Hàng loạt vi phạm quy định về lao động tại Hãng Phim truyện Việt Nam

Đặng Tiến |

Theo LĐLĐ quận Tây Hồ (Hà Nội), ngoài việc không thực hiện đóng bảo hiểm cho người lao động, Hãng Phim truyện Việt Nam còn vi phạm các quy định về pháp luật lao động sau cổ phần hóa.

Quyền lợi người lao động phải đặt lên hàng đầu

Liên quan đến vụ việc gần 40 lao động, nghệ sĩ tại Hãng Phim truyện Việt Nam nhiều năm nay không có lương, không được đóng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm Y tế và Bảo hiểm thất nghiệp, trao đổi với PV Báo Lao Động, Chủ tịch Công đoàn Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch - ông Quản Văn Hải - cho biết, Công đoàn bộ đã nhận được nhiều phản ánh của người lao động tại Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Phim truyện Việt Nam.

Sau khi nhận đơn, Ban Thường vụ Công đoàn bộ đã họp và có văn bản đề nghị các cơ quan chức năng xử lý; có báo cáo Công đoàn Viên chức Việt Nam để xin phương án bảo vệ quyền lợi người lao động.

Đồng thời, Công đoàn bộ cũng đã nhiều lần đến làm việc với Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Phim truyện Việt Nam. Đây là doanh nghiệp cổ phần, vốn của Nhà nước dưới 30%, đang hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.

Tuy nhiên, cũng theo ông Hải, đây là vấn đề lớn và khó, cần có sự vào cuộc của các cơ quan chức năng với mục tiêu trên hết vẫn là bảo vệ quyền lợi người lao động.

Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động, Ban Thường vụ Công đoàn Bộ VHTTDL sẽ đề nghị doanh nghiệp cùng người lao động đối thoại để tìm cách tháo gỡ khó khăn.

Ngày 12.12.2023, PV Báo Lao Động làm việc với bà Nguyễn Bích Diệp - Phó Giám đốc BHXH quận Tây Hồ. Theo thông tin bà Diệp cung cấp, ngày 25.2.2019, BHXH quận Tây Hồ đã làm việc và đối chiếu bảng lương, bảng chấm công (chưa đầy đủ) thực tế tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Phim truyện Việt Nam.

Cụ thể, thời điểm tháng 12.2018, có 34 người có tên nhưng không hưởng lương trên bảng lương và không đủ ngày công (người có công cao nhất là 7 ngày công/tháng; người có công thấp nhất là 0 ngày công/tháng). Trong danh sách báo giảm của đơn vị với cơ quan BHXH quận có kê thiếu trường hợp ông Đào Hải Phong không có tên trong bảng công và trong bảng lương, không hưởng lương trong tháng 12.2018.

Hàng loạt vi phạm quy định về lao động

Qua thống kê của BHXH quận Tây Hồ, trước tháng 9.2018, Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Phim truyện Việt Nam có 59 lao động được tham gia BHXH, đến tháng 10.2018, giảm 31 lao động xuống còn 28 lao động. Đến thời điểm 30.11.2023 chỉ còn 9 lao động được đóng BHXH.

Theo bà Diệp, việc đơn vị không đóng bảo hiểm cho người lao động, cơ quan BHXH sẽ thực hiện theo quy định Luật BHXH. Những đơn vị nợ thời gian ngắn thì đôn đốc, những đơn vị cố tình trây ỳ thì sẽ lập đoàn thanh tra, kiểm tra.

Tại buổi kiểm tra của đoàn công tác liên ngành quận Tây Hồ ngày 25.2.2019, đại diện LĐLĐ quận Tây Hồ cũng chỉ ra hàng loạt sai phạm của đơn vị này như: Chưa có thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động chưa được đăng ký do thiếu thủ tục nhưng vẫn đang thực hiện. Việc không đóng BHXH, BHYT, BHTN công ty thực hiện bằng hình thức thông báo; công ty cũng chưa ký lại HĐLĐ với người lao động sau cổ phần và chưa lập thành phụ lục bổ sung vào HĐLĐ theo quy định của pháp luật lao động...

Theo biên kịch Hương Dung, mặc dù công đoàn công ty trực thuộc Công đoàn Bộ VHTTDL, nhưng đến nay đã hết nhiệm kỳ và phần lớn cán bộ công đoàn đã chuyển công tác, do đó những nội dung liên quan đến lao động, việc làm, quyền lợi hợp pháp của người lao động không được bảo vệ.

“Công đoàn Bộ VHTTDL cần tổ chức họp với lãnh đạo công ty và người lao động, bầu ra Ban chấp hành Công đoàn lâm thời để bảo vệ quyền lợi người lao động”- biên kịch Hương Dung cho hay.

Hãng Phim truyện Việt Nam tiến hành cổ phần hóa từ năm 2016. Từ đó đến nay, những lùm xùm xung quanh vấn đề tiền lương, chế độ BHXH và sử dụng cơ sở vật chất tại phố Thụy Khuê (Tây Hồ - Hà Nội) đã được báo chí phản ánh nhiều, song không có tiến triển.

