Hà Nội: Chợ cá Yên Sở rực sắc đỏ cá chép trước ngày cúng ông Táo

PHẠM ĐÔNG - VĨNH HOÀNG |

Trước ngày cúng ông Công ông Táo, chợ cá Yên Sở (Hoàng Mai, Hà Nội) vẫn ngập tràn sắc đỏ, tuy nhiên không khí có phần vắng lặng hơn so với mọi năm. Giá cá chép đỏ giảm mạnh, các tiểu thương dự đoán năm nay lượng cá bán ra sẽ giảm một nửa.

Rạng sáng thường là thời điểm "vàng" tại chợ cá Yên Sở. Cá tại chợ này sẽ được tiểu thương mang đi tiêu thụ khắp nơi trên địa bàn Hà Nội và các địa phương lân cận.

3h sáng 13.1 (ngày 22 tháng Chạp), chợ cá Yên Sở vẫn rực sắc đỏ của hàng trăm ngàn con cá chép để phục vụ nhu cầu người dân Thủ đô tiễn ông Táo về trời. Hàng trăm tiểu thương từ các chợ lớn nhỏ khác trên địa bàn thành phố đã đổ về đây mua bán cá.

Quang cảnh chợ cá Yên Sở lúc 3h ngày 13.1. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Quang cảnh chợ cá Yên Sở lúc 3h ngày 13.1. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Phần lớn cá chép có mặt tại chợ cá Yên Sở được nhập từ các làng nghề nuôi cá ở các tỉnh thành gần Hà Nội như Thủy Trầm (Phú Thọ) hoặc Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định...

Tại chợ cá Yên Sở, có 2 loại cá chép được bán chủ yếu phục vụ cho lễ cúng ông Công, ông Táo là cá chép đỏ và cá chép vàng.

So với cá chép vàng thì cá chép đỏ được nhiều người lựa chọn hơn bởi cá khỏe, màu sắc tươi tắn.
So với cá chép vàng thì cá chép đỏ được nhiều người lựa chọn hơn bởi cá khỏe, màu sắc tươi tắn.
So với cá chép vàng thì cá chép đỏ được nhiều người lựa chọn hơn bởi cá khỏe, màu sắc tươi tắn. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Cá chép sau khi được nhập về chợ từ các địa phương nuôi trồng sẽ được thả xuống các chậu nước lớn sục oxy, đảm bảo duy trì sự sống cho cá. Giữa ngày đông giá lạnh tê buốt, những người lao động ở chợ cá Yên Sở vẫn mặc áo mưa, tay trần bắt cá.

Lượng cá năm nay đổ buôn tại đây tăng nhiều so với mọi năm vì dịch bệnh COVID-19 đã được kiểm soát, việc lưu thông hàng hóa dễ dàng hơn.

Khi xe hàng chở cá vào chợ, cá sẽ được đưa vào cân, rồi được phân loại cá lớn, nhỏ. Các máy sục nước được bố trí dày đặc, sử dụng hết công suất để duy trì sự sống cho cá.
Khi xe hàng chở cá vào chợ, cá sẽ được đưa vào cân, rồi được phân loại cá lớn, nhỏ. Các máy sục nước được bố trí dày đặc, sử dụng hết công suất để duy trì sự sống cho cá.
Khi xe hàng chở cá vào chợ, cá sẽ được đưa vào cân, rồi được phân loại cá lớn, nhỏ. Các máy sục nước được bố trí dày đặc, sử dụng hết công suất để duy trì sự sống cho cá. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Những chú cá khỏe mạnh được các tiểu thương lựa chọn theo kích cỡ, nhu cầu để cung ứng ra ngoài thị trường phục vụ người dân trong ngày tiễn ông Táo về trời. Loại cá chọn tại chợ có giá khoảng 90-120.000 đồng/kg, còn mua theo kg múc lên thì giá chỉ khoảng 60.000 đồng/kg.

