Đầu tháng 7.2017 sẽ triển khai xử lý sự cố tại đập chính hồ Núi Cốc

Kh.V |

Thông tin đến Báo Lao Động, ông Ngô Xuân Hải – Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Thái Nguyên cho hay “Đập hiện nay vẫn hoạt động bình thường. Nhưng những hiện tượng thấm như đã nêu trên phải được khẩn trương sửa chữa, không để kéo dài"!
Hiện tại, Cty TNHH MTV Khai thác thủy lợi của Thái Nguyên được giao làm chủ đầu tư dự án xử lý cấp bách đập chính hồ Núi Cốc, đơn vị tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi là TCty Tư vấn xây dựng thủy lợi Việt Nam. UBND tỉnh Thái Nguyên đã quyết định công bố tình trạng khẩn cấp đập chính hồ Núi Cốc vào ngày 14.6; tổ chức trực 24/24h tại hiện trường để theo dõi diễn biến sự cố. Tỉnh cũng lập phương án xử lý khẩn cấp và chuẩn bị điều kiện cần thiết để thi công khắc phục sự cố, đảm bảo hoàn thành trước ngày 20.8.
Ông Đồng Văn Tự - Vụ trưởng Vụ quản lý công trình thủy lợi và an toàn đập (Bộ NNPTNT): Sau khi kiểm tra chúng tôi thấy cần phải có biện pháp sửa chữa cấp bách đảm bảo an toàn công trình trước mùa mưa bão. Bộ NNPTNT đã có văn bản gửi UBND tỉnh Thái Nguyên đề nghị bố trí kinh phí và sửa chữa các hư hỏng tại đập hồ Núi cốc nói chung và những hồ chứa còn lại trên địa bàn. Hư hỏng ở hồ Núi Cốc đặt ra vấn đề, thứ nhất là đập thoát nước hạ lưu xây dựng lâu và xuống cấp bị tắc do vậy đường thoát nước dòng thấm ở đập ra phía hạ lưu là bị đẩy lên trên qua khảo sát hệ số thấm vượt mức cho phép, dòng thấm về hạ lưu lớn hơn mức bình thường. Đây là tiềm ẩn cần phải sửa chữa sớm.
Hồ đang ở mực nước thấp như hiện nay, có thể khoan phụt tạo màng chống thấm để khắc phục hiện tượng thấm trước khi tích nước vào mùa mưa, và đảm bảo an toàn cho công trình. Sửa chữa thoát nước đằng sau hạ lưu đập, đồng thời tạo màng chống thấm cho thân đập, đảm bảo an toàn cho công trình lâu dài. Trước mắt, phải tăng cường một số các trang thiết bị hỗ trợ quản lý vận hành phải lắp đặt ngay như: các thiết bị đo mưa trên lưu vực tăng cường khả năng dự báo để hỗ trợ cho công tác vận hành. Rà soát phương án đảm bảo an toàn đập trong mùa mưa lũ, và đảm bảo an toàn hạ du qua đó xây dựng cơ chế phối hợp thông tin tuyên truyền để khi xảy ra tình huống lũ lớn phải xả lũ chủ động tránh ngập lụt vùng hạ du, đảm bảo an toàn tính mạng người dân.
Địa phương hoàn toàn có thể khắc phục được sự cố. Bộ NNPTNT sẽ hỗ trợ về mặt tư vấn kỹ thuật đưa ra giải pháp xử lý triệt để và an toàn bảo đảm bền vững công trình. Tổng cục Thủy lợi và một số chuyên gia cùng tham gia với đơn vị tư vấn, hiện nay đã hoàn chỉnh giải pháp sửa chữa. Sau khi hoàn tất thủ tục như: Thủ tục đầu tư, phê duyệt báo cáo khả thi, hiện nay thiết kế của tư vấn đã hoàn thành và theo kết luận của UBND tỉnh Thái Nguyên tại cuộc họp đầu tuần này, trong ngày 21.6 đơn vị tư vấn sẽ hoàn chỉnh báo cáo lại và gửi cho các chuyên gia thẩm định trước khi tỉnh Thái Nguyên phê duyệt. Trong tuần này phê duyệt để lựa chọn các đơn vị thi công. Trong khoảng 1 tháng sẽ hoàn tất công tác sửa chữa.
Ông Lê Văn Dương – Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý công trình thủy lợi và an toàn đập (Bộ NNPTNT) cho biết: “Dự kiến trong tháng 6 sẽ lập xong các phương án sửa chữa khẩn cấp. Đầu tháng 7.2017 sẽ tổ chức thi công, xử lý. Tỉnh Thái Nguyên cũng luôn chủ động theo dõi, điều chỉnh mực nước ở mức hợp lý. Hiện nay mực nước đang ở mức thấp, chỉ mới 36% dung tích chứa. Trong trường hợp mức nước cao hơn, sẽ mở qua tràn. Trước mắt sẽ tập trung xử lý chống thấm để chuẩn bị cho mùa mưa bão sắp tới. Điều quan trọng là phải xác định được nguyên nhân thấm do đâu? Hiện nay tỉnh Thái Nguyên đang mời TCty Tư vấn xây dựng thủy lợi Việt Nam (HEC), xử lý hiện tượng thấm. Đơn vị tư vấn sẽ xác định rõ được nguyên nhân và đưa ra giải pháp hợp lý. Tôi nhấn mạnh lần nữa mực nước hiện nay chưa có gì đáng ngại. Nếu trời tiếp tục mưa, cơ quan thủy lợi sẽ xả tràn. Điều quan trọng là trước mắt tập trung xử lý hiện tượng thấm” – ông Lê Văn Dương nhấn mạnh.

