Dự án cầu Thủ Thiêm chậm như rùa: Giao thông qua hầm Thủ Thiêm ngày càng khó khăn

Huân Cao |

Hầm Thủ Thiêm (TPHCM) là cầu nối chính giữa quận 1 với quận 2, nên lưu lượng xe qua hầm ngày càng lớn gây tắc nghẽn. Trong khi đó, dự án cầu Thủ Thiêm 2,3,4 được xem là giải tỏa cho đường hầm lại đang triển khai chậm như rùa bò.

Cầu Thủ Thiêm 2 chậm tiến độ

Cầu Thủ Thiêm 2 (bắc qua sông Sài Gòn, nối quận 1 với quận 2) được khởi công vào tháng 2.2015 với tổng mức đầu tư gần 4.300 tỉ đồng. Công trình dự kiến hoàn thành và đưa vào sử dụng dịp 30.4.2018 năm nay.

Công trình được thiết kế theo cầu dây văng với 6 làn xe, dài 1.465m. Cầu được thiết kế có tuổi thọ 100 năm và chịu được động đất cấp 7. Công trình được đầu tư theo hình thức BT (đầu tư - chuyển giao), dự kiến xây dựng trong 30 tháng.

Thời điểm hoàn thành công trình đã qua đi, nhưng toàn bộ giá trị khối lượng công trình chỉ đạt 16%, dự kiến công trình phải lùi thời điểm hoàn thánh đến năm 2020.

 
 Thi công phần trụ chính Cầu Thủ Thiêm 2, công trình đang triền khai ì ạch do vướng khâu mặt bằng.
Nguyên nhân dẫn đến chậm tiến độ

Sáng 25.11, trao đổi với PV Báo Động, đại diện Công ty Đại Quang Minhh là chủ đầu tư công trình theo hình thức BT cho rằng, sở dĩ cầu Thủ Thiêm 2 bị chậm tiến độ là do khâu mặt bằng.

Phần lớn vường mắc mặt bằng đều nằm ở phía quận 1, chủ đầu tư chưa nhận được bàn giao mặt bằng nên không thể thi công đúng như kế hoạch.

“Công ty đã  kiến nghị  Sở GTVT, đến đầu tháng 11.2018 nếu có đủ mặt bằng để thi công thì dự án cầu Thủ Thiêm 2 sẽ hoàn thành vào tháng 4.2020. Ngược lại, tiến độ bàn giao mặt bằng càng chậm thì thời gian hoàn thành càng bị  kéo dài hơn” - đại diện Công ty Đại Quang Minh nói.

Ông Nguyễn Văn Tám - Phó Giám đốc Sở GTVT TPHCM xác nhận, tiến độ giải tỏa mặt bằng để bàn giao cho dự án hiện đang diễn ra quá chậm nên dẫn đến dự án bị chậm tiến độ.

"Trước tình hình giải tỏa chậm, Sở GTVT kiến nghị UBND TPHCM chỉ đạo các Sở, ngành  liên quan nhanh chóng tham mưu về công tác di dời, thu hồi đất để bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư" - lãnh đạo Sở GTVT nói.

 
 Sơ đồ dự án cầu Thủ Thiêm 2,3 và 4. 

Cầu Thủ Thiêm 3 và 4 vẫn nằm trên giấy

Để ra vào trung tâm TPHCM, người dân sống ở quận 2, 9, Thủ Đức và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu… hầu như phải đi qua hầm Thủ Thiêm. Sở dĩ nhiều người chọn hướng đi này vì đây là hướng đi ngắn nhất, nhanh nhất và tiện lợi nhất.

Chính vì vậy, đã gây ách tắc ở khu vực đường Mai Chí Thọ và  hầm Thủ Thiêm trong thời gian qua, chỉ cần một sự cố nhỏ tại hầm là có thể gậy kẹt cứng toàn bộ khu Đông.

Trao đổi với PV Báo Lao Động, TS Phạm Sanh - chuyên gia quy hoạch giao thông cho rằng, việc xây dựng các cây cầu kết nối giữa quận 1 với quận 2 là hướng quy hoạch đúng.

“Tuy nhiên, ngành GTVT nên có tầm nhìn lâu dài khi phát triển hạ tầng giao thông khu Đông, đầu tư xây nhiều cầu kết nối nhưng nếu thiếu tính liên kết với hạ tầng hiện hữu thì sẽ gây lãng phí và không giải quyết hết vấn đề ùn tắc khu này” – TS Phạm Sanh nói.