Đặng Tiến
TIN LIÊN QUAN

Phải có phương án giải quyết quyền lợi lao động tại Hãng Phim truyện Việt Nam

Thế Đại - Minh Hạnh |

Đây là khẳng định của ông Quản Văn Hải – Chủ tịch Công đoàn Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo Lao Động về vụ việc người lao động tại Hãng Phim truyện Việt Nam không có lương và không được đóng bảo hiểm. Theo ông Hải, đây là vấn đề lớn, phức tạp, nhưng trên hết vẫn phải bảo vệ quyền lợi người lao động.

Người lao động Hãng Phim truyện Việt Nam có thể khởi kiện công ty để đòi quyền lợi

Đặng Tiến |

Từ khi cổ phần hóa đến nay, Hãng Phim truyện Việt Nam chưa tổ chức đại hội cổ đông, người lao động không biết số cổ phiếu được mua ưu đãi còn hay mất... Cùng với đó, nhiều quyền lợi hợp pháp chính đáng họ cũng đang bị xâm phạm nghiêm trọng.

Lao động tại Hãng Phim truyện Việt Nam mỏi mòn chờ lương hơn 60 tháng

Đặng Tiến |

Một thời vàng son với những bộ phim cách mạng kinh điển, nhưng chỉ sau cổ phần hóa vài năm, cơ sở hạ tầng của Hãng Phim truyện Việt Nam (VFS) đã trở nên suy tàn. Hàng nghìn tư liệu quý giá về mặt lịch sử tại hãng đang trong tình xuống cấp nghiêm trọng; nghệ sĩ, người lao động hơn 5 năm nay không có lương và không được đóng BHXH.

Nhà ở xã hội Hạ Đình chậm tiến độ, cò đất vẫn rao bán rầm rộ

Nhóm phóng viên |

Hà Nội - Dự án nhà ở xã hội thuộc khu đô thị Hạ Đình chậm tiến độ nhiều năm, thế nhưng, cò đất vẫn rao bán rầm rộ trên mạng xã hội.

Giá vàng đột ngột sụt giảm trước dữ liệu kinh tế Mỹ

Khương Duy |

Giá vàng thế giới đêm qua liên tục sụt giảm. Kim loại quý này đã đánh mất mốc tâm lý quan trọng 2.650 USD/ounce.

Bích Tuyền có thể chạm trán đối chuyền số 1 thế giới Paola Egonu

HOÀNG HUÊ |

Việc LPB Ninh Bình giành vé dự giải vô địch các câu lạc bộ thế giới 2024 giúp tay đập Bích Tuyền có cơ hội chạm trán đối chuyền số 1 thế giới Paola Egonu.

Tuần tra, mật phục xuyên đêm ngăn "trạc thải tặc" ở Hà Nội

Tô Thế |

Lực lượng bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở tại Hà Nội đã tuần tra, mật phục xuyên đêm ngăn nạn đổ trộm phế thải xây dựng (trạc thải - PV).

“Thủ phủ” phật thủ khô rụi do bão lũ

HUYỀN TRANG |

Hà Nội - Lũ trên sông Hồng ập đến bất ngờ khiến vườn cây phật thủ tại huyện Đan Phượng chết khô. Nhiều nông dân đau lòng khi đứng trước nguy cơ ‘‘trắng tay’’.

Phải có phương án giải quyết quyền lợi lao động tại Hãng Phim truyện Việt Nam

Thế Đại - Minh Hạnh |

Đây là khẳng định của ông Quản Văn Hải – Chủ tịch Công đoàn Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo Lao Động về vụ việc người lao động tại Hãng Phim truyện Việt Nam không có lương và không được đóng bảo hiểm. Theo ông Hải, đây là vấn đề lớn, phức tạp, nhưng trên hết vẫn phải bảo vệ quyền lợi người lao động.

Người lao động Hãng Phim truyện Việt Nam có thể khởi kiện công ty để đòi quyền lợi

Đặng Tiến |

Từ khi cổ phần hóa đến nay, Hãng Phim truyện Việt Nam chưa tổ chức đại hội cổ đông, người lao động không biết số cổ phiếu được mua ưu đãi còn hay mất... Cùng với đó, nhiều quyền lợi hợp pháp chính đáng họ cũng đang bị xâm phạm nghiêm trọng.

Lao động tại Hãng Phim truyện Việt Nam mỏi mòn chờ lương hơn 60 tháng

Đặng Tiến |

Một thời vàng son với những bộ phim cách mạng kinh điển, nhưng chỉ sau cổ phần hóa vài năm, cơ sở hạ tầng của Hãng Phim truyện Việt Nam (VFS) đã trở nên suy tàn. Hàng nghìn tư liệu quý giá về mặt lịch sử tại hãng đang trong tình xuống cấp nghiêm trọng; nghệ sĩ, người lao động hơn 5 năm nay không có lương và không được đóng BHXH.