Đồng bằng sông Cửu Long: Vùng đất… mẫn cảm

NHẬT HỒ |

Không chỉ mẫn cảm với thời tiết, với biến đổi khí hậu mà ngay cả kinh tế, văn hóa… vùng đất này cũng dễ "mủi lòng" mỗi khi có biến cố.

Dư cảm về Đồng bằng sông Cửu Long trù phú, vùng đất đáng sống, vùng kinh tế trọng điểm, động lực vào năm 2050 không còn quá xa vời. Bởi, Đảng, Nhà nước đã ban hành hàng loạt chủ trương, chính sách liên quan đến Đồng bằng sông Cửu Long.

Dù vậy, mảnh đất này xưa nay vẫn… mẫn cảm với nhiều điều. “Từ thuở mang gươm đi mở cõi” khai phá Đồng bằng sông Cửu Long buộc phải thích ứng với thiên nhiên khắc nghiệt.

Chắc hẳn Mạc Cửu khai phá trấn giữ đất Hà Tiên; Trương Ngạn Địch khai phá trấn giữ đất Mỹ Tho (Tiền Giang hiện nay) cũng mẫn cảm với nơi các ông ra đi để thuần phục Chúa Nguyễn trấn giữ phương Nam.

Đồng bằng sông Cửu Long mẫn cảm với thời tiết là điều hiển nhiên rồi. Một trận cuồng phong vào năm 1997 đã vùi chôn biết bao sinh mạng con người; cuốn phăng biết bao nhà cửa của người dân ven biển.

Gần đây từ biến đổi khí hậu, nước biển dâng với những dự báo Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất ngập nước chịu tác động nặng nề nhất. Thậm chí có người cho rằng, 100 năm nữa, Đồng bằng sông Cửu Long sẽ chìm.

Chuyện 100 năm có thể là quá xa vời, nhưng vào năm 2020, mặn xâm nhập sâu vào đất liền khiến cho nhiều cây trái của vùng Bến Tre, Tiền Giang bị thiệt hại. Những cây sầu riêng vài chục năm tại cù lao Ngũ Hiệp, Tiền Giang bị mặn làm cho suy cây, chết hàng loạt. Cây sầu riêng, chôm chôm vốn mẫn cảm với nước mặn, chỉ cần trên 5 phần ngàn là không thể sống được.

Mặn xâm nhập cũng xuất hiện hiện tượng sụt lở đất, sạt lở bờ biển, bờ sông tại tỉnh Cà Mau làm thiệt hại trên 100km đường.

Và con người Đồng bằng sông Cửu Long cũng khá mẫn cảm với kinh tế nông nghiệp, họ biết dựa vào tự nhiên để tồn tại mà thuật ngữ khoa học gọi là thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng!

Cây sầu riêng được trồng tại tỉnh Đồng Tháp, điều mà trước đây ít ai nghĩ tới. Con tôm nước lợ được nuôi tận huyện Hồng Dân, Bạc Liêu, nơi mà cách đây 10 năm vẫn là diện tích trồng lúa.

Mặn đến đâu, mô hình mặn - ngọt xuất hiện đến đó. Người Đồng bằng sông Cửu Long không còn kỳ thị với nước mặn, với nắng, với gió, với bãi bồi. Mặn quá thì làm muối, vừa phải thì nuôi cá nước mặn, độ mặn ít chút thì nuôi tôm nước lợ. Mùa mưa nước ngọt thì trồng lúa, mùa nắng nước mặn thì nuôi tôm. Vậy là mô hình lúa - tôm xuất hiện.

Nếu như năm 1997, cơn bão Linda càn qua Đồng bằng sông Cửu Long khiến nhiều người sợ… gió. Thì nay, ngay vùng đất này, gió đã biến thành năng lượng để hòa vào lưới điện quốc gia thông qua các dự án điện gió ven biển khắp Đồng bằng sông Cửu Long.

Nắng cũng không còn là nỗi sợ của người dân, mà nó cũng trở thành năng lượng thông qua những dự án năng lượng mặt trời rải khắp nơi.

Đồng bằng sông Cửu Long đang rất gần với thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Đông. Đây là nơi cung cấp nguồn lao động lớn cho Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam Bộ.

Thay đổi cơ cấu kinh tế, chuyển hướng kinh tế nông nghiệp đó là chuyện phải làm. Dẫu sao thì sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông nghiệp đối với Đồng bằng sông Cửu Long rất mẫn cảm với thị trường thế giới. Giá gạo, giá tôm, giá thức ăn, giá vận chuyển… trồi sụt thì lập tức người dân nơi đây thao thức, lo lắng.

Chắc rằng nỗi lo của người dân Đồng bằng sông Cửu Long sẽ không còn khi mà Chính phủ cùng các bộ, ngành Trung ương đang chung tay vì một Đồng bằng sông Cửu Long phát triển bền vững!

NHẬT HỒ
TIN LIÊN QUAN

Phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long, đảm bảo an ninh quốc phòng

Vũ Long |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Nghị quyết số 78/NQ-CP ngày 18.6.2022 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 2.4.2022 của Bộ Chính trị về Phương hướng phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Quy hoạch đồng bằng sông Cửu Long thịnh vượng, thành nơi đáng sống

Vũ Long |

Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2050 vùng đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng có trình độ phát triển khá, là nơi đáng sống đối với người dân, là điểm đến hấp dẫn đối với du khách và nhà đầu tư.

Cần Thơ: Tổ chức Hội chợ Tinh hoa hàng Việt Đồng bằng sông Cửu Long

HỒ THẢO |

Ngày 10.6, UBND TP. Cần Thơ cho biết, vừa phối hợp với Tập đoàn CENTRAL RETAIL tổ chức Hội chợ “Tuần lễ OCOP và các sản phẩm Tinh hoa hàng Việt Nam khu vực Đồng bằng sông Cửu Long năm 2022”.

Hậu Giang: Tổ chức Hội chợ Đồng bằng sông Cửu Long năm 2022

HỒ THẢO |

Hậu Giang - Hội chợ Đồng bằng sông Cửu Long năm 2022 là chương trình cấp quốc gia có quy mô 250 - 300 gian hàng, do Bộ Công thương và UBND tỉnh phối hợp tổ chức.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.