Cùng tuyến đường ở Hà Nội: Quán vùng vàng nhộn nhịp, quán vùng cam im lìm

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Cùng là quán ăn trên tuyến đường Trường Chinh nhưng các cửa hàng nằm trên địa bàn quận Đống Đa phải bán mang về, có nơi vẫn lén lút đón khách còn cửa hàng nằm trên địa bàn quận Thanh Xuân thì nhộn nhịp, khách chật kín.

Không ăn quận này thì sang quận khác

Mới đây, UBND quận Đống Đa đã có văn bản số 2638/UBND-YT để điều chỉnh các biện pháp hành chính tương ứng cấp độ 3 để phòng, chống dịch COVID-19. Theo đó, các nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, giải khát trên địa bàn quận chỉ được phép bán hàng mang về.

Nhiều chủ hàng quán đã nghiêm túc chấp hành quy định mới này, tuy nhiên, nhiều người cũng thắc mắc rằng nếu chỉ có một quận cấm, khách không ăn tại chỗ ở Đống Đa họ hoàn toàn có thể sang hàng quán quận khác để ngồi ăn.

Sáng 17.12, trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, bà Minh, chủ một quán bún dọc mùng trên đường Trường Chinh (Đống Đa) cho biết, sau khi nhận được thông báo chỉ đạo dừng kinh doanh dịch vụ ăn uống tại chỗ trên địa bàn quận để chống dịch, quán ăn của bà hiện chỉ treo biển bán mang về.

Bà Minh kể, trước đây mỗi ngày quán ăn của bà bán được khoảng 150 bát và bán đến 1h chiều là hết hàng. Nhưng từ khi bán mang về thì số lượng chỉ còn 20 - 30 bát/ngày. Vắng khách, ít việc để làm nên buộc bà Minh phải cho 3 nhân viên tạm thời nghỉ ở nhà.

 
Quán bún, phở của bà Minh sáng 17.12. Ảnh: Hữu Chánh.

Một số khách quen của quán sau bà Minh sau quy định quán ăn ở quận Đống Đa không được ăn uống tại chỗ đã chạy sang các cửa hàng gần đó, nhưng thuộc địa phận quận Thanh Xuân.

"Mỗi bát chỉ lãi được 10.000-15.000, trừ chi phí điện nước, thuê nhà khoảng 16-17 triệu/tháng nên bán mang về như này có khi còn lỗ, nhưng phải chấp nhận cầm cự", bà Minh tâm sự.

Cũng rơi vào tình cảnh tương tự, chị Bùi Kim Anh, chủ quán phở bò Tứ Hải trên đường Trường Chinh (Đống Đa). Chị Kim Anh cho hay, bình quân mỗi ngày, quán ăn của chị bán ra được 200-250 bát, cuối tuần có thể lên đến 300 bát. Tuy nhiên, từ khi có thông báo chỉ được bán mang về, mỗi ngày, quán ăn của chị chỉ bán ra được 30-40 bát.

Theo chị Kim Anh, khách đến đây chủ yếu là ăn tại quán chứ phở mang về thì mất ngon nên số lượng khách chính vì vậy cũng giảm xuống rất nhiều.

 
Một số cửa hàng ở quận Đống Đa vẫn "tranh thủ" cho khách ăn tại quán. Ảnh: Hữu Chánh.

Theo ghi nhận, một số quán ăn trên đường Trường Chinh (quận Đống Đa) vẫn lén lút cho khách vào ăn trong nhà.

“Khách ăn ở đây chủ yếu là khách quen, chứ không dám cho người lạ vào ngồi”, một chủ quán ăn trên đường Trường Chinh (Đống Đa) cho hay.

Cảnh đối lập

Cảnh đối lập diễn ra ở các quán hàng ăn thuộc địa bàn quận Thanh Xuân vẫn tương đối nhộn nhịp thực khách vào ra, theo ghi nhận vào sáng 17.12. Đáng nói là những quán này đối diện bên kia đường, chỉ cách các quán vùng cam thuộc quận Đống Đa vài chục mét.

Chị Lê Thu Hà, chủ quán Phở Hà nằm trên đường Trường Chinh (Thanh Xuân) cho biết, thông thường vào khung giờ này quán đã kín khách, nhưng từ khi dịch bệnh, số lượng khách cũng giảm đi một phần.

Theo ghi nhận, một số quán ăn trên trên đường Trường Chinh (Thanh Xuân) đông đúc vào giờ cao điểm nhưng không có tấm kính chắn. Việc nhiều lượt khách vào ra liên tục dẫn đến tình trạng chật kín hết quán, cho nên người dân không đủ không gian để đảm bảo khoảng cách an toàn. 

 
Một quán ăn trên đường Trường Chinh, địa bàn quận Thanh Xuân, sáng 17.12. Ảnh: Hữu Chánh.

Một số chủ quán ăn trên địa bàn quận Đống Đa tỏ ra thắc mắc, nếu như quận Đống Đa không cho ăn tại quán thì người dân sẽ đi các đến quận khác để ăn và không ai biết họ đến từ đâu cả, nên cũng tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh.

Theo đánh giá cấp độ dịch của UBND TP.Hà Nội ngày 16.12, quận Đống Đa được xếp vào "vùng cam", tức nguy cơ cao, "dẫn đầu" số ca nhiễm với hơn 2.100 ca kể từ đợt dịch thứ 4.

Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội, trong thời gian tới, nếu tình hình dịch diễn biến phức tạp, các quận huyện nâng cấp độ dịch lên vùng cam cũng có thể hạn chế một số hoạt động không thiết yếu khác.

HỮU CHÁNH
TIN LIÊN QUAN

1.000 F0 ở Hà Nội đang được theo dõi, điều trị COVID-19 tại nhà

Thùy Linh |

Hà Nội - Tính đến ngày 16.12.2021, toàn thành phố Hà Nội đã có hơn 1.000 trường hợp bệnh nhân mắc COVID-19 đang được quản lý, theo dõi tại nhà.

Hà Nội: Nhân viên y tế duy nhất chăm sóc hơn 10 F0 ở trạm y tế lưu động

Tô Thế |

Hà Nội - Nguyễn Quốc Thắng hiện là nhân viên y tế duy nhất làm việc vòng trong trực tiếp với hơn 10 bệnh nhân mắc COVID-19 đang được chăm sóc điều trị tại Trạm y tế lưu động phường Định Công (Hoàng Mai). Khi mới thành lập trạm, Thắng đã tình nguyện vào làm việc mặc cho gia đình phản đối, can ngăn.

Hôm nay, Hà Nội ghi nhận 1330 ca COVID-19 mới

Thùy Linh |

Hà Nội - Theo Sở Y tế Hà Nội, từ 18h ngày 15.12 đến 18h ngày 16.12, trên địa bàn thành phố ghi nhận 1.330 ca mắc bệnh COVID-19 mới, trong đó: cộng đồng (574), khu cách ly (503), khu phong tỏa (253).

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.