Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông: 681 lao động chờ việc, chuyên gia tư vấn Pháp vẫn chưa sang

Đặng Tiến |

Sau 11 năm phê duyệt, 8 năm thi công đến nay dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã hoàn công và đang chờ các đơn vị liên quan đang thực hiện công tác nghiệm thu quyết toán và bàn giao. Nhưng việc bàn giao này không biết đến bao giờ mới thực hiện xong vì nhiều lý do và người dân thủ đô vẫn đang “dài cổ” chờ ngày đoàn tàu chạy thương mại.

681 lao động vẫn ngồi chơi chờ việc

Theo Giám đốc Ban quản lý dự án đường sắt - ông Vũ Hồng Phương, hiện các bên đang quyết tâm thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là phải hoàn thiện và đưa vào khai thác thương mại trong năm 2020. Các bên đang tập trung vào công tác nghiệm thu và tổ chức đưa chuyên gia Trung Quốc sang để căn chỉnh và vận hành thử toàn hệ thống.

Sau khi đánh giá an toàn toàn hệ thống xong sẽ tiến hành nghiệm thu toàn dự án. Do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, hiện mới chỉ các nhà quản lý của tổng thầu còn các chuyên gia vận hành vẫn chưa sang Việt Nam được. Khó khăn chính hiện nay là việc hoàn thiện các thủ tục theo quy định để nghiệm thu và việc đưa nhân sự sang.

Đại diện tổng thầu Trung Quốc - ông Đường Hồng, Giám đốc dự án Cát Linh - Hà Đông cho biết, công trình đã hoàn công, hiện các đơn vị liên quan đang thực hiện công tác nghiệm thu quyết toán và bàn giao. Do dịch bệnh COVID-19, khiến nhiều nhân sự là chuyên gia người Trung Quốc chưa sang được Việt Nam (hiện mới có 34/150 nhân sự sang Việt Nam) đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ của dự án.

Theo đại diện Bộ GTVT, hiện các nhân sự của Tổng thầu, Tư vấn giám sát, Tư vấn đánh giá an toàn hệ thống (Tư vấn ACT) vẫn chưa thể sang Việt Nam tiếp tục thực hiện dự án do khó khăn trong các thủ tục cấp visa, vận chuyển đưa đón nhân sự, cách ly phòng chống dịch bệnh. Trong thời gian tới Tổng thầu sẽ đưa chuyên gia vận hành sang để thực hiện công tác vận hành và bàn giao. Tuy nhiên, khó khăn nhất hiện nay là kinh phí và tốc độ nghiệm thu của chủ đầu tư và hiện hai bên đang trao đổi, nghiên cứu phương án giải quyết.

Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Vũ Hồng Trường - Tổng Giám đốc Cty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Metro Hà Nội), hiện các chuyên gia Trung Quốc đã sang và đang tiến hành các bước công việc nghiệm thu dự án. Cũng theo ông Vũ Hồng Trường, hiện 681 lao động của đơn vị vẫn đang nghỉ chờ việc không hưởng lương, do đó rất mong công trình dự án đưa sớm đưa vào hoạt động để đảm bảo đời sống và giữ chân người lao động.

Trách nhiệm của chủ đầu tư

Theo đại diện Bộ GTVT, hiện dự án đã cơ bản hoàn thành công tác xây dựng, lắp đặt thiết bị, hiện đang hoàn thiện hồ sơ, thủ tục pháp lý; vận hành thử toàn hệ thống và đánh giá an toàn hệ thống. Theo Bộ trưởng Bộ GTVT - ông Nguyễn Văn Thể, về cơ bản trách nhiệm trước tiên thuộc về các chủ đầu tư. Tuy nhiên, các yếu tố chủ quan khác như chậm giải phóng mặt bằng, tái định cư kéo dài, thiếu mặt bằng sạch bàn giao cho nhà thầu thi công là nguyên nhân chính dẫn đến chậm tiến độ tại nhiều dự án, đặc biệt là các dự án đường sắt đô thị. Trách nhiệm này, thuộc địa phương, chủ đầu tư thực hiện công tác giải phóng mặt bằng.

