Hà Nội: Tuyến buýt 72 “dọa” tạm ngừng hoạt động vì lỗ

Minh Hạnh |

Số lượng hành khách sử dụng xe buýt miễn phí tăng đột biến đã làm sụt giảm doanh thu của đơn vị xe buýt trong khi mức trợ giá vẫn giữ nguyên đã khiến tuyến buýt thu không đủ bù chi. Đơn vị vận hành tuyến buýt số 72 (Bến xe Yên Nghĩa – Xuân Mai) vừa có văn bản kiến nghị Ủy ban Nhân dân và Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hà Nội xem xét điều chỉnh doanh thu trợ giá. Đồng thời cho biết, đến ngày 15.7.2020, các cơ quan chức năng không có hướng giải quyết, đơn vị buộc phải tạm ngừng phục vụ hành khách công cộng trên tuyến buýt này.

Theo Tổng giám đốc Công ty cổ phần ôtô vận tải Hà Tây - ông Nguyễn Quang Minh, từ 1.9.2019, thực hiện Nghị quyết số 07/2019/NQ-HĐND của Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội về việc “mở rộng đối tượng được sử dụng xe buýt miễn phí cho người cao tuổi” đã làm tăng đột biến số lượng hành khách sử dụng xe buýt miễn phí mà trước đây đang sử dụng vé lượt hoặc vé tháng ưu tiên, làm sụt giảm doanh thu của Công ty.

Cũng theo ông Minh, việc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội không đưa ra kế hoạch và thời gian cụ thể giải quyết việc tồn tại này đã làm ảnh hưởng rất lớn đến việc vận hành hoạt động tuyến xe buýt 72 của Công ty. Do đó, ngày 10.3.2020, Công ty đã có công văn gửi Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội về việc đề nghị điều chỉnh doanh thu trợ giá tuyến buýt 72 và đã được Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội có ý kiến chỉ đạo Sở Giao thông Vận tải tham mưu theo thẩm quyền. Tuy nhiên, ngày 29.6.2020, Sở Giao thông Vận tải đã có văn bản số 3598/SGTVT-KHTC phúc đáp nhưng đã không xét đến đề nghị cụ thể của Công ty về việc điều chỉnh doanh thu trợ giá.

Để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như thực hiện đúng các điều khoản trong hợp đồng đã ký giữa Công ty cổ phần ôtô vận tải Hà Tây và Trung tâm quản lý và điều hành giao thông đô thị Hà Nội. Nếu đến ngày 15.7.2020, các cơ quan chức năng không có ý kiến chính thức phúc đáp bằng văn bản về thời hạn cũng như hướng giải quyết, khi đó, Công ty cổ phần ôtô vận tải Hà Tây buộc phải tạm ngừng phục vụ hành khách công cộng trên tuyến buýt số 72.

Theo số liệu thống kê của Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, mạng lưới vận tải công cộng bằng xe buýt của Thủ đô Hà Nội gồm 126 tuyến, trong đó có 104 tuyến buýt trợ giá, 8 tuyến không trợ giá, 12 tuyến buýt kế cận và 2 tuyến City Tour. Đến tháng 5.2020, số phương tiện toàn mạng là 2.000 xe (buýt trợ giá là 1.681 xe). Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, 5 tháng đầu năm 2020, sản lượng vận tải hành khách công cộng xe buýt chỉ đạt 48,2% so với cùng kỳ năm 2019.

Thực trạng thu không đủ bù chi của buýt có trợ giá nhưng này cũng diễn ra đồng thời tại Thành phố Hồ Chí Minh khi mới đây, 10 đơn vị vận tải xe buýt đã cùng nhau kiến nghị Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và các Sở ngành thanh toán các khoản công nợ do trợ giá xe buýt. Theo các doanh nghiệp vận tải buýt trên, từ đầu năm 2020 đến nay, Trung tâm Quản lý giao thông công cộng Thành phố Hồ Chí Minh vẫn chưa ký hợp đồng đặt hàng với các doanh nghiệp xe buýt và chỉ ký hợp đồng nguyên tắc để nhận tiền tạm ứng trợ giá xe buýt. Vì vậy, các đơn vị đề nghị cần ký ngay hợp đồng đặt hàng năm 2020.

Minh Hạnh
TIN LIÊN QUAN

Nới lỏng giãn cách xã hội, tất cả tuyến buýt Hà Nội vận hành trở lại

Vương Trần |

Dự kiến, từ 23.4, tất cả các tuyến xe buýt ở Hà Nội vận hành trở lại với công suất khoảng 20-30%.

Lắp đặt dung dịch sát khuẩn trên tất cả xe buýt Hà Nội phòng dịch COVID-19

VƯƠNG TRẦN - CAO NGUYÊN |

Để đảm bảo an toàn cho hành khách di chuyển trên xe buýt mùa dịch COVID-19, tất cả các xe buýt tại Hà Nội đều được lắp đặt dung dịch sát khuẩn, nước rửa tay khô.

