Đưa vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung phát triển nhanh và bền vững

Mai Hương |

Đà Nẵng - Chiều 17.3, Diễn đàn Kinh tế - Tài chính 2023 với chủ đề: "Huy động các nguồn lực phát triển nhanh, bền vững vùng kinh tế trọng điểm miền Trung" đã diễn ra tại Đà Nẵng.

Quy mô nền kinh tế vùng còn nhỏ

Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung (gồm Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định) là một trong 4 vùng kinh tế trọng điểm của cả nước.

TS. Phạm Thu Phong - Tổng Biên tập Thời báo Tài chính Việt Nam cho biết, định hướng và chính sách phát triển vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung đã được các địa phương nội vùng triển khai tích cực và đã đạt được những thành quả đáng kể trong phát triển kinh tế.

 
Toàn cảnh Diễn đàn Kinh tế - Tài chính 2023 diễn ra tại Đà Nẵng. Ảnh: Mai Hương

Các địa phương trong vùng đã có những nỗ lực mạnh mẽ, chủ động khai thác lợi thế, phát huy triệt để nội lực, tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế. Kinh tế các tỉnh nội vùng đã dần thoát khỏi tình trạng kém phát triển, tỉ lệ hộ nghèo giảm đáng kể.

Tuy nhiên, quá trình phát triển thời gian qua cũng cho thấy, vai trò động lực, chức năng đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung cho sự phát triển chung của cả khu vực Miền Trung và Tây Nguyên còn nhiều hạn chế.

Quy mô nền kinh tế vùng còn nhỏ và chiếm tỷ trọng khá thấp trong nền kinh tế cả nước. Đóng góp của Vùng vào quy mô chung của cả nước vẫn còn thấp, tăng trưởng của các địa phương trong vùng chưa đồng đều.

Hoạt động liên kết còn nhiều hạn chế, kết nối về đầu tư còn thiếu đồng bộ, chưa tận dụng được lợi thế riêng của từng địa phương...

Theo TS. Huỳnh Huy Hòa - Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Kinh tế - xã hội Đà Nẵng, trong gần 20 năm hình thành và phát triển, vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung cũng đã đạt được một số thành tựu phát triển nhất định.

TS. Huỳnh Huy Hòa - Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Kinh tế - xã hội Đà Nẵng. Ảnh: Mai Hương
TS. Huỳnh Huy Hòa - Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Kinh tế - xã hội Đà Nẵng phát biểu tại diễn đàn. Ảnh: Mai Hương

Tuy vậy, so với kỳ vọng đặt ra, vùng chưa có nhiều nổi trội hơn so với các tiểu vùng khác của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, đóng góp của Vùng vào quy mô chung của cả nước vẫn còn thấp, năng lực nội sinh của Vùng còn yếu nên chưa thể hiện rõ vai trò là vùng kinh tế động lực.

"Đóng góp của "đầu tàu" - TP.Đà Nẵng với Vùng dưới mức kỳ vọng, thấp hơn hai tỉnh Quảng Nam và Bình Định.

Trong 5 tỉnh, chỉ có 2 tỉnh là Quảng Ngãi, Quảng Nam có dự án động lực, thúc đẩy sự phát triển vùng" - TS. Huỳnh Huy Hòa cho hay.

Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực

Trước những hạn chế, TS. Huỳnh Huy Hòa cho rằng, trong bối cảnh chung về cơ hội phát triển nhanh và bền vững của đất nước, Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung cần có quyết tâm chính trị cao, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để biến những địa phương nhiều tiềm năng nhưng chậm phát triển thành vùng đất phồn vinh trong 15-20 năm tới, rút ngắn khoảng cách phát triển so với kinh tế hai đầu Bắc, Nam.

"Trong 10-15 năm tới cần huy động mọi nguồn lực để đạt tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 9-10%/năm, nếu không muốn tiếp tục trở thành vùng trũng trong sự phát triển chung của đất nước, trở thành địa bàn rơi vào "bẫy thu nhập trung bình" sớm nhất" - TS. Huỳnh Huy Hòa nhấn mạnh.

TS. Nguyễn Thanh Nga - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính - Bộ Tài chính cho rằng, cần rà soát, nghiên cứu và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật về tài chính có tính đến yếu tố đặc thù của vùng, qua đó giải quyết những nút thắt, giúp huy động tối đa nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung nói riêng.

