Công nghệ giúp việc lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 còn khoảng 30 giây

Trần Tuấn |

Việc áp dụng công nghệ hỗ trợ lấy mẫu và trả kết quả xét nghiệm theo hình thức điện tử trực tuyến giúp thời gian lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 của người dân giảm xuống còn 30 giây.

Chiều 3.8, đã diễn ra buổi tập huấn trực tuyến toàn quốc về các nền tảng công nghệ số hỗ trợ phòng chống dịch, tại các điểm cầu: trụ sở Cục Tin học hóa, Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) và tại các Sở TTTT các tỉnh thành trên cả nước.

Buổi tập huấn có sự tham dự của Thứ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Huy Dũng, đại diện Cục Công nghệ thông tin (Bộ Y tế), đại diện Cục Tin học hóa Bộ TTTT và đại diện các Sở TTTT các địa phương.

Tại buổi tập huấn, đại diện các Sở TTTT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Bắc Giang và TP.HCM đã có những chia sẻ về kinh nghiệm, cách thức và một số kiến nghị khi áp dụng các nền tảng công nghệ hỗ trợ công tác phòng chống dịch tại địa phương mình.

Ông Lê Văn Tuấn, giám đốc Sở TTTT tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cho biết đơn vị này mới đây đã thực hiện áp dụng nền tảng hỗ trợ lấy mẫu và trả kết quả xét nghiệm theo hình thức điện tử trực tuyến tại một số địa bàn trong tỉnh. Kết quả cho thấy thời gian lấy mẫu cho người dân giảm xuống còn 30 – 50 giây (tức giảm 50% so với trước đây).

Buổi tập huấn trực tuyến toàn quốc về các nền tảng công nghệ số hỗ trợ phòng chống dịch chiều 3.8. Ảnh: Trần Tuấn.
Buổi tập huấn trực tuyến toàn quốc về các nền tảng công nghệ số hỗ trợ phòng chống dịch chiều 3.8. Ảnh: Trần Tuấn.

Cụ thể theo vị giám đốc Sở, khi chưa áp dụng nền tảng hỗ trợ lấy mẫu thì thời gian lấy mẫu thử nghiệm lâu do công cụ nhập tư liệu thủ công, mất nhiều giai đoạn và việc trả kết quả mất thời gian chờ đợi.

Theo quy trình thì cán bộ kiểm tra phải viết tay thông tin người dân lấy mẫu, thời gian trung bình khoảng 1 phút/1 người, trong khi thời gian lấy mẫu cho 1 người chỉ 10 giây.

Sau khi hoàn thành đợt lấy mẫu, danh sách viết tay lại phải nhập lại 1 lần nữa vào excel, rồi mới gửi thông tin cho CDC. Do bộ phận tổng hợp báo cáo tài liệu khi lấy mẫu tại các bàn làm việc khác nhau, dẫn đến báo cáo tài liệu có thể không trùng lặp dữ liệu. Đồng thời, việc theo dõi tình trạng lấy mẫu tại bàn thủ công (gọi điện, nhắn tin) tổng hợp số liệu báo cáo lên CDC tỉnh khi hoàn thành tổng hợp bị mất thời gian.

Theo ông Lê Văn Tuấn, từ khi triển khai nền tảng công nghệ hỗ trợ công tác phòng chống dịch tại địa phương, người dân đã tiết kiệm được 50% thời gian lấy mẫu kiểm tra, tăng tốc độ kiểm tra trả về kết quả, đồng thời góp phần hỗ trợ việc truy vết, khoanh vùng sau này.

Việc tiết kiệm được 50% thời gian do khâu nhập dữ liệu chỉ cần thông qua quét mã QR code hoặc nhập trực tiếp. Đồng thời tiết kiệm được 1 nhân lực cho khâu nhập liệu. Dữ liệu, tổng hợp theo dõi, thời gian thực hiện được hiển thị trên nền tảng.

“Đặc biệt dữ liệu sẽ đồng nhất, trùng lặp, không xảy ra sai lệch”, ông Tuấn cho biết.

Theo vị giám đốc Sở, tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu từ 23.7 đến nay đã lấy tổng cộng: 1860 mẫu gộp cho 20.262 người. Hiện tại, nền tảng này đã được triển khai tại CDC tỉnh và thành phố Vũng Tàu, và thành phố Bà Rịa. Sắp tới tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ triển khai tới tất cả các quận, huyện đồng thời đưa phần trả kết quả xét nghiệm qua ứng dụng Bluezone và các kênh thông tin trực tuyến cho người dân.

3 nền tảng công nghệ phòng chống dịch COVID-19 bắt buộc trên toàn quốc

Ngày 24.7, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã có công văn gửi lãnh đạo các tỉnh, thành đề nghị chỉ đạo triển khai nhanh, hiệu quả 3 nền tảng công nghệ bắt buộc dùng chung toàn quốc trong phòng chống dịch COVID-19 gồm:

Nền tảng khai báo y tế điện tử và quản lý thông tin người ra vào địa điểm công cộng bằng mã vuông QR Code, các địa phương cần áp dụng việc đăng ký, quét QR Code tại địa chỉ https://qr.tokhaiyte.vn để bảo đảm kiểm soát người ra vào địa điểm, phục vụ truy vết nhanh, khoanh vùng hẹp và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.

Nền tảng hỗ trợ lấy mẫu và trả kết quả xét nghiệm theo hình thức điện tử trực tuyến, các địa phương sẽ trả kết quả xét nghiệm qua các phương tiện công nghệ thông tin, hạn chế tối đa việc người dân quay lại cơ sở y tế để nhận kết quả xét nghiệm.

Nền tảng quản lý tiêm chủng COVID-19 giúp thực hiện kế hoạch chi tiết chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 trên địa bàn nhằm đảm bảo công khai, minh bạch.

Trần Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Khuyến cáo người tiêu dùng không mua kit test nhanh COVID-19 trôi nổi

Vũ Long |

Bộ Công Thương khuyến cáo người tiêu dùng khi mua kit test nhanh COVID-19 đang được rao bán trên mạng và các ứng dụng bán hàng điện tử.

CNLĐ tỉnh Bến Tre ngừng việc vì COVID-19 được hưởng chế độ gì?

Kỳ Quan |

Ngày 2.8, Lao Động nhận được thư đề nghị giúp đỡ của CNLĐ một doanh nghiệp trong KCN Giao Long, tỉnh Bến Tre vì từ khi phải tạm nghỉ việc do COVID-19 đến nay không nhận được bất cứ chế độ nào.

An Giang: Quyết tâm bao phủ tiêm chủng vaccine COVID-19

L.Đ |

Tỉnh An Giang quyết tâm bao phủ tiêm chủng vaccine COVID-19 cho tất cả người dân trong độ tuổi theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.