Đồng bằng sông Cửu Long: Thuận thiên bền vững, vượt đại dịch

Minh Ánh |

Sau 4 năm triển khai Nghị quyết 120/NQ-CP, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã có những bước phát triển mạnh mẽ, tuy nhiên, trong năm qua, kinh tế ĐBSCL đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh.

Sáng 16.12, Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Toạ đàm trực tuyến với chủ đề "ĐBSCL: Thuận thiên bền vững, vượt đại dịch".

Tham dự toạ đàm có ông Trần Quang Hoài, Tổng Cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; ông Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường; GS.TS Trần Thục - Phó Chủ tịch, Hội đồng Tư vấn của Uỷ ban Quốc gia về Biến đổi khí hậu; GS Võ Tòng Xuân - Hiệu trưởng Trường Đại học Nam Cần Thơ.

Sáng 16/12, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức cuộc tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Đồng bằng sông Cửu Long: Thuận thiên bền vững, vượt đại dịch”. Ảnh: VGP
Sáng 16.12, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức cuộc tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Đ: Thuận thiên bền vững, vượt đại dịch”. Ảnh: VGP

Phát biểu tại toạ đàm, ông Trần Quang Hoài cho biết, biến đổi khí hậu (BĐKH) trong thời gian qua đã tác động sâu rộng đến đời sống dân sinh, đời sống KTXH của ĐBSCL.

Để giải quyết vấn đề này, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai (PCTT) và Bộ NN&PTNT đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành những chương trình, nghị quyết… Những chương trình, chiến lược đề ra đã từng bước đi vào cuộc sống, và thực tế ĐBSCL đang tận hưởng nguồn lực và các hiệu quả từ khoa học, giống mới… để người dân có thể chuyển đổi sinh kế các vùng cho phù hợp, nâng cao giá trị gia tăng của sản xuất.

Nghị quyết 120/NQ-CP được ban hành năm 2017 đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về tư duy của các cấp, các ngành trong xây dựng chính sách, xác định các chương trình chiến lược, các dự án cấp bách. Thực tiễn bốn năm triển khai cho thấy, việc kế thừa các chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước cùng với tích hợp, lồng ghép kết quả các chương trình nghiên cứu khoa học và công nghệ, các dự án phát triển đã tạo đà mạnh mẽ cho ĐBSCL phát triển và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Nói về kết quả thực hiện Nghị quyết 120 sau 4 năm triển khai, GS Võ Tòng Xuân nói: "Tôi thấy rõ là các tỉnh cũng như các bộ, ngành có chuẩn bị chuyển sang giai đoạn thuận theo thiên nhiên để phát triển ĐBSCL, đi tới kinh tế nông nghiệp. Khi có Nghị quyết 120, các tỉnh mạnh dạn cùng với bà con nông dân phát triển cây kỹ thuật, hệ thống canh tác."

Bên cạnh đó, GS Võ Tòng Xuân cũng đã nêu một số hạn chế như các tỉnh trong vùng ngọt, vùng lũ chưa biết chuyển đổi canh tác như thế nào, bà con nông dân mạnh ai nấy làm, còn tự phát.

Giáo sư Võ Tòng Xuân dự buổi toạ đàm bằng hình thức trực tuyến.
Giáo sư Võ Tòng Xuân dự buổi toạ đàm bằng hình thức trực tuyến.

"Tôi mong rằng, tới đây, Chính phủ triển khai quy hoạch cụ thể hơn, để đây chắc chắn là thuận thiên. Có những nơi mùa mưa chứa nước nhiều quá nhưng mùa khô lại không có, thay vì 3 vụ lúa vừa tốn kém nước ngọt hiếm hoi, thì mùa khô chuyển sang trồng xoài chẳng hạn. Những cách làm đó, tới đây, các ngành cũng như bà con nông dân ngồi lại cùng với doanh nghiệp có đầu ra lớn bàn bạc để Nghị quyết thành công hơn", GS Võ Tòng Xuân nói.

Thực tế cho thấy, trong năm qua, cả nước dồn lực chống dịch, ĐBSCL cũng không ngoại lệ. ĐBSCL là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch, phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài.

Thống kê ước tính trong 6 tháng đầu năm, tăng trưởng trung bình khu vực ĐBSCL đạt hơn 4,5%, thấp hơn trung bình 5,64% của cả nước. Thậm chí, dự kiến, cuối năm tăng trưởng khu vực ĐBCSL có thể âm.

Trong năm qua, số lượng DN đăng ký lập mới hơn 6.000 DN, chỉ bằng 34% so với cùng kỳ năm trước, chỉ cao hơn so với khu vực Tây Nguyên và Trung du miền núi phía bắc, trong khi đó số DN dừng hoạt động là gần 8.000.

Trình bày quan điểm về hướng đi phù hợp cho ĐBSCL vừa thích ứng với BĐKH vừa phòng chống dịch bệnh, ông Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường nói: "Thời gian tới, để bảo đảm thực hiện Nghị quyết 120, phải tập trung một số giải pháp. Trong đó, phải triển khai giải pháp thuận thiên, bảo đảm phù hợp với môi trường".

Viện trưởng Viện Chiến lược nhận định, khoảng thời gian này là giai đoạn cả nước thực hiện quy hoạch phát triển vùng đến 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và năm 2050. Vì vậy, đây là sẽ là cơ hội để xây dựng quy hoạch tích hợp phù hợp hệ sinh thái, bảo đảm phù hợp cảnh quan, tạo thuận lợi cho DN, người dân phát triển liên kết vùng, liên kết TPHCM và Đông Nam bộ trong thời gian tới.

Minh Ánh
TIN LIÊN QUAN

Đưa vùng ĐBSCL trở thành trung tâm phát triển kinh tế bền vững

Cường Ngô |

Nói về định hướng phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long, các chuyên gia cho rằng, cần đưa vùng này phát triển mạnh mẽ theo hướng bền vững, tiếp tục đổi mới về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh.

ĐBSCL trở thành “điểm nóng” COVID-19, nhiều nơi tăng cường chi viện

Tạ Quang |

Những ngày gần đây, số F0 ở khu vực ĐBSCL liên tục tăng cao, có những tỉnh, thành bình quân gần 1.000 ca mỗi ngày và trở thành “điểm nóng” về số ca mắc COVID-19 trên cả nước.

F0 ở ĐBSCL tăng cao, ngành y tế có quá tải?

Tạ Quang |

Số F0 ở ĐBSCL những ngày gần đây liên tục tăng cao, có tỉnh, thành bình quân gần 1.000 ca mỗi ngày, ngành y tế nhiều địa phương đang đứng trước áp lực quá tải.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.