Tiểu thương tay trần bắt cá.
Tiểu thương tay trần bắt cá.
Tiểu thương tay trần bắt cá. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Theo các tiểu thương kinh doanh trong chợ, giá thành cá chép năm nay có nhiều biến động so với năm ngoái, thậm chí còn rẻ hơn từ 4-5 lần tùy từng loại và chất lượng cá. Việc này khiến nhiều tiểu thương than lỗ nặng do cá đã đặt từ trước, giá bán ra lại quá rẻ.

"Năm ngoái dịch COVID-19 bùng phát mạnh, việc đi lại của tiểu thương từ tỉnh này sang tỉnh khác gặp nhiều khó khăn hơn khiến giá cá chép tăng cao. Năm nay nguồn cung nhiều, đi lại dễ dàng khiến giá cá giảm sâu" - bà Nguyễn Thị Đào (50 tuổi, Yên Sở, Hoàng Mai) nói và lấy dẫn chứng cùng một loại cá chép đỏ Hải Dương năm ngoái được bán với giá 300.000 đồng, năm nay chỉ còn từ 60-80.000 đồng/kg.

Cá chép năm nay rẻ hơn so với những năm trước.
Cá chép năm nay rẻ hơn so với những năm trước.
Cá chép năm nay rẻ hơn so với những năm trước.
Cá chép năm nay rẻ hơn so với những năm trước. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Cũng theo tiểu thương, mọi năm, cứ đến gần Tết ông Công - ông Táo, chợ cá Yên Sở lại tấp nập bởi các tiểu thương và người dân tìm tới mua cá chép đỏ. Năm nay, ngày 23 tháng Chạp vào ngày cuối tuần (thứ bảy) nên tiểu thương đều mong muốn sẽ bán hết số lượng cá đã nhập và đặt cọc.

Các tiểu thương nhỏ, lẻ tranh thủ đi chợ sớm để chọn được những mẻ cá đẹp nhất mang về các chợ dân sinh bán phục vụ bà con mua cá chép cúng ông Công, ông Táo. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Các tiểu thương nhỏ, lẻ tranh thủ đi chợ sớm để chọn được những mẻ cá đẹp nhất mang về các chợ dân sinh bán phục vụ bà con mua cá chép cúng ông Công, ông Táo. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Các tiểu thương nhỏ, lẻ tranh thủ đi chợ sớm để chọn được những mẻ cá đẹp nhất mang về các chợ dân sinh bán phục vụ bà con mua cá chép cúng ông Công, ông Táo. Ảnh: Vĩnh Hoàng
PHẠM ĐÔNG - VĨNH HOÀNG
TIN LIÊN QUAN

Có nên phóng sinh cá Koi thay vì cá chép ngày ông Công, ông Táo?

Hải Minh |

Hiện nay, không ít gia đình đã chọn thả cá Koi phóng sinh thay vì cá chép ngày lễ tiễn ông Công, ông Táo về chầu trời.

Về làng nghề nuôi cá chép đỏ ở Phú Thọ những ngày cận Tết

Tô Công |

Phú Thọ - Làng nghề cá chép đỏ Thủy Trầm (xã Tuy Lộc, huyện Cẩm Khê) nổi tiếng xa gần với thương hiệu cá chép đỏ, phục vụ nhu cầu của người dân các tỉnh phía Bắc và một số tỉnh miền Trung trong dịp Tết ông Công ông Táo (ngày 23 tháng Chạp).

Làng nuôi cá chép đỏ cung ứng hàng chục tấn cá mỗi dịp Tết Nguyên đán

Nguyễn Thúy |

Làng Thủy Trầm (xã Tuy Lộc, huyện Cẩm Khê, Phú Thọ) được xem là thủ phủ cá chép đỏ lớn của các tỉnh phía Bắc. Hằng năm cứ vào cận ngày 23 tháng Chạp (tức ngày ông Công ông Táo), người dân nơi đây lại tất bật xuống ao quăng chài, thả lưới, bắt cá.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.