Hà Nội nới lỏng giãn cách, chốt tự quản "vùng xanh" hoạt động thế nào?

Phạm Đông |

Việc duy trì các chốt tự quản "vùng xanh" tại các thôn, xóm, tổ dân phố, khu dân cư ở Hà Nội để kiểm soát di biến động của người dân; duy trì hoạt động của các "pháo đài" chống dịch.

Từ ngày 21.9, thành phố Hà Nội bãi bỏ quy định phân vùng, không kiểm soát giấy đi đường, nhiều địa phương dỡ bỏ các chốt phòng dịch ở khu dân cư. Tuy vậy, các quận, huyện, thị xã của thành phố vẫn tiếp tục duy trì các chốt tự quản chống dịch với nhiệm vụ giữ vững “vùng xanh”.

Ghi nhận ngày 25.9 tại ngõ 169 Kim Mã (Ba Đình), chốt tự quản “vùng xanh" vẫn được duy trì để kiểm soát di biến động của người dân; duy trì hoạt động của tổ COVID-19 cộng đồng để chống dịch.

 
Duy trì chốt "vùng xanh" tại phường Kim Mã, quận Ba Đình.

Theo bà Nguyễn Thị Tâm - thành viên tổ tự quản tại đây, mặc dù nới lỏng giãn cách nhưng địa phương vẫn duy trì hoạt động như ban đầu. Lực lượng kiểm soát vẫn ghi tên người ra và vào trong khu dân cư, đo thân nhiệt mỗi người. Những người giao hàng cho dân cư trong ngõ cũng chỉ đứng bên ngoài, không được vào bên trong.

Bà Tâm mong muốn mỗi người dân đều có ý thức tự bảo vệ mình, bảo vệ gia đình và cộng đồng để cuộc sống trở lại bình thường. Còn trước mắt, các “pháo đài” chống dịch xác định nới lỏng nhưng không có nghĩa là buông lỏng. Trong trường hợp nếu có F0, F1 hay F2 thì lực lượng địa phương có thể truy vết cụ thể giờ vào, ngày vào địa bàn.

Thay vì kiểm soát giấy đi đường của người dân như trước, chốt tự quản giám sát chặt chẽ, nhất là người tạm trú, khách vãng lai. Tuy nhiên, điều khó khăn nhất với tổ COVID-19 cộng đồng vẫn là khắc phục tâm lý chủ quan của người dân tại chính địa bàn.

Chốt kiểm soát di biến động của người dân tại ngõ
Chốt kiểm soát di biến động của người dân tại ngõ 169 Kim Mã.

Cũng theo ghi nhận tại các chốt tự quản phường Dịch Vọng Hậu (quận Cầu Giấy), tổ COVID-19 cộng đồng áp dụng 2 hình thức khai báo y tế cho người dân thông qua ghi tên và quét mã QR code.

Bà Phạm Thị  Lan Phương - Tổ COVID-19 cộng đồng tại phố Trần Quốc Vượng (Dịch Vọng Hậu) cho biết, thời gian đầu khi hết giãn cách, người dân cũng thắc mắc không còn giấy đi đường, phiếu đi chợ thì lập chốt làm gì. Sau đó, những thành viên trực tại đây giải thích việc giữ chốt vùng xanh để quản lý nội bộ, kiểm soát di biến động.

Người dân khai báo y tế bằng cách quét mã QR khi ra vào chốt kiểm soát trên phố Trần
Người dân khai báo y tế bằng cách quét mã QR khi ra vào chốt kiểm soát trên phố Trần
Người dân khai báo y tế bằng cách quét mã QR khi ra vào chốt kiểm soát trên phố Trần Quốc Vượng.

Xác định mỗi xã phường là một "pháo đài" chống dịch, bà Phương cho biết, dù thành phố mới cơ bản kiểm soát được dịch bệnh nhưng đâu đó trong cộng đồng vẫn còn những ca F0 lẩn khuất. Do đó vẫn nên duy trì kiểm soát người ra vào thông qua việc khai báo y tế, giảm bớt gánh nặng cho lực lượng cấp trên.

"Khi không kiểm soát giấy đi đường, nhiều người dân cứ nghĩ rằng đã được ra đường một cách thoải mái. Chúng tôi vẫn tuyên truyền và khuyến cáo người dân chỉ đi ra ngoài khi có việc cần thiết. Chính vì vậy, các chốt vùng xanh được duy trì để làm nhiệm vụ đó" - bà Phương cho hay.

Hà Nội duy trì chốt tự quản “vùng xanh” tại các thôn, tổ dân phố.
Hà Nội duy trì chốt tự quản “vùng xanh” tại các thôn, tổ dân phố.
Hà Nội duy trì chốt tự quản “vùng xanh” tại các thôn, tổ dân phố.

Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Nguyễn Quốc Hoàn cho biết, để giữ vững thành quả chống dịch, thời gian tới, quận vẫn tiếp tục tập trung cao độ các biện pháp phòng, chống dịch, không được chủ quan, lơ là. Trong đó cần tiếp tục tập trung duy trì, bảo vệ chốt tự quản "vùng xanh" tại các thôn, xóm, làng, tổ dân phố, khu dân cư, để từng xã, phường, thị trấn thực sự là những “pháo đài” chống dịch.

Đồng thời, quận Hoàn Kiếm tiếp tục phát huy hiệu quả phong trào “Hộ tự phòng, số nhà tự quản”, duy trì tự quản cộng đồng, người dân tham gia chống dịch tại các ngõ, số nhà, duy trì các chốt “vùng xanh” tại các số nhà, ngõ, tổ dân phố để kiểm soát di biến động của người dân.

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Những cán bộ phường ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương giữ “pháo đài” chống dịch

NHÓM PV |

Cùng với cả guồng máy hối hả từ Trung ương tới địa phương, trong những ngày cao điểm chống dịch COVID-19, nhiều lãnh đạo xã, phường - nơi "pháo đài" chống dịch cũng đang căng mình, dồn hết sức lực, thời gian góp sức vào cuộc chiến cam go này.

Để người dân an tâm trong pháo đài chống dịch COVID-19

Lục Tùng |

Để người dân an tâm trong pháo đài 5T chống dịch COVID-19, rất cần giúp họ no cái bụng.

Ông Tây trực chốt "pháo đài" phòng, chống COVID-19 phường Ngọc Thuỵ

PHẠM ĐÔNG |

Từ đầu tháng 8 đến nay, người dân ra vào ngõ 424 Ngọc Thụy (Long Biên, Hà Nội) đều bày tỏ ngạc nhiên với hình ảnh một người nước ngoài cao ráo, gầy gò làm nhiệm vụ tại chốt kiếm soát dịch COVID-19 trên địa bàn. Anh tên là Benjamin Meyer - quốc tịch Pháp, người dân xung quanh thường gọi anh với cái tên trìu mến "Ông Tây trực chốt".

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Vụ sập cầu Phong Châu, tìm thấy 1 thi thể trong xe tải dưới sông

Tô Công |

Phú Thọ - Chiều 20.9, lực lượng chức năng trong quá trình trục vớt kết cấu cầu Phong Châu bị sập và phương tiện đã phát hiện 1 thi thể trong chiếc xe tải.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.