Đề xuất bỏ Phòng Giáo dục: Vì sao khó khả thi vẫn được hoan hô?

HẢI ĐĂNG |

Cùng là những đề xuất không khả thi, nhưng hai ý tưởng cải cách chữ viết, đưa truyện ngắn “Chí Phèo” ra khỏi sách giáo khoa bị phản ứng dữ dội, còn đề xuất bỏ Phòng Giáo dục lại được hoan nghênh?

Bỏ Phòng Giáo dục là một ý tưởng táo bạo, nhưng khó, hoặc không khả thi, bởi chưa có giải pháp thay thế. Tuy nhiên, đề xuất đã nhận được nhiều ý kiến đồng tình. Vậy đâu là nguyên nhân?

Trước hết, là tình trạng bức xúc về những bất cập, tiêu cực trong hoạt động quản lý, điều hành của Phòng giáo dục. Báo chí đã phản ánh nhiều về hiện tượng Trưởng Phòng giáo dục lộng hành, có quan hệ bất chính với giáo viên, tham ô, bao che cho sai phạm của cấp dưới. Có nhiều dư luận về việc “chạy chọt” bổ nhiệm cán bộ quản lý, đánh giá xếp loại, thi đua… trong giáo dục liên quan đến cấp này.

Cán bộ Phòng, không ít vị cũng hành xử lèm nhèm, kém cả về trí tuệ lẫn đạo đức. Nhiều hoạt động do Phòng đề ra nặng về hình thức, gây mệt mỏi, tốn kém cho các trường. Một số Phòng trở thành “tổng đại lý” buôn bán sách giáo khoa, tài liệu học tập.

Mặc dù cấp Phòng sâu sát cơ sở, nhưng những hành vi như hiệu trưởng lộng hành, giáo viên đánh đập học sinh, lạm thu, cố ý làm trái… của các cơ sở giáo dục vẫn tồn tại với nhiều biến tướng nhức nhối. Hầu hết các trường hợp bị phanh phui, bị xử lý đều do người dân, giáo viên phản ánh và báo chí nêu ra.

Nhìn rộng hơn, là tình trạng suy thoái về đạo đức của một bộ phận cán bộ quản lý giáo dục cấp Phòng, cấp Sở và các hiệu trưởng. Những cán bộ này thường quan hệ thân thiết với nhau và có xu hướng bao che cho sai phạm của nhau. Đây là lí do khiến nhiều hiệu trưởng sai phạm nghiêm trọng vẫn không bị xử lý thỏa đáng.

Mặt khác, tình trạng giáo viên thu nhập thấp, chịu nhiều áp lực trong khi bộ máy quản lý cồng kềnh, kém hiệu quả mà ngân sách ngày càng khó khăn đã dẫn đến đề xuất bỏ Phòng Giáo dục.

Không chỉ Phòng Giáo dục, mà nhiều phòng, ban, cơ sở cấp huyện cũng rơi vào tình trạng èo uột, kém hiệu quả, có ý kiến đề xuất giải tán như phòng y tế, phòng khuyến nông, trạm thú y, trạm bảo vệ thực vật, trạm vật tư nông nghiệp, trung tâm hướng nghiệp- dạy nghề... 

Thiết nghĩ, đề xuất nói trên là dịp để ngành giáo dục, các cơ quan quản lý nghiêm túc tự nhìn lại, rà soát để có giải pháp, quyết sách chấn chỉnh những bất cập, tồn tại.

HẢI ĐĂNG
TIN LIÊN QUAN

Giải tán phòng giáo dục: Tán thành, làm ngay và luôn

P. V (tổng hợp) |

Đây là ý kiến của nhiều bạn đọc bày tỏ suy nghĩ về bài viết “Xôn xao đề xuất "táo bạo" giải tán phòng giáo dục quận/huyện” đăng trên Lao Động.

Xôn xao đề xuất "táo bạo" giải tán phòng giáo dục quận/huyện

Bích Hà |

Thầy Bùi Nam – một nhà giáo tâm huyết - chia sẻ ý kiến trên giaoduc.net: Nên giải tán phòng giáo dục quận, huyện để lấy tiền tăng lương cho giáo viên. Ngay sau khi kiến nghị này được đăng tải, nhiều người bày tỏ đồng tình.

Phòng giáo dục đào tạo cấp quận/huyện đang có những nhiệm vụ gì?

Bích Hà |

Đề xuất nên giải tán phòng giáo dục quận/huyện để lấy tiền tăng lương giáo viên của thầy giáo Bùi Nam đang nhận được sự quan tâm của dư luận.

Loạt bất động sản khủng Trương Mỹ Lan dùng để khắc phục

NHÓM PV |

TPHCM - Trương Mỹ Lan bày tỏ sự hối hận sâu sắc về hậu quả vụ án gây ra, khẳng định sẵn sàng dùng các siêu dự án để khắc phục hậu quả cho trái chủ.

Hình ảnh giản dị của phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp

VƯƠNG TRẦN - Ảnh: Đại tá Trần Hồng |

Những hình ảnh giản dị đời thường của Phó Giáo sư Đặng Bích Hà - phu nhân của Đại tướng Võ Nguyên Giáp được ghi lại qua ống kính của Đại tá Trần Hồng.

Google hỗ trợ quảng bá du lịch, văn hóa Việt Nam ra thế giới

Chí Long |

Đoàn công tác của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao đổi với đại diện Google về khả năng hợp tác để quảng bá văn hóa, du lịch, chuyển đổi kỹ thuật số...

Người dân gặp khó vì tuyến tỉnh lộ xuống cấp

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN LUÂN |

HUẾ - Khoảng 3km của tỉnh lộ 10A đoạn qua xã Phú Lương (huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế) xuống cấp nhiều năm nay khiến việc đi lại của người dân bị ảnh hưởng.

Đại học doanh thu nghìn tỉ, có trường 98% đến từ học phí

Vân Trang |

Cả nước có 6 trường đại học công lập và 3 trường tư thục có doanh thu từ 1.000 tỉ đồng trở lên. Trong đó, có 2 trường đạt trên 2.000 tỉ đồng.