Chuyện chỉ có ở đường hầm xuyên núi đá bên bờ vịnh Hạ Long

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Hầm đường bộ xuyên núi đá trên tuyến đường ven biển kết nối TP.Hạ Long và TP.Cẩm Phả khác với hầu hết các hầm đường bộ khác trong cả nước là bởi đường hầm này được thiết kế sau khi đã thi công phần đường. Vì thế, quá trình thi công sau này cũng gặp rất nhiều khó khăn.

Phóng viên Báo Lao Động thường xuyên có mặt trên công trình dự án đường ven biển Hạ Long – Cẩm Phả từ khi khởi công xây dựng vào tháng 9.2019.

Đặc biệt, sau khi Quảng Ninh điều chỉnh dự án, quyết định làm đường hầm xuyên núi đá để bảo vệ cảnh quan môi trường vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, phóng viên Báo Lao Động đã ghi lại từng những giai đoạn chính của quá trình thi công đường hầm xuyên núi đá.

Dưới đây là một số hình ảnh thi công hầm đường bộ từ lúc khởi đầu cho đến khi hoàn thành:

Đường ven biển Hạ Long – Cẩm Phả, chỉ dài khoảng 18,6km, nhưng hướng tuyến đi qua hầu hết đều là núi đá vôi, đầm, hồ ven biển. Cho đến nhiều tháng sau khi khởi công xây dựng, công trình đường hầm xuyên núi dài 235m vẫn chưa có trong thiết kế. Ảnh: Nguyễn Hùng
Đường ven biển Hạ Long – Cẩm Phả, chỉ dài khoảng 18,6km, nhưng hướng tuyến đi qua hầu hết đều là núi đá vôi, đầm, hồ ven biển. Cho đến nhiều tháng sau khi khởi công xây dựng, công trình đường hầm xuyên núi dài 235m vẫn chưa có trong thiết kế. Ảnh: Nguyễn Hùng
Thời gian đầu đầu thi công, ngay tại khu vực mà nay là cửa hầm đường bộ phía TP.Cẩm Phả, đơn vị thi công vẫn phá đá tít trên đỉnh núi cao để hạ cốt, mở đường (Ảnh chụp ngày 6.10.2019). Dẫn phóng viên Báo Lao Động đi hiện trường, nhìn chiếc máy xúc vắt vẻo trên tận đỉnh núi cao, ông Nguyễn Văn Tùng, khi đó là Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Quảng Ninh, đơn vị được giao làm chủ đầu tư dự án đường ven biển Hạ Long – Cẩm Phả, còn lo ngại về khối lượng đá quá lớn phải cắt hạ để làm đường. Ảnh: Nguyễn Hùng
Thời gian đầu đầu thi công, ngay tại khu vực mà nay là cửa hầm đường bộ phía TP.Cẩm Phả, đơn vị thi công vẫn phá đá tít trên đỉnh núi cao để hạ cốt, mở đường (Ảnh chụp ngày 6.10.2019). Dẫn phóng viên Báo Lao Động đi hiện trường, nhìn chiếc máy xúc vắt vẻo trên tận đỉnh núi cao, ông Nguyễn Văn Tùng, khi đó là Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Quảng Ninh, đơn vị được giao làm chủ đầu tư dự án đường ven biển Hạ Long – Cẩm Phả, còn lo ngại về khối lượng đá quá lớn phải cắt hạ để làm đường. Ảnh: Nguyễn Hùng
Tuy nhiên, sau đó, phương án mở đường hầm xuyên núi đá được tính đến nhằm hạn chế phá núi đá, vừa bảo vệ môi trường, cảnh quan, vừa đảm bảo an toàn khi lưu thông sau này, bởi nếu làm đường thì độ dốc vẫn quá cao, nhiều khúc quanh co, nguy cơ sạt lở lớn. Trong ảnh là những mũi khoan đầu tiên thi công đường hầm. Ảnh: Nguyễn Hùng
Tuy nhiên, sau đó, phương án mở đường hầm xuyên núi đá được tính đến nhằm hạn chế phá núi đá, vừa bảo vệ môi trường, cảnh quan, vừa đảm bảo an toàn khi lưu thông sau này, bởi nếu làm đường thì độ dốc vẫn quá cao, nhiều khúc quanh co, nguy cơ sạt lở lớn. Trong ảnh là những mũi khoan đầu tiên thi công đường hầm. Ảnh: Nguyễn Hùng
Phương án làm hầm, dài 235m, gồm 2 ống hầm, mỗi ống 3 làn xe, khổ hầm 13,795m, được tỉnh Quảng Ninh quyết và được bắt đầu thi công từ đầu năm 2021 – sau hơn 1 năm so với phần đường. Với phương án mới này, tổng mức đầu tư cho dự án đường bao biển Hạ Long – Cẩm Phả tăng thêm khoảng 272 tỉ đồng, lên trên 2.290 tỉ đồng. Ảnh: Nguyễn Hùng
Phương án làm hầm, dài 235m, gồm 2 ống hầm, mỗi ống 3 làn xe, khổ hầm 13,795m, được tỉnh Quảng Ninh quyết và được bắt đầu thi công từ đầu năm 2021 – sau hơn 1 năm so với phần đường. Với phương án mới này, tổng mức đầu tư cho dự án đường bao biển Hạ Long – Cẩm Phả tăng thêm khoảng 272 tỉ đồng, lên trên 2.290 tỉ đồng. Ảnh: Nguyễn Hùng