Liên quan đến việc tăng tổng mức đầu tư dự án, đại diện Bộ GTVT cho rằng, nguyên nhân chính là do chất lượng công tác lập, thẩm định dự án đầu tư. Đặc biệt đối với các dự án đường sắt đô thị, do chưa có kinh nghiệm với loại hình mới này nên tư vấn lập dự án tính toán tổng mức đầu tư chưa xác thực với tình hình thực tế, phải điều chỉnh nhiều nội dung thiếu sót và chưa phù hợp trong thiết kế cơ bản ban đầu (như điều chỉnh mặt bằng và kết cấu nhà ga ngầm; kết cấu nhịp cầu cạn của đoạn tuyến đi trên cao; bổ sung kết cấu nhà ga ngầm...).

Ngoài ra, yêu cầu điều chỉnh quy mô đầu tư cũng dẫn đến tình trạng tăng tổng mức đầu tư mà trách nhiệm thuộc về chủ đầu tư, tư vấn thực hiện dự án...

Bên cạnh đó, các quy định giữa Việt Nam và Trung Quốc về tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy phạm trong thiết kế, thi công, dự toán khác nhau, nên khó thống nhất điều hành, tổ chức thi công. Thiết kế cơ sở ban đầu sơ sài, chưa lường hết quy mô, công năng, nên phải điều chỉnh nhiều lần thiết kế kỹ thuật; dự án phụ thuộc vào nhà tài trợ phê duyệt hợp đồng, cấp hiệu lực cho Hiệp định vay vốn bổ sung kéo dài, trong khi China Eximbank là cơ quan quản lý, cấp vốn vay lại không có đại diện thường trú tại Việt Nam… và đặc biệt là Tổng thầu EPC - Tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc chưa có kinh nghiệm thực hiện dự án tổng thể theo hình thức hợp đồng EPC.

Cho đến ngày hôm qua, 8.10, các chuyên gia tư vấn của Công ty tư vấn ACT của Pháp - tư vấn đánh giá an toàn độc lập dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông cũng chưa sang Việt Nam để đánh giá an toàn dự án, khi đó dự án mới có thể triển khai chạy thử.

Theo Bộ GTVT, dự án có thể đưa vào vận hành thử nghiệm hay không phụ thuộc vào kết quả đánh giá của tư vấn ATC.

Đặng Tiến
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội chỉ tiếp nhận đường sắt Cát Linh – Hà Đông sau khi được nghiệm thu

Nguyễn Hà |

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, liên quan đến dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông, Hà Nội chỉ tiếp nhận sau khi công trình đã được nghiệm thu và bàn giao an toàn.

Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông: 28 chuyên gia Trung Quốc đã sang Việt Nam

đặng tiến |

Theo đại diện Tổng thầu EPC, hiện đã có 28 chuyên gia Trung Quốc sang làm việc tại dự án và đang cách ly theo quy định. Các chuyên gia sẽ chờ tư vấn ACT của Pháp sang thì cùng họp với với Metro Hà Nội vận hành thử và đánh giá chất lượng của toàn bộ hệ thống.

Trồng rau, bán nước dưới công trình tỉ đô Cát Linh – Hà Đông

Hải Nguyễn |

Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông khởi công cả chục năm, qua với  hàng chục lần lỡ hẹn với người dân Thủ đô và đến nay cũng không ai dám chắc khi nào dự án mới đưa vào hoạt động. Những thiết bị, hạng mục công trình tỉ đô đã bắt đầu xuống cấp trước khi đưa vào vận hành.

Bộ Tài chính xem xét tăng mức giảm trừ gia cảnh

Mai Ánh |

Bộ Tài chính đang tiến hành đánh giá lại mức giảm trừ gia cảnh theo kiến nghị của các cử tri từ 6 tỉnh, thành phố.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.