Được biết, dự án cầu Thủ Thiêm 3 bắt đầu từ đường Tôn Đản (quận 4) nối với khu đô thị mới Thủ Thiêm, được TPHCM giao cho các đơn vị liên quan lập đề xuất dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP). Tính đến thời điểm hiện tại, dự án chỉ nằm trên giấy, chưa xác định thời gian khởi công và hoàn thành.

Cùng “số phận” như cầu Thủ Thiêm 3, dự án cầu Thủ Thiêm 4 nối khu vực quận 7 với quận 2 vẫn còn trong giai đoạn đề xuất đầu tư.

Cầu Thủ Thiêm 2 chậm tiến độ, cầu Thủ Thiêm 3 và 4 thì còn nằm trên giấy, nên người dân khu Đông có khả năng phải "sống chung" với kẹt xe khi qua hầm Thủ Thiêm trong một thời gian dài.

Huân Cao
TIN LIÊN QUAN

Ai phải bồi thường cho sự cố sập giàn giáo trước cửa hầm Thủ Thiêm?

Nam Dương (ghi) |

Sự cố sập giàn giáo trước cửa hầm Thủ Thiêm tại TPHCM sáng 16.10 khiến giao thông khu vực phía Đông thành phố tê liệt nhiều giờ liên tục, mà nguyên nhân ban đầu được cho là một xe tải chở hàng cồng kềnh vướng vào giàn giáo và gây sập (được camera ghi lại). Câu hỏi đặt ra, ai sẽ phải bồi thường cho những thiệt hại của sự cố này?

Nguyên nhân sập hầm Thủ Thiêm, nhà trường cho trẻ ăn cơm gạo mốc được tìm đọc nhiều nhất ngày

Hà Phương - Tan |

Xác định nguyên nhân chính gây sập hầm Thủ Thiêm; Phát hiện nhà trường cho trẻ ăn cơm nấu từ gạo mốc; Sĩ Thanh bị chỉ trích vì bộ ảnh cưới phản cảm;... là những tin chính đáng chú ý nhất trong 24h qua.

Từ vụ sập giàn giáo trước cửa hầm Thủ Thiêm: Bộc lộ những “lỗ hổng” nguy hiểm

HUYỀN TRÂN |

Sự cố xe tải làm sập khung giàn giáo mái che phục vụ công tác thi công lao dầm Cầu 19 băng ngang trước cửa hầm Thủ Thiêm sáng 15.10, đã khiến giao thông khu vực cửa ngõ phía Đông TPHCM tê liệt gần 5 giờ đồng hồ.

Vụ cô giáo xin hỗ trợ laptop, học sinh đã đi trở học lại

Chân Phúc |

TPHCM - Số học sinh vắng học ngày 30.9, liên quan đến vụ cô giáo xin hỗ trợ laptop tại Trường Tiểu học Chương Dương đã đi học đầy đủ vào hôm nay 1.10.

Dự báo mới nhất đường đi và cường độ siêu bão số 5 Krathon

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết siêu bão số 5 Krathon ở trên vùng biển đông bắc của khu vực Bắc Biển Đông sẽ di chuyển chậm theo hướng tây tây bắc trong 24 giờ tới.

Một cơ sở đúc cọc bêtông không phép ngày đêm hành dân

NGUYỄN TRƯỜNG |

Ninh Bình - Một cơ sở đúc cọc bêtông không phép nằm ngay trong khu dân cư, ngày đêm hoạt động gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của hàng trăm hộ dân.

Lý do người dân không đồng tình vụ bồi thường bò sữa bị chết

HOÀI THANH |

Lâm Đồng - Nhiều hộ gia đình có bò sữa bị chết sau khi tiêm vaccine phòng bệnh cho rằng, mức giá bồi thường công ty đưa ra rất thấp, khó tái đầu tư lại.

TPHCM nâng đường nối 3 quận lên cao độ 2,1m để chống ngập

NHƯ QUỲNH |

Ngoài việc xây dựng bờ kè, TPHCM sẽ nâng mặt đường Trần Xuân Soạn theo cao độ quy hoạch 2,1m để ứng phó tình trạng ngập úng suốt nhiều năm qua.