Tuy nhiên, việc thi công đường rồi mới tính làm đường hầm khiến vị trí mở đường hầm gặp rất nhiều bất lợi. Bởi, tất cả các dự án làm đường, nếu xác định có hầm thì khi thiết kế, phần đường phải đi theo hầm, do hầm thường khó thi công hơn. Vị trí mở đường hầm thường nằm ở chính giữa núi, nhưng vị trí mở đường hầm xuyên núi trên tuyến đường ven biển Hạ Long – Cẩm Phả lại nằm ở sườn núi nên từng phủ (độ dài từ nóc hầm lên tới đỉnh núi) chỉ khoảng 40m. Ảnh: Nguyễn Hùng
Tuy nhiên, việc thi công đường rồi mới tính làm đường hầm khiến vị trí mở đường hầm gặp rất nhiều bất lợi. Bởi, tất cả các dự án làm đường, nếu xác định có hầm thì khi thiết kế, phần đường phải đi theo hầm, do hầm thường khó thi công hơn. Vị trí mở đường hầm thường nằm ở chính giữa núi, nhưng vị trí mở đường hầm xuyên núi trên tuyến đường ven biển Hạ Long – Cẩm Phả lại nằm ở sườn núi nên từng phủ (độ dài từ nóc hầm lên tới đỉnh núi) chỉ khoảng 40m. Ảnh: Nguyễn Hùng
Vị trí mở đường hầm xuyên núi trên tuyến đường ven biển Hạ Long – Cẩm Phả lại nằm ở sườn núi nên kết cấu đá yếu hơn rất nhiều so với đường hầm xuyên qua chính giữa núi. Ngay tại khu vực các cửa hầm, kết cấu đá rời rạc khiến việc thi công gặp rất nhiều khó khăn. Chưa kể, khu vực này đều là núi đá vôi, lại nhiều hang caster. Vì thế, thời gian đầu, có ngày chỉ đào vào sâu được 0,5m. Ảnh: Nguyễn Hùng
Vị trí mở đường hầm xuyên núi trên tuyến đường ven biển Hạ Long – Cẩm Phả lại nằm ở sườn núi nên kết cấu đá yếu hơn rất nhiều so với đường hầm xuyên qua chính giữa núi. Ngay tại khu vực các cửa hầm, kết cấu đá rời rạc khiến việc thi công gặp rất nhiều khó khăn. Chưa kể, khu vực này đều là núi đá vôi, lại nhiều hang caster. Vì thế, thời gian đầu, có ngày chỉ đào vào sâu được 0,5m. Ảnh: Nguyễn Hùng
Tốc độ thi công sau đó nhanh hơn. Ảnh: Nguyễn Hùng
Tốc độ thi công sau đó nhanh hơn. Ảnh: Nguyễn Hùng
Kỹ sư Nguyễn Duy Sông – một người dày dạn kinh nghiệm thi công các công trình đường hầm trên khắp cả nước của Công ty CP Tập đoàn Đèo Cả, được giao trực tiếp chỉ hủy thi công đường hầm này – từng thừa nhận, đây là công trình đường hầm khó nhằn nhất, bởi địa chất quá phức tạp và thi công đường rồi mới tính mở hầm. Ảnh: Nguyễn Hùng
Kỹ sư Nguyễn Duy Sông – một người dày dạn kinh nghiệm thi công các công trình đường hầm trên khắp cả nước của Công ty CP Tập đoàn Đèo Cả, được giao trực tiếp chỉ hủy thi công đường hầm này – từng thừa nhận, đây là công trình đường hầm khó nhằn nhất, bởi địa chất quá phức tạp và thi công đường rồi mới tính mở hầm. Ảnh: Nguyễn Hùng
Ống hầm chiều hướng Hạ Long đi Cẩm Phả ngày 18.10.2021. Ảnh: Nguyễn Hùng
Ống hầm chiều hướng Hạ Long đi Cẩm Phả ngày 18.10.2021. Ảnh: Nguyễn Hùng
Ảnh chụp 18.10.2021. Ảnh: Nguyễn Hùng
Ảnh chụp 18.10.2021. Ảnh: Nguyễn Hùng
Công trình đường hầm ngày 22.12.2021. Ảnh: Nguyễn Hùng
Công trình đường hầm ngày 22.12.2021. Ảnh: Nguyễn Hùng
Dù gặp rất nhiều khó khăn và thi công trong thời kỳ đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhưng chỉ trong vòng 1 năm, đường hầm xuyên núi đá đã hoàn thành, thậm chí còn về trước cả phần làm đường, góp phần đưa tuyến đường ven biển Hạ Long – Cẩm Phả đi vào hoạt động đúng tiến độ - ngày 1.1.2022. Ảnh: Nguyễn Hùng
Dù gặp rất nhiều khó khăn và thi công trong thời kỳ đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhưng chỉ trong vòng 1 năm, đường hầm xuyên núi đá đã hoàn thành, thậm chí còn về trước cả phần làm đường, góp phần đưa tuyến đường ven biển Hạ Long – Cẩm Phả đi vào hoạt động đúng tiến độ - ngày 1.1.2022. Ảnh: Nguyễn Hùng
Hầm đường bộ nhìn từ trên cao. Ảnh: Đức Dũng
Hầm đường bộ nhìn từ trên cao. Ảnh: Đức Dũng
Nguyễn Hùng
TIN LIÊN QUAN

