sử dụng.

Chị Trần Thị Hà (Long Biên) chia sẻ: "Vì là ngày lễ Vu Lan nên tôi với chồng tôi đến thắp hương lễ Phật cho tổ tiên, ông bà nội ngoại. Chúng tôi cũng không dám lán lại lâu, chỉ đợi hạ lễ khoảng 10 phút rồi về luôn".

Nước rửa tay sát khuẩn được đặt nhiều nơi trong chùa để du khách tiện sử dụng. Ảnh: Huyền Chang
Nước rửa tay sát khuẩn được đặt nhiều nơi trong chùa để du khách tiện sử dụng. Ảnh: Huyền Chang
Nước rửa tay sát khuẩn được đặt nhiều nơi trong chùa để du khách tiện sử dụng. Ảnh: Huyền Chang
Phạm Đông - Lan Nhi
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội: Bố trí lò đốt vàng mã cách xa các tòa chung cư để phòng hỏa hoạn

Phạm Đông - Huyền Chang |

Để phục vụ nhu cầu đốt vàng mã trong các ngày rằm, lễ, Tết... nhiều khu chung cư ở Hà Nội đã bố trí xây dựng, đặt các lò đốt vàng mã cách xa chung cư để đảm bảo an toàn cho người dân.

Chùa, phủ vắng bóng khách đến lễ ngày cuối tuần

Minh Thành |

Ngày Chủ nhật (30.8) tại các chùa, phủ lớn ở Hà Nội không còn diễn ra tình trạng người dân chen chúc tới lễ bái vào rằm tháng 7.

Rặng thị cổ Hải Phòng chín rộ, thơm lừng dịp Rằm tháng Bảy

Mai Dung |

Trải qua bao biến cố, thăng trầm, rặng thị cổ Đồ Sơn (Hải Phòng) với 17 cây thị, tuổi đời lên đến 1.000 năm vẫn tươi xanh, cho quả vàng ươm, thơm lừng đúng dịp rằm tháng Bảy.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.