 

Kh.V
TIN LIÊN QUAN

Hé lộ nguyên nhân ban đầu gây sự cố tại đập chính hồ Núi Cốc

Kh.V |

Với tổng dung tích hồ chứa tối đa lên đến 175 triệu m3, nếu không xử lý hiện tượng thấm nước và một số hiện tượng hư hỏng khác, nguy cơ xảy ra sự cố vỡ đập chính tại hồ Núi Cốc sẽ dẫn đến hậu quả sẽ khôn lường, đe dọa đến hàng loạt địa bàn vùng hạ lưu là TP.Thái Nguyên, TP.Sông Công, thị xã Phổ Yên, huyện Phú Bình và một phần của tỉnh Bắc Giang…

Thụy Sĩ giải cứu 2 nhà leo núi Việt Nam ở độ cao hơn 3.500m

Song Minh |

Hai nhà leo núi Việt Nam đã được giải cứu khỏi đỉnh núi Matterhorn ở Thụy Sĩ khi rơi vào tình huống nguy hiểm đến tính mạng.

Cựu TGĐ Vạn Thịnh Phát muốn dùng tiền lương trả cho trái chủ

Tâm Tú |

TPHCM - Sáng 25.9, TAND TPHCM tiếp tục xét hỏi về hành vi “Rửa tiền” và “Vận chuyển tiền tệ trái phép qua biên giới” trong vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2.

Quảng Nam sơ tán khẩn cấp hàng trăm người dân vì sạt lở

Hoàng Bin |

Mới đầu mùa mưa, miền núi Quảng Nam đã xuất hiện những điểm sạt lở mới, đe dọa các khu dân cư và nhiều tuyến giao thông. Hàng trăm người dân phải sơ tán, tìm nơi ở mới.

Cập nhật giá vàng sáng 25.9: Ồ ạt tăng cao

Khương Duy |

Cập nhật giá vàng sáng 25.9: Kim loại quý trên thị trường thế giới ồ ạt tăng lên, phá mọi kỷ lục.

Người dân trong vụ sạt lở ở Sa Pa sẽ có nơi ở mới

Đinh Đại |

Lào Cai - Các hộ dân trong vụ sạt lở tại xã Mường Hoa (thị xã Sa Pa) sẽ được bố trí xây nhà mới để ổn định cuộc sống.

Người dân huyện Mỹ Đức, Hà Nội khổ vì đoạn đường “nắng bụi, mưa lầy lội”

HOÀNG LỘC |

Gần 2km đường giao thông nông thôn qua ao làng Giữa Quýt nằm trên địa bàn xã Tuy Lai, huyện Mỹ Đức, Hà Nội đã xuống cấp, hư hỏng. Tình trạng “nắng bụi, mưa lầy lội”, khiến việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn.

Địa phương và nhà thầu "lệch pha", dự án nâng cấp QL19 qua Bình Định ì ạch

Xuân Nhàn |

Hạn hoàn thành (31.10.2024) tới gần, gói thầu XL-01 Dự án tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên (QL19), đoạn qua huyện Tây Sơn, Bình Định vẫn ngổn ngang do thiếu tiếng nói chung giữa chính quyền địa phương và nhà thầu.

Hé lộ nguyên nhân ban đầu gây sự cố tại đập chính hồ Núi Cốc

Kh.V |

Với tổng dung tích hồ chứa tối đa lên đến 175 triệu m3, nếu không xử lý hiện tượng thấm nước và một số hiện tượng hư hỏng khác, nguy cơ xảy ra sự cố vỡ đập chính tại hồ Núi Cốc sẽ dẫn đến hậu quả sẽ khôn lường, đe dọa đến hàng loạt địa bàn vùng hạ lưu là TP.Thái Nguyên, TP.Sông Công, thị xã Phổ Yên, huyện Phú Bình và một phần của tỉnh Bắc Giang…