Tòa nhà Pháp cổ hơn trăm tuổi với đường hầm bí mật tại Hạ Long

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Trụ sở Công ty Pháp mỏ than Bắc Kỳ, được xây dựng năm 1888, hiện là Trung tâm điều hành sản xuất tại Quảng Ninh của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), tại địa chỉ 95A, đường Lê Thánh Tông, phường Hồng Gai, TP Hạ Long, cơ bản vẫn giữ được nguyên vẹn kiến trúc ban đầu.

Cần đường hầm kết nối Phố đi bộ Nguyễn Huệ sang Công viên bến Bạch Đằng

Thế Lâm |

Trong vài ngày lễ dịp 2.9 vừa qua, khu vực Phố đi bộ Nguyễn Huệ và Công viên bến Bạch Đằng (Quận 1, TPHCM) thu hút rất đông đảo người dân, khách thập phương đến tham quan, vui chơi, hóng mát…

Kết nối Hạ Long-Bắc Giang: Mở đường hầm xuyên núi dài 6km?

Nguyễn Hùng |

Sở GTVT tỉnh Bắc Giang cho biết đang khảo sát, tham mưu UBND tỉnh Bắc Giang trình Thường trực Tỉnh ủy Bắc Giang chấp thuận chủ trương phương án khảo sát, mở mới đường hầm xuyên núi, giúp kết nối phía Tây Yên Tử với Hạ Long.

Khuyến cáo khẩn cấp công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon

Thanh Hà |

Công dân Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Lebanon được khuyến cáo rời khỏi quốc gia này khi các chuyến bay thương mại vẫn còn hoạt động.

Kiểm toán cung cấp hàng trăm tài liệu cho cơ quan điều tra

CAO NGUYÊN |

Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn cho biết, năm 2023, đã cung cấp hơn 800 tài liệu cho Ủy ban kiểm tra và cơ quan điều tra.

Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị làm việc tại Sơn La

Minh Nguyễn |

Bộ Chính trị đã triển khai kiểm tra việc tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đối với Tỉnh ủy Sơn La.

Người dân Thanh Hóa đổ xô ra cầu Hàm Rồng xem nước lũ

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Nước từ thượng nguồn đổ về khiến mực nước sông Mã dâng cao, nhiều người dân ở TP Thanh Hóa đã tập trung ra cầu Hàm Rồng xem nước lũ.

Cập nhật các tỉnh công bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai

Nhóm PV |

Sau ảnh hưởng nặng nề của mưa lũ do bão số 3, số 4, Thanh Hóa là tỉnh thành tiếp tục phải công bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai.

Tòa nhà Pháp cổ hơn trăm tuổi với đường hầm bí mật tại Hạ Long

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Trụ sở Công ty Pháp mỏ than Bắc Kỳ, được xây dựng năm 1888, hiện là Trung tâm điều hành sản xuất tại Quảng Ninh của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), tại địa chỉ 95A, đường Lê Thánh Tông, phường Hồng Gai, TP Hạ Long, cơ bản vẫn giữ được nguyên vẹn kiến trúc ban đầu.

Cần đường hầm kết nối Phố đi bộ Nguyễn Huệ sang Công viên bến Bạch Đằng

Thế Lâm |

Trong vài ngày lễ dịp 2.9 vừa qua, khu vực Phố đi bộ Nguyễn Huệ và Công viên bến Bạch Đằng (Quận 1, TPHCM) thu hút rất đông đảo người dân, khách thập phương đến tham quan, vui chơi, hóng mát…

Kết nối Hạ Long-Bắc Giang: Mở đường hầm xuyên núi dài 6km?

Nguyễn Hùng |

Sở GTVT tỉnh Bắc Giang cho biết đang khảo sát, tham mưu UBND tỉnh Bắc Giang trình Thường trực Tỉnh ủy Bắc Giang chấp thuận chủ trương phương án khảo sát, mở mới đường hầm xuyên núi, giúp kết nối phía Tây Yên Tử với Hạ Long.