Định hướng quy hoạch đường hàng không khi Hà Nội có sân bay thứ 2

PHẠM ĐÔNG |

Sân bay thứ 2 - Vùng Thủ đô Hà Nội nằm ở phía Nam và có công suất từ 30 - 50 triệu hành khách/năm, sẽ hỗ trợ đắc lực cho Cảng hàng không quốc tế Nội Bài.

Vừa qua, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về đồ án điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Theo UBND TP Hà Nội, đồ án đã thể hiện những mục tiêu, quan điểm, định hướng tổng thể và các giải pháp trọng tâm phát triển Thủ đô, trong đó có định hướng quy hoạch đường hàng không.

Đáng chú ý, về định hướng quy hoạch sân bay thứ 2, Hà Nội dự kiến bố trí không gian phát triển Cảng hàng không thứ 2 tại khu vực phía Nam của trục cao tốc Tây Bắc - Quốc lộ 5B, giữa cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, Quốc lộ 1A, đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, đường sắt thống nhất Bắc - Nam và trục giao thông kinh tế phía Nam, thuộc địa bàn một số xã thuộc huyện Ứng Hòa.

Sân bay thứ 2 ở Hà Nội dự kiến đầu tư xây dựng vào năm 2040, đưa vào khai thác sử dụng vào năm 2050.

Thành phố cũng cập nhật và rà soát quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Cụ thể, với Cảng hàng không quốc tế Nội Bài sẽ là cửa ngõ quan trọng nhất trong giao lưu quốc tế của khu vực miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng.

Đây sẽ là cảng hàng không cấp 4F, lưu lượng hành khách thông qua đến năm 2030 là 60 triệu khách/năm, diện tích khoảng 1.500 ha; đến năm 2050 là 100 triệu khách/năm, diện tích khoảng 2.200 ha, mở rộng về phía Nam.

Còn Cảng hàng không thứ 2 vùng Thủ đô Hà Nội sẽ hỗ trợ cho Cảng hàng không quốc tế Nội Bài nằm ở phía Nam Thủ đô.

Trước mắt, đây là cảng hàng không nội địa (đảm bảo đủ điều kiện để chuyển đổi sang phục vụ cảng hàng không quốc tế khi cần thiết). Sân bay này có công suất từ 30 - 50 triệu hành khách/năm, diện tích 1.300 – 1.500 ha.

Hà Nội cũng dự kiến khai thác sử dụng sân bay Hòa Lạc, sân bay Gia Lâm theo hướng lưỡng dụng, kết hợp sử dụng cho mục đích quân sự với dân dụng. Đồng thời xác định cụ thể các cảng hàng không tiềm năng khác nếu có.

Đồ án cũng cập nhật quy hoạch đường sắt quốc gia đầu mối trên địa bàn Thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận.

Theo đó, xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam và bố trí quỹ đất cho các ga trên địa bàn thành phố tại khu vực Ngọc Hồi và Phú Xuyên theo nghiên cứu tiền khả thi đang triển khai thực hiện.

Giữ nguyên vị trí và hướng tuyến mạng lưới đường sắt quốc gia. Chuyển đổi đoạn tuyến đường sắt quốc gia xuyên tâm Yên Viên – Ngọc Hồi và Gia Lâm - Phú Thị - Lạc Đạo sang đường sắt đô thị, đồng thời điều chỉnh quy mô, tính chất ga Cổ Bi chỉ còn chức năng phục vụ đường sắt đô thị.

Rà soát, điều chỉnh mở rộng ga Ngọc Hồi về phía Tây để bố trí thêm các nhu cầu xây dựng depot tuyến đường sắt tốc độ cao, ga hàng hóa đường sắt quốc gia và dự trữ phát triển ngành công nghiệp đường sắt.

Rà soát điều chỉnh quy mô ga Yên Viên, Bắc Hồng, bổ sung ga Yên Thường cho tuyến đường sắt vành đai phía Đông, xem xét điều chỉnh vị trí quy hoạch ga Tây Hà Nội để đảm bảo tính khả thi.