Xe buýt Hà Nội: Vô vàn bất cập

Đặng Tiến |

Số lượng điểm dừng xe buýt có nhà chờ trên địa bàn thành phố hiện chiếm tỉ lệ thấp nên đã hạn chế rất nhiều đến khả năng tiếp cận của hành khách. Trước thực tế đó, ngoài việc sử dụng vốn ngân sách đầu tư hơn 300 nhà chờ tại khu vực ngoại thành, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng khả năng tiếp cận của hành khách, nâng tỉ lệ người dân sử dụng xe buýt, từng bước hạn chế phương tiện giao thông cá nhân, UBND TP.Hà Nội đã có chủ trương kêu gọi, đa dạng hóa các hình thức đầu tư để phát triển hệ thống điểm dừng, nhà chờ xe buýt theo hướng đồng bộ, hiện đại.

Buýt Hà Nội: Cuộc đấu không cân sức với phương tiện cá nhân và xe công nghệ

Đặng Tiến |

Để thu hút được những người đang sử dụng xe máy (5,8 triệu) và ôtô (740 nghìn) sang sử dụng xe buýt là một thách thức, vì đầu tư hạ tầng chưa đồng bộ và phải đối mặt cạnh tranh với taxi/xe ôm công nghệ... Trong khi mỗi năm Hà Nội đang phải trợ giá cho xe buýt khoảng 1.000 tỉ đồng nhưng kết quả chưa được như kỳ vọng.

Thêm 1 nạn nhân vụ sập cầu Phong Châu được tìm thấy

Tô Công |

Phú Thọ - Thi thể được phát hiện trên sông Hồng sáng ngày 23.9 đã được xác định là 1 trong số các nạn nhân mất tích vụ sập cầu Phong Châu

Thấp thỏm sống trong chung cư "chống nạng" chờ sập ở Hà Nội

Linh Trang - Cao Thơm |

Sau bão số 3, những vết đứt gãy xuất hiện khắp nơi khiến nhiều hộ dân ở chung cư cũ A7 Tân Mai (Hà Nội) thấp thỏm lo sợ dãy nhà có thể đổ sập bất cứ lúc nào.

Bé trai 2 tuổi ở TPHCM tử vong sau bữa ăn trưa tại trường

Chân Phúc |

TPHCM - Bé trai 2 tuổi có biểu hiện bất thường khi đang ăn trưa, được giáo viên đưa tới bệnh viện cấp cứu nhưng tử vong sau đó.

LPB Ninh Bình thắng trận đầu tiên tại giải bóng chuyền các câu lạc bộ châu Á

NHÓM PV |

Chiều 23.9, LPB Ninh Bình đã đánh bại Monolith Sky Risers với tỉ số 3-0 tại giải bóng chuyền vô địch các câu lạc bộ châu Á 2024.

Nới lỏng giãn cách xã hội, tất cả tuyến buýt Hà Nội vận hành trở lại

Vương Trần |

Dự kiến, từ 23.4, tất cả các tuyến xe buýt ở Hà Nội vận hành trở lại với công suất khoảng 20-30%.

Lắp đặt dung dịch sát khuẩn trên tất cả xe buýt Hà Nội phòng dịch COVID-19

VƯƠNG TRẦN - CAO NGUYÊN |

Để đảm bảo an toàn cho hành khách di chuyển trên xe buýt mùa dịch COVID-19, tất cả các xe buýt tại Hà Nội đều được lắp đặt dung dịch sát khuẩn, nước rửa tay khô.

Xe buýt Hà Nội: Vô vàn bất cập

Đặng Tiến |

Số lượng điểm dừng xe buýt có nhà chờ trên địa bàn thành phố hiện chiếm tỉ lệ thấp nên đã hạn chế rất nhiều đến khả năng tiếp cận của hành khách. Trước thực tế đó, ngoài việc sử dụng vốn ngân sách đầu tư hơn 300 nhà chờ tại khu vực ngoại thành, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng khả năng tiếp cận của hành khách, nâng tỉ lệ người dân sử dụng xe buýt, từng bước hạn chế phương tiện giao thông cá nhân, UBND TP.Hà Nội đã có chủ trương kêu gọi, đa dạng hóa các hình thức đầu tư để phát triển hệ thống điểm dừng, nhà chờ xe buýt theo hướng đồng bộ, hiện đại.

Buýt Hà Nội: Cuộc đấu không cân sức với phương tiện cá nhân và xe công nghệ

Đặng Tiến |

Để thu hút được những người đang sử dụng xe máy (5,8 triệu) và ôtô (740 nghìn) sang sử dụng xe buýt là một thách thức, vì đầu tư hạ tầng chưa đồng bộ và phải đối mặt cạnh tranh với taxi/xe ôm công nghệ... Trong khi mỗi năm Hà Nội đang phải trợ giá cho xe buýt khoảng 1.000 tỉ đồng nhưng kết quả chưa được như kỳ vọng.