Đồng Tháp: Quy hoạch tạo động lực, thúc đẩy và dẫn dắt

Lục Tùng |

Đồng Tháp - Ngày 21.6, Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì Hội nghị Công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư vùng ĐBSCL thời kỳ 2021 – 2030. Sau Hội nghị, PV Lao Động đã có cuộc trao đổi với ông Lê Quốc Phong - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp - xung quanh định hướng của tỉnh trong thời gian tới.

Ông Lê Quốc Phong, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp khẳng định: Đồng Tháp vận dụng tinh thần quy hoạch của Chính phủ vừa công bố để đặt cho mình nhiều khát vọng về tầm nhìn quy hoạch theo hướng tạo động lực, thúc đẩy và dẫn dắt. Trong đó nổi bật là tầm nhìn quy hoạch theo hướng phát huy lợi thế tiềm năng để phát triển bền vững.

Ông Lê Quốc Phong, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp. Ảnh: LT
Ông Lê Quốc Phong, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp. Ảnh: LT

Theo đó, trên cơ sở xác định thế mạnh của địa phương là nông nghiệp, Đồng Tháp tập trung nghiên cứu và triển khai thực hiện quy hoạch theo hướng xây dựng và phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh. Theo tư vấn của các chuyên gia, Đồng Tháp sẽ phấn đấu vươn lên top 5 của ĐBSCL.

“Đây là mục tiêu và cũng là thách thức lớn, đòi hỏi cả hệ thống chính trị và người dân toàn tỉnh nỗ lực vượt bậc trên nền tảng đồng tâm - hiệp lực”, ông Phong chia sẻ. Theo ông Phong, thực tế cho thấy nhiều địa phương trong vùng có nhiều lợi thế và đang trong tâm thế “chạy”.

Sản phẩm từ sen trong Lễ hội Sen tỉnh Đồng Tháp. Ảnh: LT
Sản phẩm từ sen trong Lễ hội Sen tỉnh Đồng Tháp. Ảnh: LT

Tuy nhiên, theo ông Phong, dù xác định phấn đấu nỗ lực, nhưng Đồng Tháp không đặt yêu cầu tăng trưởng đột phá mà xác lập lộ trình tăng trưởng bền vững với những bước đi chắc chắn và trên cơ sở phát huy tối đa hóa tiềm năng, lợi thế... cộng với sự sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm để tạo ra những cú hích mang tính thúc đẩy, dẫn dắt...

Đồng Tháp là một trong 2 tỉnh đầu nguồn của khu vực ĐBSCL, nơi sông MêKông chảy vào Việt Nam, giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo đảm an ninh nguồn nước ngọt. Đây là lợi thế để Đồng Tháp vừa phấn đấu hướng đến mục tiêu trở hành trung tâm giao lưu kinh tế giữa các nước tiểu vùng sông MêKông, đặc biệt, là cửa ngõ giao thương với Vương quốc Campuchia, vừa phát huy lợi thế nông nghiệp.

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong (bìa phải) trong lần thị sát tại khu vực Cửa khẩu Thường Phước, Hồng Ngự. Ảnh: LT
Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong (bìa phải) trong lần thị sát tại khu vực Cửa khẩu Thường Phước, Hồng Ngự. Ảnh: LT

Cụ thể, đẩy mạnh phát triển các hệ thống canh tác nông nghiệp bền vững theo hướng “thuận thiên”, thích ứng với biến đổi khí hậu phù hợp với xu thế tiêu dùng, thị trường, hướng đến nền nông nghiệp xanh, tuần hoàn, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái bền vững, đem lại giá trị cao hơn cho ngành nông nghiệp. Hơn thế nữa, góp phần bảo tồn nguồn nước ngọt, môi trường sinh thái cho vùng ĐBSCL qua các mô hình đa canh như: Lúa - tôm, lúa - cá, lúa - cá - vịt...

Đặc biệt, chiến lược phát triển của Đồng Tháp khi phát triển các giá trị riêng để tạo nên giá trị mới, đa dạng cho sự phát triển. Theo đó, trên nền tảng 4 mặt hàng chủ lực và chiến lược của tỉnh là: Cá tra - xoài - hoa kiểng và sen, chúng tôi hướng quy hoạch tạo điều kiện cho các mô hình nông nghiệp gắn với phát triển du lịch nông nghiệp, mang lại giá trị cao hơn cho ngành nông nghiệp, bảo vệ đa dạng sinh học và môi trường bền vững.

Cá tra, một trong 4 ngành hàng được Đồng Tháp xác định mặt hàng chủ lực trong quy hoạch mới. Ảnh: LT
Cá tra, một trong 4 ngành hàng được Đồng Tháp xác định mặt hàng chủ lực trong quy hoạch mới. Ảnh: LT

Song song đó, Đồng Tháp cũng triển khai nhanh, đồng bộ các quy hoạch về giao thông để đón cơ hội một cách chủ động. Theo đó, Đồng Tháp hướng kết nối giao thông giữa Đồng Tháp với các địa phương trong vùng, nhất là TP. Hồ Chí Minh và đặc biệt là kết nối giữa các đô thị, các vùng có lợi thế, khu công nghiệp trong tỉnh với nhau. Điều này không chỉ mang lại sự hài lòng cho người dân tại chỗ mà còn làm hài lòng doanh nghiệp đã đầu tư vào Đồng Tháp. Nói cách khác là kết nối sự hài lòng của người dân với sự hài lòng của doanh nghiệp trong mối tương quan biện chứng. Qua đó, thu hút thêm nhiều nhà đầu tư tiềm năng đến và gắn kết lâu dài với vùng nguyên liệu, với nông dân và góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.

Lục Tùng
TIN LIÊN QUAN

Quy hoạch vùng ĐBSCL: Tư duy mới, tầm nhìn mới, giá trị mới, cơ hội mới

Văn Sĩ - Thành Nhân |

Ngày 21.6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị công bố Quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại TP.Cần Thơ. Công bố Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Thống nhất triển khai thực hiện Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Thủ tướng Chính phủ chủ trì hội nghị công bố quy hoạch vùng ĐBSCL

Thành Nhân - Văn Sĩ |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị công bố Quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tổ chức tại TP.Cần Thơ.

Đồng Tháp kỳ vọng quy hoạch là tiền đề cho thịnh vượng, ấm no, hạnh phúc

Lục Tùng |

Đồng Tháp kỳ vọng quy hoạch Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) của Chính phủ là tiền đề giúp Đồng Tháp vươn tới thịnh vượng, ấm no, hạnh phúc

Bộ Tài chính xem xét tăng mức giảm trừ gia cảnh

Mai Ánh |

Bộ Tài chính đang tiến hành đánh giá lại mức giảm trừ gia cảnh theo kiến nghị của các cử tri từ 6 tỉnh, thành phố.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.