Bổ sung quỹ đất phục vụ di dời các cơ sở đường sắt trong khu vực nội thành hiện có (Nhà máy xe lửa Gia Lâm, Xí nghiệp đầu máy toa xe...).

Nghiên cứu bổ sung khả năng chạy chung tàu đường sắt quốc gia với đường sắt đô thị trên tuyến đường sắt vành đai; nghiên cứu bổ sung kết nối các tuyến đường sắt đô thị với mạng lưới đường sắt quốc gia và các đầu mối giao thông lớn (cảng đường thủy, sân bay...).

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Lập thêm thành phố và các đô thị vệ tinh, dân cư Hà Nội sẽ phân bổ thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội dự kiến áp dụng mô hình “thành phố trong Thủ đô” để tạo các cơ chế chính sách đặc thù vượt trội cho khu vực phía Tây, phía Bắc và dự kiến phía Nam với dân số dự kiến đến năm 2050 của toàn thành phố là 15,5 triệu người.

Trục không gian sông Hồng là điểm nhấn biểu tượng của Thủ đô

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội dự kiến hình thành các trục không gian chính để phát triển Thủ đô, trong đó trục không gian sông Hồng sẽ là đô thị trung tâm, không gian văn hóa sáng tạo, trục phát triển kinh tế - xã hội và là không gian điểm nhấn biểu tượng của thành phố.

Có thể nghiên cứu một sân bay quốc tế mới tại phía nam Đồng bằng sông Hồng

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng có thể nghiên cứu kỹ lưỡng để xem xét, quy hoạch, xây dựng một sân bay quốc tế mới tại khu vực phía nam Đồng bằng sông Hồng.

Khuyến cáo khẩn cấp công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon

Thanh Hà |

Công dân Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Lebanon được khuyến cáo rời khỏi quốc gia này khi các chuyến bay thương mại vẫn còn hoạt động.

Kiểm toán cung cấp hàng trăm tài liệu cho cơ quan điều tra

CAO NGUYÊN |

Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn cho biết, năm 2023, đã cung cấp hơn 800 tài liệu cho Ủy ban kiểm tra và cơ quan điều tra.

Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị làm việc tại Sơn La

Minh Nguyễn |

Bộ Chính trị đã triển khai kiểm tra việc tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đối với Tỉnh ủy Sơn La.

Người dân Thanh Hóa đổ xô ra cầu Hàm Rồng xem nước lũ

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Nước từ thượng nguồn đổ về khiến mực nước sông Mã dâng cao, nhiều người dân ở TP Thanh Hóa đã tập trung ra cầu Hàm Rồng xem nước lũ.

Cập nhật các tỉnh công bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai

Nhóm PV |

Sau ảnh hưởng nặng nề của mưa lũ do bão số 3, số 4, Thanh Hóa là tỉnh thành tiếp tục phải công bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai.

Lập thêm thành phố và các đô thị vệ tinh, dân cư Hà Nội sẽ phân bổ thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội dự kiến áp dụng mô hình “thành phố trong Thủ đô” để tạo các cơ chế chính sách đặc thù vượt trội cho khu vực phía Tây, phía Bắc và dự kiến phía Nam với dân số dự kiến đến năm 2050 của toàn thành phố là 15,5 triệu người.

Trục không gian sông Hồng là điểm nhấn biểu tượng của Thủ đô

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội dự kiến hình thành các trục không gian chính để phát triển Thủ đô, trong đó trục không gian sông Hồng sẽ là đô thị trung tâm, không gian văn hóa sáng tạo, trục phát triển kinh tế - xã hội và là không gian điểm nhấn biểu tượng của thành phố.

Có thể nghiên cứu một sân bay quốc tế mới tại phía nam Đồng bằng sông Hồng

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng có thể nghiên cứu kỹ lưỡng để xem xét, quy hoạch, xây dựng một sân bay quốc tế mới tại khu vực phía nam Đồng bằng sông Hồng.