Cùng với đó, hoàn thiện chính sách thu gắn với cấu lại thu ngân sách nhà nước theo hướng bao quát toàn bộ các nguồn thu, nhất là các nguồn thu mới, phù hợp với thông lệ quốc tế, tăng tỷ trọng thu nội địa, khai thác tốt thu thuế từ tài nguyên đi cùng với công tác bảo vệ môi trường.

"Ngoài ra, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển khoa học, công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo; tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo.

Rà soát, bổ sung các chính sách khuyến khích, ưu đãi để thu hút các dự án đầu tư từ các nhà đầu tư lớn" - TS. Nguyễn Thanh Nga cho hay.

Mai Hương
TIN LIÊN QUAN

Miền Trung trỗi dậy sau đại dịch COVID-19

Thanh Hải |

Sau hơn 2 năm dịch bệnh COVID-19, các địa phương trong cả nước nói chung và Miền Trung-Tây Nguyên nói riêng đã hối hả phục hồi sản xuất, phát triển kinh tế. Năm 2022 là năm bản lề đánh dấu sự phục hồi và phát triển trên các mặt kinh tế - xã hội, chỉ số tăng trưởng của các tỉnh thành miền Trung đều vượt bậc...

Kinh tế Đà Nẵng tăng 14%, dẫn đầu vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

THUỲ TRANG |

Đà Nẵng - GRDP cả năm 2022 của thành phố ước tăng 14,05% so với năm 2021; tăng 15,34% so với năm 2020 và tăng 6,34% so với năm 2019. Đà Nẵng cũng là địa phương đang dẫn đầu vùng kinh tế trọng điểm miền Trung cả về tốc độ và quy mô.

Nhiều giải pháp tăng cường liên kết vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Thanh Chung |

Quảng Nam - Tại tọa đàm "Liên kết phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trong bối cảnh mới" ngày 1.7, các chuyên gia kinh tế đã đưa ra nhiều giải pháp để phát triển liên kết vùng.

Giám đốc VP đăng ký đất đai nói về vụ thu hồi hơn 300 sổ đỏ

Hoài Phương |

Bình Định - Về việc thu hồi hơn 300 sổ đỏ cấp sai, Giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai huyện Phù Mỹ khẳng định thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Vụ việc của ông Thích Chân Quang chưa xử lý thỏa đáng

PHẠM ĐÔNG |

Vụ việc của ông Thích Chân Quang là "học giả, bằng thật" ở cấp đào tạo trình độ cao nhất nhưng chưa được xử lý thỏa đáng, minh bạch.

Giá thuê mặt bằng bán lẻ tăng trưởng khả quan

Bảo Bảo |

Thị trường mặt bằng bán lẻ tại TPHCM tiếp tục phát triển với giá chào thuê trung bình tăng nhẹ khoảng 2 - 3% theo năm.

Cầu độc đạo ngập trong biển nước, người dân chờ thông xe

Trần Bùi |

Yên Bái - Cầu Làng Bằng dẫn vào thôn Khe Lép, xã Xuân Tầm, huyện Văn Yên vẫn ngập sâu sau bão lũ.

Chiết khấu xăng dầu "rơi tự do", lo đứt gãy nguồn cung

Anh Tuấn |

Nhiều doanh nghiệp bán lẻ, phân phối xăng dầu đứng ngồi không yên trước nguy cơ thua lỗ trở lại do bị doanh nghiệp đầu mối "bóp" chiết khấu xăng dầu.

Miền Trung trỗi dậy sau đại dịch COVID-19

Thanh Hải |

Sau hơn 2 năm dịch bệnh COVID-19, các địa phương trong cả nước nói chung và Miền Trung-Tây Nguyên nói riêng đã hối hả phục hồi sản xuất, phát triển kinh tế. Năm 2022 là năm bản lề đánh dấu sự phục hồi và phát triển trên các mặt kinh tế - xã hội, chỉ số tăng trưởng của các tỉnh thành miền Trung đều vượt bậc...

Kinh tế Đà Nẵng tăng 14%, dẫn đầu vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

THUỲ TRANG |

Đà Nẵng - GRDP cả năm 2022 của thành phố ước tăng 14,05% so với năm 2021; tăng 15,34% so với năm 2020 và tăng 6,34% so với năm 2019. Đà Nẵng cũng là địa phương đang dẫn đầu vùng kinh tế trọng điểm miền Trung cả về tốc độ và quy mô.

Nhiều giải pháp tăng cường liên kết vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Thanh Chung |

Quảng Nam - Tại tọa đàm "Liên kết phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trong bối cảnh mới" ngày 1.7, các chuyên gia kinh tế đã đưa ra nhiều giải pháp để phát triển liên kết vùng.